Ba bước đơn giản để đạt điểm tối đa môn Toán, Lý
Kỳ thi tốt nghiệp THPT, ĐH chuẩn bị diễn ra, dưới đây là những ý kiến tư vấn của các chuyên gia giáo dục về kinh nghiệm ôn thi một số môn thi tốt nghiệp và chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới.
Kinh nghiệm ôn thi môn Toán
Với nhiều năm kinh nghiệm trong luyện thi đại học thầy Đặng Bá Thắng – Trưởng Ban Xây dựng Cơ bản trường CĐ Xây dựng Hà Nội chia sẻ:
Thứ nhất, ôn tập môn Toán để thi tốt nghiệp, đặc biệt đối với các em học không tốt môn Toán cần chú ý, khi ôn tập hãy bám sát lý thuyết và bài tập sách giáo khoa, tập vẽ hình học giải tích không gian. Bên cạnh đó hỏi thêm thầy cô giáo về những dạng bài căn bản bởi vì những bài này rất gần với kiến thức thi. Khi các em làm hết bài tập sách giáo khoa thì có thể làm tốt bài thi của mình.
Thứ hai, chú ý khi làm bài thi phải nắm rõ được trọng điểm của đề thi. Đề thi môn Toán thường gồm 2 phần là phần bắt buộc và phần tự chọn. Trọng tâm bài thi nằm ở câu Khảo sát, cần chú ý học 4 ngoại hàm (có mẫu sẵn), câu giải phương trình tích phân.
Thứ ba, đối với thi đại học, đương nhiên các bạn dự thi đại học phải học kỹ và sâu hơn các bạn chỉ ôn thi tốt nghiệp. Nhưng nguyên tắc bất di bất dịch khi làm bài là: đọc lướt qua đề bài từ đầu đến cuối, sau khi làm xong câu Khảo sát thì ưu tiên làm theo thứ tự từ dễ đến khó. Những câu khó nhất để lại sau cùng, nếu cảm thấy không đủ sức làm thì các em tập trung làm tốt những câu có thể làm được một cách tốt nhất giúp các em gỡ điểm.
Ba bước ôn thi môn Vật lý
Thạc sỹ Dương Đức Thắng – Trưởng bộ môn Vật Lý Trường THPT Chuyên Chu Văn An cho biết: Môn Vật lý là môn học khó đối với đa số các học sinh nữ, để học tốt môn Vật lý đòi hỏi học sinh nắm rõ các quy luật tự nhiên. Các em nên thực hiện tốt 3 bước cơ bản:
Ôn tập, cái khó khi học Vật lý là lý thuyết rất dài và khó nhớ, lại có tính đặc thù riêng nên không thể học thuộc lòng mà phải nắm được bản chất của nó, liên hệ với các hiện tượng và quy luật tự nhiên. Nắm rõ công thức và hiểu ý nghĩa công thức.
Video đang HOT
Ở mức độ thi tốt nghiệp, học sinh chỉ cần ôn theo chuyên đề cơ bản, bám sát các quyển sách ôn thi tốt nghiệp, không cần ôn sâu như các bạn theo khối A. Song song với việc ôn tập, học sinh cần làm thử các câu hỏi trắc nghiệm theo chuyên đề, cốt yếu nhất khi làm bài là phải nắm được bản chất câu hỏi.
Thi thử, bước này là để đánh giá kết quả học và ôn tập của học sinh, có thể thi theo hình thức tập trung của nhà trường, cũng có thể tự làm bài theo các dạng đề thi của trường trong một số năm gần đây. Sau khi làm bài hãy tự kiểm tra đánh giá bài làm. Nếu kết quả chưa thấy thỏa đáng hoặc chưa tự đánh giá được bài làm thì nên yêu cầu trợ giúp từ thầy cô giáo.
Thi thật, ở kỳ thi tốt nghiệp thường có 40 câu hỏi trong đó có 32 câu thuộc phần kiến thức cơ bản và 8 câu hỏi là kiến thức nâng cao. Trong chương trình thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý lý thuyết chiếm hơn một nửa nhưng các em chỉ cần dành ra 20 phút để làm phần lý thuyết là hợp lý nhất.
Nguyên tắc khi làm bài, không làm lần lượt theo thứ tự câu hỏi mà trước hết xem lướt qua 40 câu hỏi, làm tất cả những câu lý thuyết, tìm phương án đúng, chú ý không để nhầm lẫn hoặc hiểu sai câu hỏi. Câu hỏi nào còn khúc mắc chưa chắc chắn thì đánh dấu “hỏi” để lại sau cùng. Sau khi hoàn thành lý thuyết chuyển qua làm bài tập, câu nào trả lời được thì làm trước. Trường hợp dành thời gian nhưng không làm được thì nên dùng phương pháp loại trừ.
Theo Kênh14
Kinh nghiệm ôn thi từ thủ khoa khối C Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Những thông tin và kinh nghiệm thực tiễn từ cô bạn thủ khoa của khối luôn bị học sinh xem là "dễ nhai khó nuốt" ấy lại rất hữu dụng đấy nhé!
Họ và tên: Phạm Thị Hồng Nhung
Ngày sinh: 24/4/1992
Quê: Hạ Long, Quảng Ninh
Thành tích:
Giải nhất tỉnh, giải nhì Quốc gia môn Lịch Sử năm học 2010 - 2011
Giải nhì kì thi duyên hải Bắc Bộ môn Lịch sử năm học 2009 - 2010
Giải ba kì thi duyên hải Bắc Bộ môn Lịch sử năm học 2008 - 2009
Giải A cuộc thi Giai điệu tuổi hồng 2010 của tỉnh Quảng Ninh với tiết mục độc tấu Suối đàn T'rưng.
Tham gia hoạt động giao lưu văn nghệ của tỉnh Quảng Ninh tại tỉnh Kang Won, Hàn Quốc.
Thành tích 3 năm học: điểm tổng kết trên 8.5, nhiều năm liền đạt học bổng loại Giỏi...
Thủ khoa khối C Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2010 là bạn Phạm Thị Hồng Nhung, cựu học sinh lớp chuyên Sử - Địa, trường THPT chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Với phương pháp học đơn giản nhưng hiệu quả, Nhung đã vượt qua kì thi đại học một cách xuất sắc với điểm số rất cao 26,5 điểm. Kì thi đại học năm 2011 sắp tới, các sĩ tử thi khối C hãy cùng lắng nghe kinh nghiệm ôn thi từ bạn Hồng Nhung nhé.
Chào Nhung, sau gần một năm kể từ ngày biết mình trở thành thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bạn có còn nhớ cảm xúc của mình khi biết mình trở thành thủ khoa không?
Đó là một cảm xúc hết sức tuyệt vời. Lúc thi đại học xong, mình biết là mình có khả năng thi đỗ nhưng không thể ngờ là mình lại trở thành thủ khoa. Thực sự là bất ngờ, sau đó là hạnh phúc, có chút hãnh diện, tự hào vô cùng (cười lớn).
Đây là cô thủ khoa khối C - Hồng Nhung (áo vàng) đấy.
Trở thành thủ khoa khối C, được nhiều người ngưỡng mộ, khen ngợi quả là một niềm hạnh phúc. Bí quyết nào giúp bạn đạt được điều đó?
Bất cứ ai khi lựa chọn khối ngành học cho mình để bước vào kì thi đại học, dù là khối nào chăng nữa cũng đều xác định cho mình những khó khăn nhất định cần phải vượt qua, bởi không có môn nào là dễ cả.
Nếu như khối A với các môn Toán, Lý, Hóa là những môn đòi hỏi tính tư duy, logic cao, thường xuyên phải tính toán, đụng chạm tới những công thức phức tạp thì đặc thù của khối C là những môn đòi hỏi sự lí luận, trừu tượng...
Theo mình thì không có bí quyết nào cụ thể cả, chỉ là mỗi người cần phải có một phương pháp học hợp lý, phù hợp với bản thân. Phương pháp của mình hết sức đơn giản: ghi chép bài cẩn thận trên lớp, về nhà tự ôn luyện, đi học thêm để trau dồi thêm kiến thức không được dạy trên lớp và quan trọng nhất là phải chăm chỉ.
Nhiều người nói khối C gồm các môn Văn, Sử, Địa là những môn phải học thuộc lòng rất nhiều. Bạn có khó khăn gì lúc học không?
Nếu môn Văn đòi hỏi các bạn những kiến thức văn chương và những dòng viết mạch lạc, xúc cảm thì môn Sử lại buộc các bạn phải nhớ được những con số, dữ kiện khá khô khan, khó học, khó nhớ lâu, còn môn Địa bên cạnh những kiến thức học thuộc còn đòi hỏi các bạn cũng phải có những tư duy, tính toán.
Hồng Nhung trong chuyến đi tình nguyện được trường tổ chức.
Chính vì thế, có thể nói các môn khối C thường là nỗi khiếp sợ đối với nhiều học sinh. Bản thân mình dù đã lựa chọn và đi theo khối học này cũng không tránh khỏi những lúc chán nản, muốn buông xuôi, thế nhưng mục tiêu trước mắt mới là quan trọng. Do đó, bạn phải luôn giữ vững niềm tin, càng khó khăn càng phải có nghị lực vượt qua, chiến thắng chính bản thân mình, bởi gia đình và thầy cô kì vọng vào bạn rất nhiều.
Với một lượng kiến thức không hề nhỏ của cả 3 môn khối C, để thu nạp được, cách duy nhất của người học là phải đầu tư thời gian ôn luyện vì không bao giờ có thành công nào chỉ trong ngày một ngày hai cả. Nhưng nếu chỉ chú tâm vào học thuộc lòng một cách mù quáng cũng không thể giúp cho bạn có một kết quả như ý được.
Với những gì được học và trải qua, bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm ôn luyện từng môn học cho các sĩ tử sắp bước vào kì thi đại học sắp tới?
Môn văn bên cạnh việc học thuộc những kiến thức văn học cơ bản, việc cần là bạn phải thường xuyên luyện viết, tự tìm những chủ đề, đề bài hay cùng với việc tham khảo những bài viết mẫu, điều đó sẽ giúp cho dòng văn của bạn luôn mạch lạc. Làm văn cũng cần phải tư duy, biết phân tích đúng đề bài, lập dàn ý đầy đủ để nội dung bài viết được đảm bảo nhất.
Môn Sử thường là môn khó "nhai" nhất đối với các sĩ tử trong quá trình ôn thi bởi một khối lượng kiến thức quá lớn, bao gồm cả ngày tháng, số liệu của sự kiện, khiến cho chúng ta khó học thuộc, học rồi lại khó nhớ lâu, không chỉ thế nó còn đòi hỏi phải biết xâu chuỗi các sự kiện để rút ra được những bài học, ý nghĩa... Chính vì thế ngay từ đầu, khi bỏ thời gian học các bạn phải biết hệ thống hóa kiến thức, việc viết ra giấy sẽ giúp các bạn dễ học thuộc và nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó cũng phải thường xuyên ôn lại để tránh quên kiến thức đã học. Một việc không thể thiếu để giúp các bạn không quá khó khăn khi đi thi là phải thường xuyên tiếp xúc với các dạng đề, biết cách phân tích đề sao cho đúng hướng khi làm bài.
Môn địa thường được đánh giá là dễ hơn so với hai môn trên, bởi lượng kiến thức của nó ít hơn và không quá khó hiểu, vì vậy đó thường là môn gỡ điểm trong kì thi đại học. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá chủ quan với môn học này. Trong quá trình học, kinh nghiệm của cô giáo cũng như của bản thân cho thấy cách học hiệu quả nhất của môn này chính là phải biết sơ đồ hóa kiến thức, qua đó thấy được mối liên hệ, tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố...Đây cũng là môn đòi hỏi thực hành rất nhiều với các dạng bài tập tính toán, biểu đồ, và gần đây là cả vẽ lược đồ. Chính vì vậy, cũng giống hai môn kia, bạn nên luyện đề thường xuyên để nâng cao kĩ năng làm bài.
Vậy còn tâm lý lúc làm bài thi phải thế nào? Khi gặp câu khó thì phải ứng xử ra sao?
Với tính chất của kì thi đại học, chắc chắn nhiều bạn sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang, hồi hộp dẫn đến mất bình tĩnh và kết quả đạt được không cao. Chính vì thế điều quan trọng là các bạn phải giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái để có tâm lý ổn định nhất khi bước vào phòng thi.
Khi làm bài nên tính toán, bố trí thời gian hợp lý cho các câu để tránh không làm hết bài. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau, tập trung vào những câu có điểm số cao, đặc biệt chú ý là phải đảm bảo làm hết các câu, tuyệt đối không bao giờ được bỏ trống.
Và cùng các "đồng bọn" trong lớp.
Khi làm bài có thể bạn sẽ gặp phải những câu chưa thuộc, hoặc ngoài lề (thường là những câu hỏi phân loại), các bạn không nên hoang mang mà nên tập trung suy nghĩ hướng trả lời, phân tích thật kĩ câu hỏi (vì nhiều khi nó cũng là câu hỏi bẫy), sau đó làm theo suy nghĩ của mình, không nên bỏ sót những ý nhỏ vì những cái không ngờ tới đó rất có thể sẽ cứu điểm cho bạn.
Với những khó khăn và đòi hỏi của các môn học này như mình đã đề cập khiến cho lượng thí sinh dự thi khối C hiện nay rất ít so với các khối khác (một phần cũng vì cơ hội chọn trường và việc làm thấp hơn). Nhưng với những kinh nghiệm chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn sẽ tìm được niềm đam mê với những môn học này cũng như cách học hiệu quả để đạt được thành tích tốt nhất.
Kì thi đại học sắp tới, hy vọng các sĩ tử sẽ chuẩn bị cho mình những hành trang thật tốt để bước vào kì thi, và nên nhớ bên cạnh việc học cũng nên giữ cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo có được sức khỏe và tinh thần tốt nhất để chiến đấu. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn Hồng Nhung vì những chia sẻ hữu ích của bạn. Chúc bạn một năm học thành công và chúc các sĩ tử khối C ôn luyện thật tốt!
Theo Kênh14
Hướng dẫn học và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Toán Thạc sĩ Nguyễn Sơn Hà - Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm giúp các em ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm nay. Định hướng chung khi ôn tập và làm bài thi 1. Kinh nghiệm ôn tập - Học 7 chủ đề lớn theo sách Hướng dẫn Ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học...