Ba bước nền tảng để đạt 9.0 Speaking
Từ người không có nền tảng tiếng Anh, anh Phạm Tú, 33 tuổi, ở Hà Nội, đạt IELTS 8.5, với lộ trình ba bước luyện tập.
Anh Tú được xếp vào trình độ Pre-Inter, 3.5-4.0 IELTS, khi đi kiểm tra tại một trung tâm tiếng Anh cách đây hơn chục năm. Với quyết tâm làm chủ được tiếng Anh, anh dành thời gian luyện tập, nhưng suốt 1-2 năm không tiến bộ.
“Bài học lớn nhất tôi nhận ra là không được đốt cháy giai đoạn và không có đường tắt”, anh Tú chia sẻ. Dần dần anh tìm ra phương pháp và đã đạt IELTS 8.5, trong đó kỹ năng Speaking đạt 9.0 và Listening 8.5.
Hiện anh giảng dạy kỹ năng Speaking và Writing, đồng sáng lập ứng dụng edtech luyện thi tiếng Anh, tác giả của hai cuốn sách về IETLS và diễn giả nhiều chương trình của Hội đồng Anh và TEDx.
Từ trải nghiệm cá nhân, anh Tú chia sẻ ba bước luyện tập để cải thiện điểm IELTS.
Anh Tú trong một buổi dạy IELTS tại Hà Nội gần đây. Ảnh: NVCC.
Bước 1: Phát âm chuẩn từng âm một
Trong quá trình tự luyện và dạy học ở Hà Nội và TP HCM, anh Tú phát hiện 2/3 người Việt nói sai những âm như TH vô thanh // và hữu thanh // do không đưa được lưỡi ra khỏi răng; không phân biệt được S /s/ và SH // và không bật hơi được âm J //.
Video đang HOT
“Chỉ cần sửa đúng 3-4 âm này, người học đã có cơ hội nói tốt hơn tới 2/3 người học tiếng Anh khác. Việc này nhỏ và chỉ luyện 2-3 tuần nhưng rất quan trọng”, anh Tú phân tích. Công cụ người học cần là phần mềm học toàn bộ 44 âm chuẩn IPA (bảng phiên âm tiếng Anh).
Bước 2: Nói đúng từng từ một
Sau khi chinh phục những âm hay phát âm sai, bạn luyện hết 44 âm tiếng Anh, rồi chuyển sang luyện từ. Bạn cần học phát âm chuẩn từng từ. Không chỉ những từ mới mà phải kiểm tra lại vốn từ đã có, vì có thể bạn phát âm sai mà không biết.
Muốn phát âm chuẩn từ vựng, người học chú ý tới âm cuối và trọng âm. Âm cuối và trọng âm từ lâu là nỗi ám ảnh của người học tiếng Anh. Ví dụ: Từ “Necessary”, trọng âm rơi vào âm tiết đầu “Ne”, thay vì Ces, Sa hay Ry. Hoặc từ Police, trọng âm đặt ở âm tiết thứ hai – “lice”.
Nếu băn khoăn không biết trọng âm rơi vào âm tiết nào, hoặc chọn sai, bạn cũng đừng lo lắng. Bạn còn hay sai âm cuối, cũng không sao hết. Bạn phải đi qua bước sai mới tới bước đúng. Và càng sửa được nhiều, học được nhiều, tỷ lệ từ vựng phát âm chuẩn của bạn sẽ tăng lên.
Hồi mới luyện, cứ nói hai từ, anh Tú lại phát âm sai một từ. Thời điểm đạt 8.0 Speaking, anh Tú nói đúng khoảng 90% từ. Khi đạt 9.0 Speaking, anh tự tin nói đúng 99%.
Nếu học từ đầu hoặc muốn rà soát vốn từ đã có, người học phải học đủ 1.000-1.500 từ cơ bản nhất của tiếng Anh, cả ý nghĩa, phát âm chuẩn và cách dùng. Số từ này không nhiều nhưng ảnh hưởng lớn nhất tới Speaking của bạn, vì nó chiếm tới 2/3 những gì bạn nói ra hàng ngày.
Bước 3: Kiểm soát ngữ pháp cơ bản
Để giao tiếp tốt, người học chỉ cần biết đủ thành phần chính của câu, các dạng từ, số ít, số nhiều, chia động từ, sử dụng mạo từ cơ bản. Muốn thành công với bước này, bạn phải chắc kiến thức và luôn tự nhắc mình nói tới đâu tự nhắc mình tới đó.
Anh Tú khuyên nên luyện từng bước một. Khi bước 1 chưa xong, chưa thành phản xạ cứ nói tới âm nào là đúng âm đó thì chưa sang bước 2. Khi nói từ còn sai thì đừng vội nói cả câu trong bước 3. “Phản xạ nói đúng sẽ dần hình thành sau vài trăm tới vài nghìn lần thực hành một âm, một từ rồi tới một câu”, anh Tú nói.
Ngoài ra, khi luyện Speaking, bạn đừng vội quan tâm tới tốc độ mà hãy nói càng chậm càng tốt, miễn là đúng. Khi làm đúng nhiều thành quen, tốc độ sẽ được cải thiện và lúc đó chỉ cần áp dụng thêm nối âm, bạn đã nói hay và đứng vững ở trình độ trung cấp.
Về sau, bạn còn phải học nhiều bước khác như thêm từ vựng theo chủ điểm; thêm trọng âm câu, nhịp điệu, ngữ điệu; thêm câu phức và thậm chí thêm cảm xúc muốn truyền tải trong câu.
“Trước khi những điều tuyệt vời ấy diễn ra thì nền móng vẫn là quan trọng nhất. Phát âm chuẩn 44 âm, đúng âm cuối – trọng âm trong đủ số từ vựng phổ biến nhất và kiểm soát được toàn bộ ngữ pháp cơ bản sẽ là chìa khóa cho tất cả trình độ sau, kể cả IELTS Speaking 9.0″, anh Tú chia sẻ.
Ba loại tiếng Anh bạn nghe
Bạn có thể nghe TOEFL, IELTS tốt, nhưng khi nghe phim thì không được bởi hai loại tiếng Anh mà bạn nghe là khác nhau.
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen phân tích sâu về ba loại tiếng Anh thường thấy.
Có bao giờ bạn tự hỏi, sao mình nghe TOEFL, IELTS thì không đến nỗi nào, nhưng động nghe phim hay giao tiếp thì cảm thấy khó quá?
Mình tìm được câu trả lời nhờ một lần đi dự hội thảo về phát âm tiếng Anh tại Michigan States University năm 2017. Một diễn giả đã phân tích "thật ra có ba loại tiếng Anh mà người học thường nghe".
Loại thứ nhất, bà gọi là "greenhouse English" (tiếng Anh nhà kính). Loại tiếng Anh này hay được nghe ở các trường mẫu giáo, tiểu học hay các trường học ở các nước nói tiếng Anh như ngoại ngữ (giống Việt Nam).
Đặc thù của "greenhouse English" là giáo viên thường đọc rõ từng từ giống như trong từ điển. Tất cả từ, bất kể là từ được nhấn hay không đều được phát âm (enunciate) một cách cẩn thận và rõ ràng. Ví dụ ở hai câu "Hello, How are you? - I am fine, thank you, and you?", từng từ được phát âm một cách rõ ràng.
Ảnh: Shutterstock.
Vượt qua trình độ "greenhouse English", học sinh được tiếp cận với cái gọi là "garden English". Loại tiếng Anh này không được phát âm rõ ràng như "greenhouse English", đôi khi sử dụng giảm âm, nối âm, nhưng đặc thù chung là được nói ở tốc độ chậm và các từ không được nhấn (function words) cũng được nói tương đối rõ ràng.
Ví dụ câu "My name's Quang" ("is" được giảm lược). "I'm going to school now. I won't be late ("am" và "will not" được giảm lược).
Loại "garden English" thường được thấy trong các lớp học tiếng Anh của người Việt Nam. Hầu hết tài liệu nghe chuẩn hóa (kể cả IELTS và TOEFL) đều là "garden English" - tiếng Anh chậm, chuẩn mực, rõ ràng và ít các hiện tượng nối âm, nuốt âm như trong thực tế.
Tóm lại, "garden English" là khi người nói cố tình nói chậm và rõ hơn so với tốc độ bình thường nhằm tăng tính rõ ràng, và đảm bảo người nghe có thể hiểu được.
Loại cuối cùng, gọi là "jungle English", là tiếng Anh tự nhiên. Loại này khó nghe hơn rất nhiều vì có nhiều phần giảm âm, nối âm, nuốt âm và tốc độ thì thường "nhanh như điện xẹt". Đây là tiếng Anh được sử dụng khi người bản xứ nói chuyện với nhau.
Ví dụ: Bedy-bo-da bed-a sleep beder (Betty bought a bed to sleep better). Câu này có nhiều phần nối âm, biến âm và được nói với tốc độ nhanh.
Mình có cháu họ, từ nhỏ đi học tiếng Anh ở khắp nơi, nhưng khi xem phim tiếng Anh thì không hiểu. Thầy cô khẳng định cháu vẫn nói tiếng Anh tốt nên bố mẹ nghĩ tiếng Anh của con dùng được. Mình thì biết rằng còn một khoảng cách rất lớn giữa việc "giao tiếp được với Tây" và dùng tiếng Anh tự tin, thoái mái.
Khoảng cách đó chính là giữa "Garden English" và "Jungle English". Chừng nào nó chưa được khỏa lấp, người học vẫn sẽ không bao giờ tự tin hoàn toàn trong việc sử dụng tiếng Anh để học tập, tương tác, và giao thương.
Giải quyết ba vấn đề của người Việt khi học tiếng Anh Chúng ta cần giáo trình tiếng Anh giải quyết tận gốc ba vấn đề, tích hợp những gì cần cho quá trình tự học mà không lệ thuộc vào người dạy hay môi trường. Anh Phan Thế Dũng, 38 tuổi, tốt nghiệp Học viện Ngoại giao năm 2004, từng giảng dạy ngôn ngữ Anh tại một số quốc gia Đông và Tây Phi...