Bà bầu ăn cóc được không và nên ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Cóc là một loại trái cây có độ chua rôn rốt, giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Bà bầu ăn cóc được không là thắc mắc của nhiều mẹ. Bà bầu có thể ăn cóc nhưng cần ăn một lượng phù hợp.
Cóc là một loại trái cây có vị chua rôn rốt khá dễ ăn. Phụ nữ đặc biệt thích loại quả này. Vậy với bà bầu ăn cóc được không, có tốt không?
Bà bầu ăn cóc được không?
Theo Đông y, quả cóc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giải khát, đồng thời cũng có chứa nhiều acid ascorbic tốt cho sức khỏe.
Bà bầu ăn cóc được không? Câu trả lời là bà bầu có thể ăn cóc. Cóc có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bà bầu, giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, tốt cho thị giác, hấp thụ chất sắt tốt.
Bà bầu có thể ăn cóc. (Ảnh minh họa)
Thành phần dinh dưỡng có trong quả cóc
Cóc là trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cụ thể:
- Vitamin C
- Sắt
- Chất xơ
- Canxi
- Acid ascorbic
- Vitamin A
Video đang HOT
- Glucid
- Protein
- Lipid
Đặc biệt, trong 100g cóc có chứa 42g acid ascorbic có tác dụng tăng cường sức đề kháng phòng tránh các chứng bệnh cúm khi mang thai.
Bà bầu ăn cóc có tốt không, có lợi không?
Với những thành phần dinh dưỡng mà cóc mang đến, bà bầu ăn cóc có được những lợi ích tuyệt vời sau đây:
- Bà bầu ăn cóc tốt cho hệ tiêu hóa
Cóc là một loại quả có chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là những mẹ bầu tránh được rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa táo bón khi mang thai…Bên cạnh chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa thì quả cóc cũng giúp mẹ ổn định cân nặng trong quá trình mang thai.
- Cóc giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu
Hàm lượng vitamin C có trong 100g cóc có thể cung cấp được 1/2 lượng vitamin C cơ thể cần trong 1 ngày. Bổ sung vitamin C giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, hấp thụ sắt tốt hơn, tổng hợp collagen, protein. Vitamin C cũng giúp cho mẹ có một làn da khỏe mạnh hơn, tránh được các chứng sạm da khi mang thai.
- Cóc bổ sung sắt ngừa thiếu máu
Trong 100g cóc đem lại 3,2 mg sắt, hàm lượng sắt có trong 100g cóc chiếm 18% hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Cóc cung cấp lượng sắt thiết yếu giúp mẹ tránh được thiếu máu do thiếu sắt gây nên.
- Cóc bổ sung canxi cho bà bầu
Trong 100g cóc có chứa đến 32 mg canxi, tương đương với 3% lượng canxi cần bổ sung trong 1 ngày cho bà bầu. Canxi là vô cùng cần thiết trong quá trình mang thai, giúp phát triển hệ xương của em bé, mẹ bầu cũng tránh được bệnh xương khớp. Bổ sung canxi giúp tránh được loãng xương sau sinh.
Bầu ăn cóc giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết. (Ảnh minh họa)
- Bà bầu ăn cóc hạn chế tiểu đường thai kỳ
Cóc chín sấy khô và xay thành bột mỗi ngày uống 3 thìa trước bữa ăn 30 phút và uống liên tục trong 1 – 2 tháng mẹ bầu sẽ thấy được lượng đường trong máu được kiểm soát tốt hơn, phòng tránh được tiểu đường khi mang thai.
- Cóc bổ sung vitamin A tránh nhiễm trùng, tốt cho mắt
Vitamin A có trong quả cóc giúp cho các mô khỏe mạnh, bà bầu ăn cóc thường xuyên sẽ giúp chữa lành các vết thương ngoài da, tránh gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, vitamin A cũng có tác dụng tích cực cho thị lực của mẹ. Chất Retinol có trong quả cóc giúp điều phối các đồ vật trong võng mạc nhằm thu lại hình ảnh và truyền tải đến não.
Cóc tốt cho mẹ bầu nhưng không nên ăn quá nhiều. (Ảnh minh họa)
Bà bầu nên ăn bao nhiêu quả cóc thì tốt?
Tuy cóc có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và bà bầu hoàn toàn có thể ăn cóc những không nên ăn quá nhiều. Bà bầu ăn 100g cóc/ ngày và không nên ăn liên tục. Cóc có nhiều chất xơ ăn quá nhiều dễ gây dư thừa.
Đồng thời, cóc dù chín hay xanh cũng vẫn có độ chua nhẹ, bà bầu không nên ăn quá nhiều và liên tục có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và gây no bụng ảnh hưởng tới quá trình ăn các thực phẩm khác.
Các loại cóc, xoài… đều có chứa 1 lượng axit lớn, nếu ăn quá nhiều dễ gây dư thừa axit ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Ăn quá nhiều cóc cũng dễ gây viêm loét dạ dày…
Mách mẹ cách đếm cử động của thai nhi để biết được con yêu trong bụng vẫn đang khỏe mạnh
Bà bầu nào mà chưa biết cách đếm cử động của thai nhi thì hãy tìm hiểu ngay nhé.
Thời điểm đếm cử động của thai nhi
Đầu tiên là phải biết thời điểm bắt đầu đếm cử động của thai nhi, thông thường không nên đếm cử động thai quá sớm. Thời điểm tốt nhất để đếm cử động thai là đếm cử động thai từ tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ cho đến khi sinh nở.
Các mẹ bầu có thể đếm cử động của thai nhi đều đặn hàng ngày, ba lần một ngày, mỗi lần đếm 1 giờ. Khi bắt đầu đếm cử động của thai nhi, mẹ nên chọn một tư thế ngồi thoải mái, sau đó đặt nhẹ tay lên thành bụng và tĩnh tâm để cảm nhận các hoạt động của thai nhi.
Trong quá trình đếm cử động của thai nhi, mẹ bầu có thể ghi chép lại vào giấy để tránh bỏ sót.
Cách đếm cử động của thai nhi
Mẹ bầu có thể chọn một trong 2 cách đếm cử động của thai nhi như sau:
Cách 1: Mỗi ngày làm một lần vào sáng, chiều, tối, mỗi lần đếm 1 tiếng, nói chung là đợi đến khi tần suất hoạt động của thai nhi cách nhau 5 - 6 phút rồi mới di chuyển. Sau mỗi lần đếm số lần cử động của thai nhi, bạn có thể cộng tổng số chuyển động của cả ngày rồi nhân với 4 để biết tổng số lần cử động của thai nhi trong 12 giờ.
Cách 2: Các mẹ có thể chọn đếm một lần vào ban đêm khi em bé hoạt động nhiều hơn, cũng mất 1 giờ. Nếu thai cử động một lần thì đếm một lần, nếu cử động nhiều lần liên tiếp thì chỉ đếm một lần, chờ đợi cử động tiếp theo của thai nhi sẽ mất từ 5-6 phút. Sau một thời gian, số lần cử động của thai nhi được nhân với 12 để được tổng số lần cử động của thai nhi trong 12 giờ.
Cử động của thai nhi như thế nào là bình thường?
1. Cử động thai nhi trung bình mỗi giờ hơn 3 lần, và 12 giờ cần hơn 30 cử động của thai nhi mới được coi là bình thường, điều này cũng thể hiện sự phát triển khỏe mạnh của bé.
2. Nếu sau 12 giờ cộng lại mà số lần hoạt động của thai nhi ít hơn 20 lần thì có nghĩa là thai nhi có khả năng bị thiếu oxy trong tử cung.
3. Nếu ít hơn 10 lần có nghĩa là thai nhi đang gặp nguy hiểm và bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
4. Ngược lại, nếu tần suất cử động của thai nhi quá cao, rất có thể là nguyên nhân từ người mẹ, ví dụ như: mẹ vừa ăn, mẹ vừa đi tắm,... Nếu xảy ra trường hợp này, mẹ bầu có thể đợi đến khi bình tĩnh rồi mới tiến hành. Trong phần đếm cử động của thai nhi, nếu cử động của thai nhi trở lại bình thường thì không cần quá lo lắng, nếu không trở lại bình thường thì mẹ bầu cần đi khám.
Đau đầu có phải dấu hiệu nhận biết cảm cúm khi mang thai nhanh nhất? Trong giai đoạn đầu mang thai, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm nên sẽ dễ bị cảm cúm. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết cảm cúm khi mang thai nhanh nhất? Nhiều bà bầu lo lắng rằng liệu mình có đang mắc bệnh cảm cúm hay không và dấu hiệu như thế nào thì biết mình đang mắc bệnh cảm...