Ba cách ăn trứng gây hại cho sức khỏe
Một số cách sử dụng trứng tưởng bổ dưỡng nhưng thực tế lại không tốt cho sức khỏe của bạn.
Có rất nhiều cách để chế biến trứng như luộc, rán, ốp la, hấp, trộn làm nhân hoặc nấu súp. Trong số đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chọn trứng luộc vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Ngoài ra, theo Aboluowang, có 3 cách ăn trứng bạn nên tránh xa:
Kết hợp trứng và trà
Trà và trứng đều là những thực phẩm tốt nhưng khi dùng chung, axit tannic trong trà sẽ kết hợp với protein trong trứng ức chế nhu động ruột và làm chậm thời gian bài tiết của cơ thể.
Trứng lòng đào ngon miệng nhưng tiềm ẩn vi khuẩn gây ra các vấn đề tiêu hóa. Ảnh: Eatthismuch
Trứng lòng đào
Nhiều người thích ăn trứng lòng đào có cảm giác mềm, ngon hơn trứng chín kỹ bị khô, khó nuốt. Tuy nhiên, trứng lòng đào có thể chứa vi khuẩn salmonella, gây tiêu chảy, nôn mửa, sốt và các vấn đề tiêu hóa khác.
Vì vậy, nếu bạn thực sự thích ăn trứng lòng đào thì nên chọn loại đã tiệt trùng.
Ăn sống
Video đang HOT
Giá trị dinh dưỡng của trứng sống thực chất không bằng trứng nấu chín. Trứng sống chứa antitrypsin cản trở quá trình hấp thụ protein trong trứng. Ngoài ra, lòng trắng trứng sống còn chứa các thành phần cản trở quá trình hấp thu vitamin B7.
Bạn nên ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày?
Nếu bạn đã ăn nhiều thịt, sữa, thủy sản thì nên giảm lượng trứng. Nhưng nếu chế độ ăn của bạn chủ yếu là thực vật thì có thể tăng số lượng trứng.
Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc năm 2022 khuyến nghị mỗi người nên tiêu thụ 300 đến 350g trứng mỗi tuần, chia đều cho các ngày. Một quả trứng cỡ trung bình nặng khoảng 50g. Như vậy, bạn nên một quả trứng mỗi ngày và 6-7 quả/tuần.
Tất nhiên, không phải ai cũng thích hợp ăn trứng. Những người mắc bệnh tim mạch, cholesterol cao, sỏi mật, suy thận, xơ gan, tăng amoniac máu do xơ gan, dị ứng với protein không nên ăn trứng.
Người bị mỡ máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít hơn 3 quả mỗi tuần.
Cách chọn trứng
Trứng là sản phẩm tươi sống nếu không được bảo quản đúng cách dễ bị hỏng, ảnh hưởng đến hương vị và độ an toàn. Các bước bảo quản trứng:
Bước 1: Bảo quản trứng trên giá để trứng trong tủ lạnh. Nếu vỏ quá bẩn, bạn hãy lau nhẹ bằng khăn giấy khô.
Bước 2: Bạn xếp sao đầu to của quả trứng hướng lên trên, đầu nhỏ ở phía dưới. Các lỗ khí của trứng chủ yếu tập trung ở đầu to nên để như vậy có thể giữ trứng tươi tốt hơn.
Bước 3: Trứng lấy ra khỏi tủ lạnh nên ăn càng sớm càng tốt, không nên để lâu hoặc cho lại vào tủ lạnh.
Bước 4: Đừng dự trữ quá nhiều trứng. Ở nhiệt độ 20 độ C, thời hạn sử dụng của trứng là 45 ngày.
3 chất bổ sung dù tốt nhưng người cholesterol cao nên tránh
Khi một người được chẩn đoán có nồng độ cholesterol, bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống, tập thể dục, cai thuốc lá và có thể cần dùng thêm thuốc.
Ăn uống đủ chất là cần thiết nhưng một số chất bổ sung cần tránh dùng chung với thuốc.
Cholesterol trong máu cao thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong thời gian dài. Người bệnh thậm chí không biết mình mắc tình trạng này cho đến khi đến bác sĩ khám, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
A xít béo omega-3 có tác dụng giảm mức chất béo trung tính và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ảnh PEXELS
Để đảm bảo đủ chất, nhiều người có thói quen dùng một số loại thực phẩm bổ sung, thậm chí là các loại có tác dụng giảm cholesterol. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không phải loại nào cũng dùng được, đặc biệt là nguy cơ tương tác với thuốc và dùng quá liều. Mọi người chỉ nên dùng khi có khuyến cáo của bác sĩ.
Các loại thực phẩm bổ sung cần tránh khi có mức cholesterol cao gồm:
Bổ sung kali
Kali là loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong tế bào. Với những người bị huyết áp cao, bác sĩ thường khuyên nên ăn thực phẩm chứa nhiều kali. Vì kali giúp tăng đào thải natri qua nước tiểu, nhờ đó giúp giảm huyết áp.
Tuy nhiên, những người có mức cholesterol cao và huyết áp cao khi đã có uống thuốc thì không nên bổ sung kali. Họ thường được kê thuốc ức chế men chuyển angiotensin để làm giãn mạch máu. Thế nhưng, thuốc cũng làm giảm bài tiết kali qua nước tiết.
Khi đó, bổ sung kali nhưng đồng thời dùng thuốc angiotensin sẽ khiến hàm lượng kali trong máu tăng cao. Tình trạng này làm tim đập nhanh, đau ngực, buồn nôn và ói mửa. Thậm chí, trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Thực phẩm bổ sung kết hợp
Một số loại thực phẩm bổ sung kết hợp nhiều thành phần khác nhau được quảng cáo là có tác dụng giảm mức cholesterol trong máu. Các sản phẩm này chứa chất chiết xuất từ một số loại dầu thực vật, đồng thời có các dưỡng chất có lợi như niacin, magiê.
Các chuyên gia khuyến cáo nếu người bệnh muốn sử dụng để kiểm soát cholesterol trong máu thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, chúng không thể thay thế các loại thuốc mà bác sĩ đã kê.
A xít béo omega-3
A xít béo omega-3 có tác dụng giảm mức chất béo trung tính. Nếu hàm lượng chất béo trung tính quá cao sẽ góp phần gây xơ vữa động mạch.
A xít béo omega-3 dù không giảm được cholesterol "xấu" LDL nhưng vẫn được xem là chất béo lành mạnh, có lợi cho người có mức cholesterol cao. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý một số loại thực phẩm chứa a xít béo omega-3 trên thị trường có thể làm tăng mức cholesterol "xấu" LDL. Do đó, nếu muốn dùng thì người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, theo Healthline.
Viêm tụy cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nam (46 tuổi, trú tại xã Văn Miếu, Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng, mạch nhanh. Trước đó ở nhà 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau bụng liên tục vùng thượng...