Bà bầu cẩn trọng với bệnh trĩ
Hơn 50% phụ nữ trong thai kỳ sẽ bị bệnh trĩ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây nhiều biến chứng phức tạp như: tắc mạch trong búi trĩ, gây hoại tử khiến người bệnh đau đớn, nguy hiểm tính mạng cho cả thai phụ và thai nhi. Phòng tránh và điều trị phù hợp bệnh trĩ khi đang mang thai rất quan trọng.
Thai phụ bị bệnh trĩ nên ngâm nước ấm vùng hậu môn 2-3 lần mỗi ngày, chăm đi bộ, uống đủ nước và tránh ăn nhiều gia vị cay như: ớt, tiêu…
Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý hậu môn, trực tràng. Trĩ xuất hiện do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn, trực tràng. Theo thời gian, rồi thì ai cũng sẽ bị bệnh trĩ. Trĩ vốn dĩ là một trạng thái sinh lý bình thường nên không xác định được thời gian khởi phát. Chỉ khi xuất hiện các rối loạn không tự điều chỉnh được, đau đớn ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và lao động thì ngươi bênh mới đi khám và điều trị.
3 tháng cuối thai kỳ dễ bị mắc bệnh trĩ
Bác sĩ Nguyễn Phú Hữu, Phó trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân cho biết: Phụ nữ mang thai dễ bị bệnh trĩ, đặc biệt là ở 3 tháng cuối của thai kỳ do có nhiều yếu tố thuận lợi gây bệnh trong thời gian này như:
Táo bón keo dai: Thai nhi lớn trong tử cung chèn ép trực tràng gây nên tình trạng táo bón. Khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần so với thông thường. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ khi to quá sẽ sa ra ngoài. Tăng nguy cơ tắc búi trĩ.
Tăng áp lực ổ bụng: Do tử cung to dần và lượng máu trong cơ thể của mẹ cũng tăng theo sự phát triển thai nhi, gây chèn ép các mạch máu vùng hậu môn, trực tràng làm trĩ dễ xuất hiện. Lưu ý là, tình trạng tăng áp lực ổ bụng còn gặp ở những người viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
Ít vận động: Người mang thai thường bị hạn chế vận động, ít đi lại, kèm theo sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm các thành tĩnh mạch kém bền. Khi không còn vững chắc như thường ngày, các thành tĩnh mạch vùng hậu môn có xu hướng sưng lên và mở rộng, bệnh trĩ vì thế dễ xuất hiện hơn.
Triệu chứng của bệnh trĩ
R máu: Đây là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất ở người bệnh trĩ.
Sa búi trĩ: Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện có ra máu. Lúc đầu người bệnh sau khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn; về sau các búi trĩ sa nhiều, nằm ngoài hậu môn kể cả không đi đại tiện.
Cảm giác đau do tắc mạch xuất hiện trong búi trĩ, có thể đi kèm tình trạng nứt hậu môn. Trĩ tắc mạch khiến người bệnh rất đau đớn, nhấp nhổm và nếu để lâu 3-5 ngày có thể dẫn tới hoại tử.
Sự khó chịu ở vùng hậu môn, xuất tiết, ngứa. Thiếu máu do ra máu rỉ rả theo thời gian.
Cần phân biệt với bệnh lý khác
Dưa trên triêu chưng lâm sang như: đai tiên co mau tươi. Cần lưu ý rằng đại tiện có máu tươi là triệu chứng có thể gặp ở rất nhiều bệnh lý khác nhau như: như ung thư trưc trang, viêm loet đai trưc trang xuất huyết, polyp đai trưc trang. Vi vây khi nghi ngơ bi bênh tri với dấu hiệu đại tiện ra máu, cân đi kham đê loai trư cac bênh ly noi trên.
Video đang HOT
Nôi soi đai trưc trang ông mêm co thê chân đoan chinh xac bênh tri va chân đoan phân biêt vơi cac bênh ly khac ơ trưc trang va đai trang như: ung thư trực tràng, ung thư ống hậu môn…
Ưu tiên điều trị nội khoa trong thai kỳ
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ mà có các phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị nội khoa thường áp dụng trong thai kỳ. Đa số việc dùng thuốc điều trị chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Hầu hết phụ nữ rất khó chịu với các triệu chứng của bệnh trĩ và chỉ cảm thấy thoải mái sau khi đã sinh con. Có ngươi phải vài tuần sau sinh thì các triệu chứng của bệnh trĩ mới mất đi.
Đối với các thai phụ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, cây lá không rõ nguồn gốc để làm giảm triệu chứng bệnh trĩ vì có thể dẫn tới nhiều vấn đề đáng tiếc. Việc điều trị trĩ ở thai phụ cần được bác sĩ theo dõi sát sao.
Dùng thuốc: Gồm các thuốc có tác dụng hỗ trợ sự bền chắc tĩnh mạch, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch. Thuốc phải được bác sĩ kê đơn.
Thuốc bôi tại chỗ: Các loại thuốc mỡ và đạm bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
Thai phụ cần tránh sử dụng rất nhiều loại thuốc kháng sinh vì rất nguy hiểm cho thai nhi. Không được tự ý mua thuốc chữa trị tại nhà mà phải tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Điều trị bằng thủ thuật va phâu thuât: BS. CKII Nguyễn Phú Hữu cho biết: phẫu thuật hay thủ thuật điều trị thường áp dụng sau khi bệnh nhân sinh xong mà vẫn còn bị trĩ. Tiêm xơ bui tri, thăt bui tri băng vong cao su, liêu phap đông lanh, quang hoc, đôt điên la nhưng thu thuât đươc ap dung đê loai trư bui tri đô I, đô II. Nhiêu phương phap phâu thuât đa đươc ap dung, phô biên nhât hiên nay ơ Viêt Nam la phâu thuât cắt trĩ từng búi Saint Mark và phương pháp mổ bằng máy Longo.
Xây dựng lối sống tốt hạn chế mắc bệnh trĩ
Thai phụ có thể chủ động áp dụng các phương pháp sau để hạn chế bệnh trĩ:
Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như: cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị cay như: ớt, tiêu… Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ, hoa quả có tính mát, có thể dùng một ít thuốc nhuận trường.
Vận động: Phụ nữ mang thai bị trĩ nên vận động thường xuyên. Đơn gian la đi bô môi ngay đê tăng lưu thông mau và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ: Có thể ngâm nước ấm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút. Vệ sinh vùng hậu môn là điều cần thiết cho những người bị trĩ. Càng nhịn đi tiêu, vệ sinh không sạch sẽ thì bệnh càng trở nên nặng hơn.
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân trĩ.
Bà bầu ăn củ đậu được không và ăn bao nhiêu thì tốt?
Bà bầu ăn củ đậu được không hay bầu ăn củ đậu có tốt không là thắc mắc của nhiều mẹ. Bà bầu ăn củ đậu thường xuyên có thể giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của thai kỳ như táo bón, tiêu chảy hay trĩ.
Củ đậu là một loại củ có rất nhiều chất xơ, nước có tác dụng thanh mát cực kỳ tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn củ đậu được không và củ đậu có tốt cho mẹ bầu hay không hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bà bầu ăn củ đậu được không?
Củ đậu là một loại củ có chứa rất nhiều dưỡng chất như Calories; Carbohydrate; Protein; Chất xơ, đặc biệt còn có chứa vitamin C, folate, sắt, magie, kali, mangan... đó đều là những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu.
Củ đậu có tác dụng thanh nhiệt và đặc biệt hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa vì vậy bà bầu có thể ăn được củ đậu.
Bà bầu có thể ăn củ đậu (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn củ đậu có tốt không?
Theo nghiên cứu, trong 130g củ đậu có chứa Calories: 49, Carbohydrate: 12g, Protein: 1g, Chất xơ: 6,4g... ngoài ra còn có vitamin C, folate, sắt, magie, kali, mangan...
Đó là những chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Bà bầu ăn củ đậu thường xuyên có thể giải quyết được vấn đề của hệ tiêu hóa, giải quyết được vấn đề táo bón khi mang thai rất hiệu quả.
Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn củ đậu, cũng nên ăn củ đậu và củ đậu tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
Củ đậu tốt cho sức khỏe của mẹ (Ảnh minh họa)
Lợi ích khi bà bầu ăn củ đậu
Củ đậu tốt cho sức khỏe của mẹ bầu đồng thời cũng giúp cho sự phát triển của thai nhi. Những lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn củ đậu đó là:
- Củ đậu giàu canxi tốt cho xương và răng
Trong thành phần dinh dưỡng của củ đậu có chứa canxi và phốt pho. Đây là 2 thành phần quan trọng trong hình thành và phát triển xương khớp, hệ xương của thai nhi và giúp bà bầu phòng tránh được bệnh về xương. Canxi và phốt pho cũng giúp ích cho răng của cả mẹ bầu và em bé trong bụng. Mẹ ăn củ đậu có thể phòng tránh được bệnh loãng xương, sâu răng.
- Củ đậu có tác dụng trị ốm nghén khi mang thai
Mang thai ăn củ đậu có thể giảm thiểu được tình trạng ốm nghén, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Củ đậu có chứa hơn 90% là nước; 4,51% đường glucoza; 2,4% tinh bột vì vậy đặc biệt có lợi cho mẹ bầu bị ốm nghén.
- Bầu ăn củ đậu tốt cho hệ tiêu hóa
Củ đậu được biết đến như là một thần dược cung cấp chất xơ, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng táo bón, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn củ đậu thường xuyên có thể giảm thiểu được các triệu chứng táo bón, trĩ và tiêu chảy. Đồng thời, chất xơ cũng giúp ích cho mẹ trong việc duy trì cân nặng.
- Củ đậu bổ sung vitamin C cho mẹ bầu
Bầu ăn củ đậu giúp bổ sung vitamin C dội dào. Vitamin C có tác dụng tích cực trong tăng cường sức đề kháng, giúp bà bầu tránh được những chứng bệnh thường gặp khi mang thai.
Ngoài ra, vitamin C cũng có tác dụng giúp xương, răng chắc khỏe, làn da căng đẹp. Củ đậu cũng còn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu cho mẹ bầu.
Củ đậu tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu (Ảnh minh họa)
- Củ đậu giúp làm đẹp da
Củ đậu có chứa nhiều nước, bà bầu ăn củ đậu bổ sung lượng nước cần thiết giúp làn da căng bóng, có đủ nước để duy trì độ ẩm. Ngoài ăn thì củ đậu cũng có thể sử dụng để đắp mặt giúp làm đẹp da cho mẹ.
- Củ đậu bổ sung chất sắt
Hàm lượng chất sắt có trong củ đậu cũng rất cao. Sắt đặc biệt cần thiết cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Bà bầu ăn củ đậu có thể giúp bổ sung sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây nên.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu củ đậu thì tốt?
Mặc dù củ đậu có tác dụng nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thì lại không thật sự tốt. Bà bầu chỉ nên ăn tối đa khoảng 200g củ đậu 1 ngày, không nên ăn quá nhiều và có thể chế biến thành nhiều món như hầm, nộm... để ăn hoặc ăn sống.
Bà bầu cần chú ý, củ đậu có thể gây nên cảm giác "no giả" do có chứa nhiều nước, dễ khiến mẹ bầu cảm thấy nó và không muốn ăn thêm các thực phẩm khác dễ gây thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, ăn vừa phải là tốt nhất.
Bà bầu cũng không ăn quá nhiều vì củ đậu có nhiều nước, dễ gây tiêu chảy.
Củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu, cách dùng thế nào? Củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu? Củ gai vị ngọt, lành tính, không độc có tác dụng an thai, cầm máu, giải độc, giải nhiệt hiệu quả cho bà bầu. Củ gai hay còn gọi là tầm ma, tầm gai, cây gai bánh. Củ gai là phần rễ của cây gai, giống như củ khoai, củ sắn... Củ gai...