Ba dấu hiệu “xấu đi” của trẻ phải sửa chữa trước khi con 12 tuổi
Nếu phát hiện ra con có xu hướng “đi xuống” về tính cách, cần can thiệp để có thể sửa chữa kịp thời, như vậy tương lai vẫn còn có cơ hội để thành công.
Cha mẹ muốn con cái lớn lên thành công, có trách nhiệm, tất nhiên không thể không chú trọng việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ từ khi còn nhỏ. Nếu phát hiện ra những tín hiệu cho thấy con ngày càng “xấu đi”, cần phải sửa chữa kịp thời, nếu không tương lai con rất thiệt thòi.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng: “Trẻ em 3 tuổi lập đức hạnh, 6 tuổi lập quy tắc, 12 tuổi lập giá trị”. Đây là phương pháp giáo dục tốt nhất mà cha mẹ có thể mang lại cho con cái.
Ảnh minh họa
Trước khi con 3 tuổi, cha mẹ nên nêu gương, chuẩn hóa lời nói và hành động để con học cách cư xử cơ bản: Chẳng hạn như tôn trọng người già và trẻ em, đối xử tốt với mọi người; lịch sự và văn minh…
Đứa trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu tuân thủ các quy tắc. Giáo sư Lý Mai Cẩn hiện đang công tác tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc chia sẻ, những lời cha mẹ dạy đều là “khuôn vàng thước ngọc” đối với trẻ trước 6 tuổi. Vì vậy, đây là thời điểm tốt nhất để uốn nắn, thiết lập kỷ luật. Còn thời gian sau, trẻ có xu hướng nổi loạn, không chịu nghe lời, càng lớn càng khó đặt ra nguyên tắc.
Những nguyên tắc cần dạy con trước 6 tuổi như không đe dọa cha mẹ bằng cách khóc lóc; Con không thể tránh khỏi thất bại. Vì vậy, ngay khi con còn nhỏ, hãy để con làm mọi việc trong khả năng; Không được phép nói dối; Không được phép ném đồ đạc khi tức giận…
Đến năm 12 tuổi, là thời kỳ quan trọng nhất mà trẻ xây dựng hệ thống giá trị, thiết lập tam quan, cha mẹ cần tận dụng thời kỳ hoàng kim này để trẻ xác định rõ hướng đi tương lai của mình, học cách tuân thủ các nguyên tắc.
Tóm lại, theo quan điểm của các chuyên gia giáo dục, trước 12 tuổi là một giai đoạn quan trọng trong cấu trúc của hệ giá trị trẻ em. Nếu phát hiện ra con có xu hướng “đi xuống” về tính cách, cần can thiệp để có thể sửa chữa kịp thời, như vậy tương lai vẫn còn có cơ hội để thành công.
Video đang HOT
Dấu hiệu “xấu đi” của trẻ
1. Ích kỷ, khả năng đồng cảm kém
Biểu hiện điển hình của những đứa trẻ này là xem mình như trung tâm, coi sự quan tâm của người khác là điều hiển nhiên, nhưng khi người khác cần giúp đỡ, chúng liền ngó lơ.
Từng có một trường hợp gây chú ý: Trong công viên nọ, có hai mẹ con đang chụp ảnh. Bé gái khoảng 8, 9 tuổi nhưng túi xách đồ đạc một tay mẹ lo, chỉ thảnh thơi đi lên phía trước. Người mẹ hơi khát, lấy ra một chai nước khoáng trong túi của con gái, nhưng mới uống một ngụm đã bị đứa trẻ ngăn cản: “Đây là nước của con, mẹ đừng uống”. Người mẹ chỉ mỉm cười, cất vội chai nước vào túi, còn nhắc con đi chậm kẻo ngã. Hành động của đứa trẻ và phản ứng của người mẹ khiến ai nấy không khỏi lo lắng.
Trên thực tế, đối với trẻ, học cách biết ơn, đồng cảm là một điều rất quan trọng. Nếu không chúng thường rất dễ dàng nảy sinh tâm lý những người khác tốt với mình là nghĩa vụ. Tương lai sau này khi ra xã hội rất khó để hòa đồng với mọi người.
2. Nổi loạn vô lý, trút giận lên người trong nhà
Những đứa trẻ này ở nhà tính tình nóng nảy, động một chút sẽ nổi giận với người trong nhà, còn có thể giơ tay đánh cha mẹ. Một số bậc phụ huynh đối mặt với một loạt các hành động “nổi loạn” của con cái thường chỉ mỉm cười hoặc la mắng vài câu, dường như nghĩ rằng đây chỉ là những điều nhỏ nhặt.
Nhưng sự qua loa hoặc bao dung không đúng cách của cha mẹ lại là “động lực” thúc đẩy tính cách nổi loạn, nóng nảy của trẻ sau này. Mỗi lần ở bên ngoài tức giận, trẻ đều đem lửa giận phát tiết lên người nhà.
3. Bắt đầu nói dối và luôn trốn tránh trách nhiệm
Ví dụ, rõ ràng là bản thân trẻ ở trường không nghe lời bị giáo viên khiển trách, nhưng sau đó ở trước mặt cha mẹ đổ lỗi giáo viên, trách cô “quá nghiêm khắc, nhiều chuyện”, làm xấu mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh hòng trốn tránh sai lầm của bản thân. Hoặc mâu thuẫn với bạn cùng lớp, rõ ràng là mình sai nhưng trước mặt giáo viên và cha mẹ vẫn đổ lỗi cho người khác.
Những hành động này thực sự không tốt cho sự trưởng thành của trẻ. Nếu từ nhỏ đã nói dối quen miệng, luôn luôn đổ lỗi, sau này lớn lên rất khó để làm nên những thành tựu lớn.
Người lớn có thể giúp con sửa tật nói dối bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực trong gia đình và giúp trẻ hiểu những gì có thể xảy ra nếu nói dối. Khi con bạn làm sai và đã hiểu ra lỗi sai nằm ở phía mình, hãy dạy con nói: “Đây là lỗi của con” hoặc “Con xin lỗi”.
Xin lỗi là hành động quan trọng, thể hiện trẻ đã nhận thức được sai lầm của mình và rất tiếc về những điều ấy. Nhưng nó chỉ thực sự chân thành khi trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình và mong muốn được sửa đổi. Nếu trẻ mắc lỗi, bạn hãy giải thích cho con hiểu con sai ở đâu, sai như thế nào và nhắc con nói lời xin lỗi.
Việc giải quyết khi phát hiện trẻ nói dối không cần quá gay gắt với trẻ dưới 4 tuổi. Nếu trẻ nói dối có chủ ý, đầu tiên phải giúp trẻ hiểu việc này không tốt, tại sao không được chấp nhận và bạn có thể thiết lập một vài quy tắc trong gia đình.
Một số trẻ xem nói dối là chuyện bình thường có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực, thậm chí bất hợp pháp. Trường hợp này, người lớn cần tìm đến bác sĩ tâm lý hoặc cố vấn trong trường học để can thiệp kịp thời.
Bắc Ninh chủ động xây dựng các phương án dạy học ứng phó với tình hình dịch bệnh
Bắc Ninh cần chuẩn bị các phương án cho công tác giảng, dạy năm học 2022 - 2023; sẵn sàng, linh hoạt dạy và học trong tình hình có dịch bệnh; phối hợp với ngành Y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh...
Đây là đề nghị của Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023, do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức ngày 31/8.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thái Hùng/TTXVN
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Anh Tuấn ghi nhận, biểu dương, chúc mừng thành tích ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đã đạt được. Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, chất lượng giáo dục đào tạo của địa phương vẫn được nâng lên, đạt được nhiều thành tích nổi bật, mang lại niềm tin của phụ huynh đối với đội ngũ giáo viên và toàn ngành.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đề nghị, ngành Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy và học trong thời gian tới. Ngành cần chú trọng giáo dục toàn diện với đầy đủ đức - trí - thể - mỹ cho học sinh, sinh viên; tư vấn tâm lý học đường cho học sinh. Với phương pháp giáo dục coi người học là trung tâm, đội ngũ quản lý, giáo viên trong ngành chú trọng bồi dưỡng, phát huy năng lực của các em, không để học sinh tiếp thu thụ động. Ngành cần quan tâm vấn đề y tế học đường, bảo đảm an ninh, an toàn trường học; tăng cường dạy và học ngoại ngữ cho học sinh, phấn đấu 10 năm nữa thanh niên Bắc Ninh sử dụng thông thạo ngoại ngữ.
Ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, thời gian tới, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong khi số lượng học sinh ngày càng tăng, ngành Giáo dục cần phối hợp với Sở Xây dựng nghiên cứu, quy hoạch mạng lưới trường lớp, quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới giáo dục Mầm non, nhất là con của công nhân tại các khu công nghiệp; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục.
Năm học 2021-2022 tiếp tục là một năm học "vượt khó" của ngành Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến các hoạt động dạy và học. Song, với sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, ngành Giáo dục và Đào tạo đã chủ động, sáng tạo triển khai kế hoạch năm học với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt và đạt nhiều kết quả ấn tượng. Chất lượng giáo dục đào tạo đại trà của tỉnh ổn định. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2022 đạt 99,57% (đứng thứ 6 toàn quốc, tăng 13 bậc so với năm 2021). Chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tích cực. Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2022, toàn tỉnh có 67/76 thí sinh dự thi đoạt giải (đạt 88,2%), đứng thứ Nhất cả nước về số giải Nhất và tỷ lệ thí sinh đoạt giải. Đặc biệt, lần đầu tiên địa phương vinh dự có học sinh tham dự và đoạt Huy chương Bạc Olympic Vật lý Quốc tế; một học sinh đoạt Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Âu...
Quy mô, mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được mở rộng, bố trí hợp lý. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp học được duy trì, củng cố vững chắc ở mức cao. Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại. Chương trình "Sữa học đường" được triển khai hiệu quả ở 100% cơ sở giáo dục Mầm non và các trường Tiểu học trên địa bàn...
Trao Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Ninh cho các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: Thái Hùng/ TTXVN
Với chủ đề "Đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn; đổi mới, sáng tạo; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục", ngành Giáo dục tỉnh tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; chủ động trong phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Đồng thời, ngành thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục Mầm non, Phổ thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và cải cách hành chính trong toàn ngành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong giáo dục, đào tạo...
Nhân dịp này, 13 tập thể có thành tích xuất sắc được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 29 tập thể được nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh; 19 tập thể được được nhận danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc".
Dự kiến tháng 12 diễn ra hội thảo giáo dục VEC 2022 chủ đề về chất lượng GDĐH Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo trao đổi về mọi khía cạnh liên quan đến: quan điểm, nguyên tắc... của giáo dục đại học. Tiếp nối chuỗi hội thảo thường niên về giáo dục, được sự đồng ý của Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối...