Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Tham khảo một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu tiên.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể người mẹ cần thêm các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất nhiều hơn bình thường. Một chế độ ăn không cung cấp đủ dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Thói quen ăn uống ít chất hay tăng cân quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc các biến chứng khi mang thai hoặc sinh nở. Tóm lại, lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ và em bé. Điều này cũng giúp giảm cân dễ dàng sau khi sinh. Dưới đây là 13 loại thực phẩm rất bổ dưỡng nên ăn khi mang thai.
I. Các loại thực phẩm bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu
1. Các sản phẩm từ sữa
Khi mang thai, người mẹ cần được bổ sung thêm protein và canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Các sản phẩm từ sữa có chứa hai loại protein là: Casein và Whey. Sữa là nguồn bổ sung canxi tốt nhất và cung cấp phốt pho, vitamin B, magie và kẽm.
Sữa chua, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Nó chứa nhiều canxi hơn hầu hết các sản phẩm sữa khác. Một số loại khác cũng có các loại vi khuẩn sinh học, tốt cho tiêu hóa.
Những người không dung nạp được lactose cũng có thể ăn được sữa chua, nhất là sữa chua có chứa men vi sinh. Việc bổ sung men vi sinh khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng âm đạo và dị ứng.
Bà bầu nên bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)
2. Họ nhà đậu
Nhóm thực phẩm này bao gồm đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành và đậu phộng. Các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate (B9) và canxi tuyệt vời.
Folate là một trong những vitamin B (B9). Nó rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ folate. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thần kinh và nhẹ cân ở trẻ nhỏ. Thiếu folate cũng có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật về sau này.
Các loại đậu chứa lượng folate cao. Một chén đậu lăng, đậu xanh hoặc đậu đen có thể cung cấp từ 65% – 90% hàm lượng cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, đậu thường có nhiều chất xơ. Một vài loại đậu cũng chứa nhiều sắt, magie và kali.
Bà bầu nên ăn 1 số loại đậu đậu xanh, đậu nành…3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)
3. Khoai lang
Khoai lang rất giàu beta-carotene. Đây là một hợp chất có trong thực vật được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A rất cần thiết cho sự tăng trưởng của hầu hết các tế bào và mô. Nó cũng rất quan trọng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Phụ nữ mang thai thường được khuyên cần tăng lượng vitamin A lên từ 10 – 40%. Tuy nhiên, bà bầu cũng được khuyến cáo nên tránh sử dụng vitamin A có nguồn gốc động vật vì có thể gây ngộ độc khi hấp thụ quá mức. Do đó, beta-carotene là nguồn vitamin A rất quan trọng đối với người mang thai.
Hơn nữa, khoai lang chứa chất xơ, có thể làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ tiêu hóa và khả năng vận động.
Bà bầu nên ăn khoai lang 3 tháng đầu thai kỳ. (Ảnh minh họa)
4. Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 thiết yếu. Hầu hết mọi người, bao gồm cả phụ nữ mang thai đều không nhận được đủ omega-3 thông qua chế độ ăn uống.
Axit béo omega-3 rất cần thiết trong thai kỳ, đặc biệt là axit béo omega-3 loại DHA và EPA. Những chất này có hàm lượng cao trong hải sản, giúp hình thành bộ não và mắt của thai nhi.
Tuy nhiên, bà bầu thường được khuyên chỉ nên ăn hải sản hai lần một tuần do thủy ngân và các chất độc hại khác có thể có trong cá. Điều này làm cho một số phụ nữ mang thai tránh hoàn toàn hải sản, dẫn đến giảm việc hấp thụ axit béo omega-3 cần thiết.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bà bầu ăn 2-3 bữa cá béo mỗi tuần sẽ có đủ lượng omega-3 theo khuyến khị và giúp tăng nồng độ EPA và DHA trong máu.
Ngoài ra, cá hồi là một trong số rất ít nguồn vitamin D tự nhiên, hay bị thiếu trong chế độ ăn bình thường. Nó đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xương cũng như chức năng miễn dịch.
Bà bầu nên bổ sung thêm cá hồi ở 3 tháng đầu thai kỳ. (Ảnh minh họa)
5. Trứng
Trứng là thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe vì chúng chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Một quả trứng chứa 77 calo và protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Trứng cũng là một nguồn cung cấp choline tuyệt vời. Chất này rất cần thiết đối với cơ thể, bao gồm cả sự phát triển và hoạt động của não. Lượng choline thấp khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, giảm chức năng não ở thai nhi. Trong một quả trứng nguyên chất chứa khoảng 113 mg choline, cung cấp 25% lượng cần thiết hàng ngày cho phụ nữ mang thai.
Bà bầu nên ăn thêm trứng ở 3 tháng đầu thai kỳ. (Ảnh minh họa)
6. Súp lơ, các loại rau xanh
Video đang HOT
Trong súp lơ và các loại rau xanh như cải xoăn, cải bó xôi chứa nhiều chất dinh dưỡng mà bà bầu cần. Chúng bao gồm chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, folate và kali.
Hơn nữa, súp lơ và rau xanh rất giàu chất chống oxy hóa. Chúng cũng chứa các hợp chất có lợi cho hệ thống miễn dịch và tiêu hóa.
Do hàm lượng chất xơ cao, những loại rau này cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón – một vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Việc ăn rau xanh cũng làm giảm nguy cơ sinh nhẹ cân.
Bà bầu nên ăn súp lơ, các loại rau xanh ở 3 tháng đầu thai kỳ. (Ảnh minh họa)
7. Thịt nạc
Thịt bò, thịt lợn và thịt gà là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Ngoài ra, những loại thịt này cũng rất giàu chất sắt, choline và các loại vitamin B khác.
Sắt là một khoáng chất thiết yếu cho các tế bào hồng cầu và rất quan trọng trong việc cung cấp oxy cho tất cả các tế bào của cơ thể. Bà bầu cần nhiều chất sắt hơn bình thường. Nồng độ sắt thấp trong thời kỳ đầu và giữa thai kỳ có thể gây thiếu máu do thiếu sắt, làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh non và nhẹ cân.
Khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu về sắt nếu có chế độ ăn riêng, đặc biệt là khi nhiều phụ nữ mang thai lại không muốn ăn thịt. Tuy nhiên đối với những người có thể ăn thịt đỏ thường xuyên thì sẽ giúp tăng việc hấp thu sắt từ chế độ ăn.
Ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam hoặc ớt chuông cũng giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt.
Bà bầu nên ăn thịt nạc bổ sung thêm protein cho 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)
8. Dầu gan cá
Loại dầu này được làm từ gan của cá, thường là cá tuyết. Nó rất giàu axit béo omega-3 EPA và DHA, cần thiết cho sự phát triển não và mắt của thai nhi.
Dầu gan cá cũng có nhiều vitamin D. Nó có thể có lợi cho những người không thường xuyên ăn hải sản hoặc muốn bổ sung omega-3 và vitamin D.
Lượng vitamin D thấp có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật. Biến chứng nguy hiểm có thể gây ra huyết áp cao, sưng tay chân và tăng số lượng protein trong nước tiểu.
Nếu sử dụng dầu gan cá tuyết trong giai đoạn đầu mang thai sẽ giúp tăng cân nặng thai nhi và giảm nguy cơ mắc bệnh sau này của em bé.
Một khẩu phần dầu gan cá (có thể là một muỗng canh hoặc 15ml) cung cấp nhiều hơn lượng omega-3, vitamin D và vitamin A được khuyến nghị hàng ngày. Tuy nhiên không nên uống dầu gan cá hơn một khẩu phần mỗi ngày. Vì quá nhiều vitamin A cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Hàm lượng omega-3 cao cũng gây ra loãng máu.
Bà bầu nên uống thêm dầu gan cá để bổ sung omega-3 EPA và DHA. (Ảnh minh họa)
Quả mọng chứa nhiều nước, đường bột lành mạnh, vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa. Đặc biệt chúng thường có lượng vitamin C cao, giúp cơ thể hấp thụ chất sắt. Vitamin C cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của làn da và chức năng miễn dịch.
Các loại quả mọng có lượng đường tương đối thấp nên chúng không gây tăng chỉ số đường trong máu. Đây cũng là một món ăn nhẹ tuyệt vời vì chứa cả nước, chất xơ, có nhiều hương vị và giá trị dinh dưỡng nhưng ít calo.
Thực phẩm này có thể giúp đáp ứng được nhu cầu về calo cao của bà bầu. Trái ngược với ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt nhiều chất xơ, vitamin và các hợp chất có trong thực vật.
Yến mạch và quinoa cũng chứa một lượng protein vừa phải, đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai.
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt thường giàu vitamin B, chất xơ và magie. Những chất này thường bị thiếu trong chế độ ăn của phụ nữ có thai.
Bà bầu nên ăn thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt. (Ảnh minh họa)
11. Quả bơ
Đây là một loại trái cây đặc biệt vì chúng chứa rất nhiều axit béo không bão hòa đơn. Bơ cũng có nhiều chất xơ, vitamin B (đặc biệt là folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C.
Do có hàm lượng chất béo, folate và kali tốt cho sức khỏe nên bơ là lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu. Các chất béo lành mạnh giúp hình thành da, não và các mô của thai nhi, còn folate có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.
Ngoài ra, kali có thể giúp giảm chuột rút ở chân – hiện tượng xảy ra ở một số phụ nữ mang thai. Trên thực tế, bơ chứa nhiều kali hơn chuối.
12. Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô thường chứa nhiều calo, chất xơ và các vitamin và khoáng chất khác nhau. Một miếng trái cây sấy khô có cùng một lượng dưỡng chất như trái cây tươi, chỉ là không có nước và khối lượng nhỏ hơn.
Do đó, một khẩu phần trái cây sấy khô có thể cung cấp một tỷ lệ lớn vitamin và khoáng chất, bao gồm folate, sắt và kali.
Mận rất giàu chất xơ, kali, vitamin K và sorbitol. Những chất này có tác dụng nhuận tràng tự nhiên và giúp làm giảm táo bón.
Chà là có nhiều chất xơ, kali, sắt và các hợp chất thực vật. Bà bầu tháng thứ ba nếu ăn thường xuyên có thể giúp tạo thuận lợi cho việc giãn cổ tử cung và giảm nguy cơ gây chuyển dạ.
Tuy nhiên, trái cây sấy khô chứa lượng đường tự nhiên cao. Vì thế mặc dù trái cây sấy khô có thể giúp cung cấp calo và nhiều dưỡng chất nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều một lúc.
13. Nước
Khi mang thai, lượng máu tăng thêm 1,5 lít hoặc khoảng 50 ounce. Do đó, cơ thể cần phải được cung cấp nước đúng cách. Nếu bà bầu không bổ sung đủ nước thì có thể bị mất nước.
Các triệu chứng của việc mất nước nhẹ gồm có đau đầu, lo lắng, mệt mỏi, tâm trạng xấu và giảm trí nhớ.
Hơn nữa, việc tăng lượng nước uống có thể giúp người mẹ giảm táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp trong thai kỳ.
Phụ nữ mang thai nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, nhưng cần thay đổi theo nhu cầu của từng cá nhân. Nên lưu ý rằng cơ thể cũng nhận được nước từ các loại thực phẩm và đồ uống khác như trái cây, rau, cà phê và trà.
Theo nguyên tắc thông thường thì nên uống nước khi khát và uống cho đến khi dịu cơn khát.
II. Kết luận
Những gì ăn trong khi mang thai ảnh hưởng đến năng lượng và tinh thần của người mẹ. Nó cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của em bé.
Do nhu cầu về calo và chất dinh dưỡng trong thai kỳ đều tăng lên nên quan trọng là phải chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu chất dinh dưỡng.
Việc tăng cân khi mang thai là điều bình thường, nhưng quan trọng là phải tăng cân một cách lành mạnh. Điều này sẽ có lợi cho sức khỏe của mẹ và em bé về sau.
Danh sách các thực phẩm nên ăn trên đây sẽ giúp có khởi đầu tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Theo Giadinh,net
Kinh nghiệm giảm cân sau sinh giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn
Một chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào giúp chị em sau sinh lấy lại vóc dáng như thời con gái? Hãy tham khảo những kinh nghiệm giảm cân sau sinh của các bà mẹ bỉm sữa được tổng hợp dưới đây nhé.
1. Phương pháp giảm cân sau sinh
Sau sinh con cơ thể mẹ sẽ thay đổi nhiều, các cơ lỏng lẻo và kém săn chắc, thân hình trở nên sồ sề hơn thấy rõ. Một số mẹ còn tự ti đến mức trầm cảm. Một số khác thì vì nhanh chóng muốn lấy lại vóc dáng mà sẵn sàng nhịn ăn, tập luyện quá sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả em bé nữa.
Vì vậy bạn nên ăn uống đều đặn để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể hoạt động, tạo sữa nuôi con.
Sau sinh con cơ thể mẹ sẽ thay đổi nhiều, các cơ lỏng lẻo và kém săn chắc, thân hình trở nên sồ sề hơn thấy rõ - Ảnh minh họa: Internet
Việc ăn đều đặn sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng thức ăn của mình, giảm cảm giác thèm ăn, giúp mẹ có thể giảm cân một cách chủ động. Bởi vì khi bạn thèm ăn thường sẽ ăn bất cứ thứ gì có trước mặt, là nguyên nhân chính nạp thêm năng lượng dư thừa bất lợi cho cơ thể.
1.2 Luôn mang theo những thức ăn nhẹ lành mạnh bên mình
Việc nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc con nhỏ sẽ khiến mẹ mất nhiều năng lượng và luôn cảm thấy đói. Thay vì ăn bất kỳ loại thực phẩm nào tìm thấy bạn hãy chủ động mang thêm những thức ăn nhẹ như trái cây tươi, trái cây sấy khô ít ngọt để kiểm soát lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể tốt hơn. Đây là một mẹo nhỏ để giảm cân sau sinh hiệu quả mà nhiều mẹ không hề để ý tới. Hãy thử đi, rất hữu ích đối với mẹ đấy!
Thay vì ăn bất kỳ loại thực phẩm nào tìm thấy bạn hãy chủ động mang thêm những thức ăn nhẹ như trái cây tươi, trái cây sấy khô ít ngọt để kiểm soát lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể tốt hơn - Ảnh minh họa: Internet
1.3 Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng thay vì các chất béo và đường
Đương nhiên rồi, đối với các mẹ đang cho con bú thì cần được chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn. Nhưng bạn cũng đừng lầm tưởng chất dinh dưỡng với chất béo và đường nhé.
Hãy lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều protein, sắt, canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Protein sẽ cung cấp các axit amin cho cơ thể bạn đồng thời cũng giúp bạn no lâu hơn. Đây mới là chế độ ăn giảm cân sau sinh khoa học nhất.
Những loại thức ăn chứa nhiều protein mẹ nên bổ sung là: thịt, trứng, cá, sữa, các loại đậu,...
Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt là: rau có màu xanh đậm, các loại hạt, trái cây họ cam chanh...
Thức ăn giàu canxi như: hải sản, trứng, cá, sữa, phô mai, rong biển, cải xoong,...
Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa nhiều omega 3 vừa tốt cho sức khỏe của mẹ lại hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của em bé.
Hãy lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều protein, sắt, canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình - Ảnh minh họa: Internet
1.4 Hạn chế tối đa những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối, đường
Các loại thực phẩm này không những chứa một lượng calo khổng lồ khiến bạn tăng cân nhanh mà còn chứa nhiều chất phụ gia công nghiệp không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế hãy hạn chế hoặc tốt nhất là không nên ăn.
1.5 Ghi nhật ký giảm cân hằng ngày
Việc theo dõi và ghi nhật ký hàng ngày sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cũng như tăng quyết tâm và nhắc nhở bạn trong suốt quá trình giảm cân sau sinh của mình.
Hãy dùng một cuốn sổ hoặc các ứng dụng trên thiết bị điện thoại, một thiết bị đo hỗ trợ để theo dõi việc thực hiện quá trình giảm cân của mình từng ngày, tuần, tháng và năm.
Nên chọn một thời điểm nhất định trong ngày để cân trọng lượng rồi ghi vào sổ. Thường vào buổi sáng thì cơ thể con người có trọng lượng nhẹ nhất. Đây là một bí quyết giảm cân sau khi sinh con khá hiệu quả mẹ nên thử áp dụng nhé!
1.6 Đừng để căng thẳng quá mức sẽ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát
Chăm sóc con nhỏ là một việc rất vất vả. Ngoài việc chăm chút bữa ăn, vệ sinh, giặt giũ... mẹ còn phải thức khuya để chăm con. Việc mất ngủ sẽ khiến mẹ dễ trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra thời kỳ này tâm lý mẹ cũng khá nhạy cảm nên rất dễ tủi thân khi có ai đó "đụng chạm".
Hiểu được điều này, mẹ nên chủ động giảm stress đến mức thấp nhất có thể. Đừng để mình rơi vào tình trạng căng thẳng quá. Điều này còn ảnh hưởng đến quá trình giảm cân của bạn bởi khi căng thẳng, cơ thể bạn có xu hướng tích lũy mỡ thừa ở vùng bụng, nơi mà bạn cảm thấy tự ti nhất.
Đừng để mình rơi vào tình trạng căng thẳng quá. Điều này còn ảnh hưởng đến quá trình giảm cân của bạn bởi khi căng thẳng, cơ thể bạn có xu hướng tích lũy mỡ thừa ở vùng bụng, nơi mà bạn cảm thấy tự ti nhất - Ảnh minh họa: Internet
Để giảm căng thẳng, bạn hãy viết những nỗi lo lắng, bực dọc của mình ra giấy rồi đốt đi. Hoặc cũng có thể viết vào cuốn nhật ký nuôi con của mình.
Nên tìm người để chia sẻ những tâm sự trong lòng mình. Có thể là chồng, bạn bè hay mẹ đẻ mình. Đừng cố gắng giữ mọi thứ trong lòng sẽ làm bạn dễ muốn nổ tung lên.
Ngoài ra hãy tập trung vào những khoảnh khắc hạnh phúc bên con. Nụ cười của con hay những tiếng ê a, cử chỉ ngộ nghĩnh của con sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi một cách thần kỳ.
1.7 Vận động một cách khoa học
Chẳng có một phương pháp giảm cân nào tốt hơn tập thể dục thể thao cả. Nó vừa giúp bạn giảm mỡ, vừa giúp cơ thể săn chắc lại có lợi cho làn da. Nói chung vận động là một trong các cách giảm cân sau sinh tốt nhất dành cho mẹ. Bạn có thể tham gia một câu lạc bộ thể dục, tập yoga, lựa chọn một môn thể thao mình yêu thích hoặc có thể chạy bộ đều tốt.
2. Một số bài tập thể dục giảm cân sau sinh hiệu quả nhất
2.1 Đi bộ
Đi bộ để giảm cân là phương pháp đơn giản nhất và hiệu quả nhất mà mẹ nào cũng có thể làm được. Đi bộ giúp bạn giảm cân toàn thân. Bạn có thể tận dụng ngay cả khi đang chăm con.
Hãy đi bộ hoặc đẩy xe cho con đi quanh nhà, quanh khu vực mà bạn sinh sống vừa có thể giúp giảm cân lại vừa tranh thủ tận hưởng những khoảnh khắc thảnh thơi bên con - Ảnh minh họa: Internet
Hãy đi bộ hoặc đẩy xe cho con đi quanh nhà, quanh khu vực mà bạn sinh sống vừa có thể giúp giảm cân lại vừa tranh thủ tận hưởng những khoảnh khắc thảnh thơi bên con. Bạn cũng có thể dùng địu để địu con, tập hợp những bà mẹ trong xóm cùng đi để trò chuyện cũng là một cách hay để vừa tập thể dục vừa xả stress một cách rất hiệu quả.
2.2 Bài tập plank
Sau sinh chắc chắn vùng bụng của mẹ rất bùng nhùng. Bài tập plank là một cứu cánh cho mẹ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Hãy áp dụng bài tập này hằng ngày để vùng bụng của mẹ thon gọn hơn nhé!
2.3 Thử các bài tập tạ
Hãy sử dụng các bài tập tạ sẽ giúp bạn giảm cân nhanh và tăng cường cơ bắp.
Nên sử dụng tạ nhẹ để tập thời gian đầu. Khi cảm thấy bị kích thích tuyến sữa thì hãy dừng lại một thời gian.
Hãy sử dụng các bài tập tạ sẽ giúp bạn giảm cân nhanh và tăng cường cơ bắp - Ảnh minh họa: Internet
Trên đây là chia sẻ về những kinh nghiệm giảm cân sau sinh hiệu quả nhất. Mẹ nên căn cứ vào thể trạng và sức khỏe của mình để áp dụng một cách khoa học. Đừng vì nôn nóng giảm cân mà áp dụng các cách giảm cân một cách mù quáng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như em bé. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh và nhanh chóng lấy lại vóc dáng như mong muốn!
Hà Phong
Theo doanhnghiepvn.vn
Đi ăn nhà hàng, bạn nên tránh xa 2 món này vì vừa tốn tiền lại làm tăng cân đáng kể Theo chuyên gia dinh dưỡng đây chính là 2 món mà bạn không nên gọi khi đi ăn nhà hàng. 1. Salad xà lách Nghe qua thì khá hay ho nhưng thực ra đây lại là món ăn mà bạn nên tránh xa khi đi ăn nhà hàng. Theo chuyên gia dinh dưỡng Sarah Asay: "Salad xà lách thường có chứa nhiều kcal...