Ba bộ lạc thổ dân giống hệt người Việt cổ ở Indonesia
Sự giống nhau kỳ lạ của ba bộ tộc thổ dân ở Indonesia với người Việt cổ khiến nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy bất ngờ.
Sinh sống trên đảo Borneo, bộ tộc thổ dân Dayak của Indonesia có nhiều nét văn hóa độc đáo rất giống với người Việt cổ thời Hùng Vương. Theo nghiên cứu lịch sử, tổ tiên người Dayak đã di cư từ lục địa châu Á ra đảo từ hơn 3.000 năm trước, tương ứng với thời kỳ Hùng Vương ở Việt Nam. Cách ăn mặc của người Dayak có đặc điểm rất giống với các cư dân Hùng Vương, đó là việc họ sử dụng loại mũ được trang trí bằng những chiếc lông chim dài, giống như những hình người trên hoa văn trống đồng Đông Sơn. Người Dayak cũng có nhiều phong tục dân gian giống người Việt cổ như tục dựng cây nêu, cưới hỏi, cải táng, tín ngưỡng phồn thực… Một phong tục tương đồng của người Việt cổ và người Dayak, ít thấy có ở các dân tộc khác trong khu vực, đó là tục xăm mình. Với người Dayak, hình xăm thể hiện mối liên hệ với các linh hồn, thần linh hoặc tổ tiên và nhằm xua đuổi bệnh tật, tai họa, đồng thời cũng là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, nhận biết đẳng cấp, địa vị trong bộ tộc hoặc phân biệt bạn với thù… Phần lớn người Dayak sống bằng nghề làm ruộng lúa nước ven sông, làm rẫy, trồng cọ trên những ngọn đồi thấp… Họ cũng làm các nghề thủ công, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề đúc, săn bắt, chài lưới. Đây cũng là những nghề rất quen tuộc của cư dân Việt cổ. Một tộc người ở Indonesia vẫn có kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn. Đó là thổ dân Toraja sống trên đảo Sulawesi của Indonesia. Những chiếc nhà sàn hình thuyền của họ được gọi là tongkonan. Loại nhà này có vật liệu chính là gỗ, tre, nứa, ghép vào nhau mà không cần đóng đinh. Phần thân nhà được dựng trên các cột gỗ giống như nhà sàn của dân tộc thiểu số Việt Nam.
v Theo một truyền thuyết, tổ tiên người Toraja đến đảo Sulawesi từ miền Bắc bằng thuyền gỗ. Do gặp bão lớn, họ dừng chân ở vùng đất này và lấy con thuyền làm mái nhà trú ẩn. Đó là nguồn gốc của những ngôi nhà tongkonan. Giống như người Việt, người Toraja cũng sinh sống bằng nghề trồng lúa nước. Họ coi trâu là linh vật, cũng là tài sản quý giá nhất trong gia đình. Những chiếc đầu trâu bằng gỗ là vật trang trí không thể thiếu của các tongkonan. Trang phục của người Toraja cũng có một số nét giống người Việt, điển hình là chiếc nón lá mà những người phụ nữ đội trên đầu. Theo một giả thuyết lịch sử, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân bộ tộc Minangkabau ngày nay. Các nhà nghiên cứu ở Indonesia cũng tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang. Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng đầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật du nhập. Cư dân Minangkabau sinh sống bằng nghề trồng lúa từ lâu đời, và họ cũng có tục ăn trầu nhuộm răng cùng nhiếu nét văn hóa khác gần gũi với người Việt.
Sinh sống trên đảo Borneo, bộ tộc thổ dân Dayak của Indonesia có nhiều nét văn hóa độc đáo rất giống với người Việt cổ thời Hùng Vương. Theo nghiên cứu lịch sử, tổ tiên người Dayak đã di cư từ lục địa châu Á ra đảo từ hơn 3.000 năm trước, tương ứng với thời kỳ Hùng Vương ở Việt Nam.
Cách ăn mặc của người Dayak có đặc điểm rất giống với các cư dân Hùng Vương, đó là việc họ sử dụng loại mũ được trang trí bằng những chiếc lông chim dài, giống như những hình người trên hoa văn trống đồng Đông Sơn.
Người Dayak cũng có nhiều phong tục dân gian giống người Việt cổ như tục dựng cây nêu, cưới hỏi, cải táng, tín ngưỡng phồn thực…
Một phong tục tương đồng của người Việt cổ và người Dayak, ít thấy có ở các dân tộc khác trong khu vực, đó là tục xăm mình. Với người Dayak, hình xăm thể hiện mối liên hệ với các linh hồn, thần linh hoặc tổ tiên và nhằm xua đuổi bệnh tật, tai họa, đồng thời cũng là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, nhận biết đẳng cấp, địa vị trong bộ tộc hoặc phân biệt bạn với thù…
Phần lớn người Dayak sống bằng nghề làm ruộng lúa nước ven sông, làm rẫy, trồng cọ trên những ngọn đồi thấp… Họ cũng làm các nghề thủ công, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề đúc, săn bắt, chài lưới. Đây cũng là những nghề rất quen tuộc của cư dân Việt cổ.
Video đang HOT
Một tộc người ở Indonesia vẫn có kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn. Đó là thổ dân Toraja sống trên đảo Sulawesi của Indonesia.
Những chiếc nhà sàn hình thuyền của họ được gọi là tongkonan. Loại nhà này có vật liệu chính là gỗ, tre, nứa, ghép vào nhau mà không cần đóng đinh. Phần thân nhà được dựng trên các cột gỗ giống như nhà sàn của dân tộc thiểu số Việt Nam.
v
Theo một truyền thuyết, tổ tiên người Toraja đến đảo Sulawesi từ miền Bắc bằng thuyền gỗ. Do gặp bão lớn, họ dừng chân ở vùng đất này và lấy con thuyền làm mái nhà trú ẩn. Đó là nguồn gốc của những ngôi nhà tongkonan.
Giống như người Việt, người Toraja cũng sinh sống bằng nghề trồng lúa nước. Họ coi trâu là linh vật, cũng là tài sản quý giá nhất trong gia đình. Những chiếc đầu trâu bằng gỗ là vật trang trí không thể thiếu của các tongkonan.
Trang phục của người Toraja cũng có một số nét giống người Việt, điển hình là chiếc nón lá mà những người phụ nữ đội trên đầu.
Theo một giả thuyết lịch sử, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân bộ tộc Minangkabau ngày nay. Các nhà nghiên cứu ở Indonesia cũng tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam.
Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang.
Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng đầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật du nhập.
Cư dân Minangkabau sinh sống bằng nghề trồng lúa từ lâu đời, và họ cũng có tục ăn trầu nhuộm răng cùng nhiếu nét văn hóa khác gần gũi với người Việt.
Theo_Kiến Thức
Ngắm trang phục vô cùng độc đáo của các bộ tộc thổ dân
Có những bộ tộc thổ dân thường khoác lên mình trang phục rực rỡ nhất, nhưng có những bộ tộc lại không mặc gì như người nguyên thủy.
Các bộ tộc thổ dân ở Papua New Guinea thường khoác lên mình trang phục rực rỡ nhất. Theo đó, họ sử dụng lông chim thiên đường để trang trí mũ đội đầu, áo lễ, trang phục truyền thống. Loại lông chim rực rỡ này là biểu tượng của vẻ đẹp và sự quyến rũ. Một số bộ tộc ở Papua New Guinea thường đeo tóc giả, vẽ mặt và sử dụng lông của các loài chim quý hiếm, các phụ kiện cỡ lớn làm nên bộ trang phục độc, lạ. Trong khi đó, bộ tộc Bana sinh sống ở phía Đông sông Omo, Ethiopia sử dụng các loại hạt, vỏ sò, nắp chai để kết thành những phụ kiện làm đẹp độc đáo, rực rỡ sắc màu như vòng tay, vòng cổ. Phụ nữ ở bộ tộc Banna sống ở vùng cao nguyên phía đông của sông Omo, Ethiopia với trang phục bắt mắt, có nhiều họa tiết giống hoa lá. Những cô gái dân tộc Miêu, Trung Quốc gây ấn tượng với mọi người bởi mái tóc đồ sộ. Họ thường đội một bộ tóc giả lớn được kết từ tóc của tổ tiên đã qua đời. Phụ nữ dân tộc thiểu số Miao sống ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc ăn vận trang phục có nhiều họa tiết, tóc búi cao và trang sức khá ấn tượng. Giống như hầu hết các bộ tộc trên thế giới, dân tộc Miêu Đỏ ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng nổi bật với bộ trang phục rực rỡ và chiếc mũ được kết từ hàng trăm hạt lóng lánh đủ các sắc màu. Phụ nữ Maya thường khoác lên mình những trang phục rực rỡ, đầy màu sắc và có họa tiết hình zic-zac. Phụ nữ bộ tộc Surma sống ở thung lũng Omo, Ethopia còn sử dụng hoa và trái cây để làm phụ kiện đẹp. Bộ tộc Himba sinh sống tại Namibia và Angola dùng một hỗn hợp bơ và đất son màu để dán lên người có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và không bị muỗi đốt. Do vật, toàn thân các thành viên bộ tộc Himba có một màu nâu rắn khỏe ấn tượng cộng thêm những phụ kiện đồ sộ.
Các bộ tộc thổ dân ở Papua New Guinea thường khoác lên mình trang phục rực rỡ nhất. Theo đó, họ sử dụng lông chim thiên đường để trang trí mũ đội đầu, áo lễ, trang phục truyền thống. Loại lông chim rực rỡ này là biểu tượng của vẻ đẹp và sự quyến rũ.
Một số bộ tộc ở Papua New Guinea thường đeo tóc giả, vẽ mặt và sử dụng lông của các loài chim quý hiếm, các phụ kiện cỡ lớn làm nên bộ trang phục độc, lạ.
Trong khi đó, bộ tộc Bana sinh sống ở phía Đông sông Omo, Ethiopia sử dụng các loại hạt, vỏ sò, nắp chai để kết thành những phụ kiện làm đẹp độc đáo, rực rỡ sắc màu như vòng tay, vòng cổ.
Phụ nữ ở bộ tộc Banna sống ở vùng cao nguyên phía đông của sông Omo, Ethiopia với trang phục bắt mắt, có nhiều họa tiết giống hoa lá.
Những cô gái dân tộc Miêu, Trung Quốc gây ấn tượng với mọi người bởi mái tóc đồ sộ. Họ thường đội một bộ tóc giả lớn được kết từ tóc của tổ tiên đã qua đời.
Phụ nữ dân tộc thiểu số Miao sống ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc ăn vận trang phục có nhiều họa tiết, tóc búi cao và trang sức khá ấn tượng.
Giống như hầu hết các bộ tộc trên thế giới, dân tộc Miêu Đỏ ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng nổi bật với bộ trang phục rực rỡ và chiếc mũ được kết từ hàng trăm hạt lóng lánh đủ các sắc màu.
Phụ nữ Maya thường khoác lên mình những trang phục rực rỡ, đầy màu sắc và có họa tiết hình zic-zac.
Phụ nữ bộ tộc Surma sống ở thung lũng Omo, Ethopia còn sử dụng hoa và trái cây để làm phụ kiện đẹp.
Bộ tộc Himba sinh sống tại Namibia và Angola dùng một hỗn hợp bơ và đất son màu để dán lên người có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và không bị muỗi đốt. Do vật, toàn thân các thành viên bộ tộc Himba có một màu nâu rắn khỏe ấn tượng cộng thêm những phụ kiện đồ sộ.
Theo_Kiến Thức
Choáng với bộ tộc tự làm mình xấu xí vì... quá đẹp Mới đây, người ta đã khám phá ra một bộ tộc tại Ấn Độ có tục lệ đặt nút mũi, xăm hình lên mặt nhằm làm mình trở nên xấu xí hơn. Mục đích là để chứng tỏ mình đã trưởng thành, đồng thời tránh bị người khác bắt đi. Bộ tộc mà chúng ta đang nhắc tới có tên gọi là Apatani....