Bà bầu phòng ngừa Covid-19 như thế nào?
Thai phụ cần bổ sung thực phẩm giàu đạm, vitamin, canxi, trái cây…, duy trì đi bộ, vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng đủ, đúng, giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, bảo vệ thai nhi; giúp bé phát triển tối ưu và là nền tảng cho sức khỏe sau khi sinh ra.
Trong Hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng Covid -19 của Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam, phụ nữ mang thai nên ăn đầy đủ thực phẩm giàu đạm từ thịt, cá, trứng, hải sản, sữa, các loại đậu đỗ… Chọn nguyên liệu tươi ngon và nấu chín kỹ.
Bổ sung canxi, photpho từ sữa, chế phẩm sữa, cua đồng, hải sản để hình thành bộ xương chắc khỏe cho thai nhi. Ăn nhiều rau tươi, trái cây cung cấp vitamin C, beta-caroten và chất xơ dồi dào, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Uống đủ hai lít nước mỗi ngày.
Đảm bảo cân đối giữa chất béo động vật và thực vật. Ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi. Tiếp tục uống bổ sung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất theo chỉ định.
Thay thế các thức ăn trong cùng một nhóm chất dinh dưỡng để đa dạng khẩu phần ăn, nhất là khi bị nghén. Mỗi bữa ăn nên có khoảng 10 loại thực phẩm, trong ngày dùng 20-25 loại thực phẩm khác nhau.
Video đang HOT
Một thai phụ được siêu âm trong phòng cách ly, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ảnh: Lê Nga.
Trong ba tháng đầu thai kỳ, bác sĩ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bà bầu, theo dõi cân nặng, chỉ định uống bổ sung sắt, đa vi chất, đặc biệt là acid folic, theo chỉ định. Chú trọng thực phẩm giàu axit folic như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, cà chua, cam… để tránh dị tật ống thần kinh thai nhi do thiếu axit folic (vitamin B9). Mục tiêu bà bầu tăng 1-2 kg trong ba tháng đầu.
Ba tháng tiếp theo, mẹ hết nghén, chưa mệt mỏi nhiều do thai chèn ép nên có thể tăng khoảng 4-5 kg. Giai đoạn này chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm như tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản… để phát triển chiều cao cho trẻ sau này.
Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, vì vậy chế độ dinh dưỡng cho thai phụ cần đảm bảo đầy đủ, đa dạng. Năng lượng khẩu phần tăng thêm 450 kcal một ngày (tương đương hai bát cơm và thức ăn hợp lý), cân nặng của mẹ tăng khoảng 5-6 kg trong ba tháng này.
Mẹ bầu nên duy trì một số thói quen lành mạnh trong thai kỳ để khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch phòng chống bệnh tật. Cụ thể, thường xuyên tắm nắng mỗi ngày nhằm tổng hợp vitamin D hỗ trợ sự phát triển hệ xương cho thai nhi. Vận động nhẹ nhàng như đi bộ mỗi ngày, tập thở đúng cách để khi sinh nở dễ dàng hơn. Không nên làm việc quá sức hoặc thức quá khuya cũng ảnh hưởng đến cân nặng và trí não của thai nhi. Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng, áp lực hay cáu gắt…
Tránh ăn thực phẩm không an toàn, nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc tiêu hóa như món tái sống, cá biển loại lớn, lươn…
Hạn chế thực phẩm đóng gói sẵn, có chất bảo quản hoặc tẩm ướp màu không đảm bảo; rượu, bia và các chất kích thích khác… Tránh thức ăn có quá nhiều đường và muối.
Thùy An
Lạm dụng chất tẩy rửa phòng COVID-19 làm gia tăng ca ngộ độc
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nhiều người đã lạm dụng chất tẩy để khử trùng nhà tránh COVID-19 nhưng lại vô tình tự đầu độc bản thân.
Nhiều người đã tẩy rửa bề mặt sản phẩm mua từ siêu thị để tránh lây lan virus Corona mới. Ảnh: Business Insider
Các trung tâm kiểm soát ngộ độc đã nhận được báo cáo tăng vọt trong tháng 1 năm nay, tăng 20% so với cùng kỳ 2019, liên quan đến chất tẩy rửa, khử trùng. Tháng 1 cũng là thời điểm Mỹ ghi nhận ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đầu tiên.
Từ tháng 1 đến tháng 3, có 45.550 trường hợp ngộ độc liên quan đến chất khử trùng tẩy rửa, thời điểm tăng mạnh nhất là đầu tháng 3.
Mặc dù không có dữ liệu cho thấy số ca ngộ độc này liên quan trực tiếp đến COVID-19 nhưng CDC đánh giá điều này có thể bắt nguồn từ việc thiếu hụt sản phẩm tẩy rửa khi dịch bệnh lây lan khắp nước Mỹ.
Tờ Business Insider (Mỹ) cho biết một phụ nữ đã nhập viện sau khi rửa các sản phẩm mua từ siêu thị bằng dung dịch tẩy. Cô pha bồn rửa với 10% chất tẩy, nước nóng và dấm sau đó cho các sản phẩm mua từ siêu thị vào. Rồi cô bắt đầu thấy mùi lạ và khó thở. Tiếp đó, người phụ nữ phải nhập viện.
Nguyên nhân gây ngộ độc phổ biến thứ hai là dung dịch rửa tay. Một em bé đã nhập viện sau khi vô tình uống dung dịch rửa tay. Khi xe cứu thương đến, em bé đã không còn phản xạ và nôn ói rất nhiều. Lượng cồn trong máu của em bé tăng cao. Sau 48 giờ điều trị, bệnh nhi được xuất viện.
Bà Erica Hartmann tại Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết không nên sử dụng chất hóa học tẩy rửa mạnh mà nên thay thế bằng xà phòng và nước. Bà Hartmann nói rằng xà phòng có thể giúp "cuốn trôi" virus và vi khuẩn, bao gồm cả SARS-CoV-2.
Trong trường hợp sử dụng chất tẩy và khử trùng, nên dùng tại khu vực thông thoáng khí để tránh nguy cơ hít phải và ngộ độc.
Bà Hartmann còn nhấn mạnh cần theo sát hướng dẫn trên nhãn mác sản phẩm. Cần cất giữ sản phẩm tẩy rửa ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Hà Linh
5 điều không nên làm ngay khi hết cách ly xã hội Đừng hi vọng cuộc sống trở lại bình thường ngay lập tức mà lên kế hoạch tụ tập, du lịch hay buông lỏng việc rửa tay, đeo khẩu trang. Thời tiết ấm lên và lệnh giãn cách xã hội, phong tỏa sẽ được nới lỏng ở nhiều quốc gia. Hàng triệu người đang trong cảm giác bồn chồn, muốn cuộc sống trở lại...