Ba bài học xương máu từ cuộc chiến Armenia – Azerbaijan
Chiến thắng của Azerbaijan trước Armenia tại Nagorno- Karabakh không chỉ cho thấy ưu thế của công nghệ, mà còn mang đến nhiều bài học tác chiến cho châu Âu.
Azerbaijan đã liên tục hiện đại hóa lực lượng vũ trang trong suốt 10 năm qua, nhưng trước khi cuộc chiến 6 tuần tại Nagorno-Karabakh nổ ra, không nhiều chuyên gia quân sự dự đoán họ sẽ giành được chiến thắng áp đảo như vậy trước Armenia.
Thắng lợi của Azerbaijan chủ yếu bắt nguồn từ lợi thế công nghệ và tài chính, khi nước này có thể mua nhiều khí tài hiện đại từ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, vượt xa những gì có trong biên chế Armenia. Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR) cho rằng cuộc chiến còn mang lại nhiều bài học phức tạp và sâu sắc hơn, cho thấy khả năng phòng thủ của châu Âu trong các cuộc chiến tương lai.
Xe chiến đấu Tor-M2KM Armenia bị UAV Azerbaijan phá hủy. Video: Bộ Quốc phòng Azerbaijan .
Bài học thứ nhất mà cuộc chiến mang lại là diễn biến mọi cuộc chiến tranh đều chịu ảnh hưởng từ tình hình chính trị , nhất là những sự kiện khơi mào chúng.
Ngay từ đầu, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ đã rất tự tin về thành công của chiến dịch quân sự chiếm lại Nagorno-Karabakh, trong bối cảnh Nga tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không hỗ trợ Armenia chiến đấu ngoài biên giới được quốc tế công nhận của nước này.
Nga dường như cũng nhận ra áp lực quân sự từ Azerbaijan là một cách làm suy yếu chính quyền Thủ tướng Armenia Nikon Pashinyan, người dẫn đầu phong trào thay đổi bộ máy chính trị thân cận với Moskva hồi năm 2018.
Chiến dịch quân sự của Azerbaijan cũng có thể buộc Armenia chấp nhận kế hoạch hòa bình do Nga đề xuất và củng cố ảnh hưởng địa chính trị của Moskva trong khu vực. Những điều kiện chính trị bất lợi này đã trực tiếp chuyển biến thành thiệt hại trên chiến trường cho lực lượng Armenia.
Nhận thấy Nga tỏ ý không muốn can dự vào chiến dịch quân sự ở Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai nhiều tiêm kích đa năng F-16 tại Azerbaijan từ tháng 10 để làm nhiệm vụ răn đe. Phi đội F-16 cũng có nhiệm vụ hộ tống cường kích Su-25 Azerbaijan và sẵn sàng hạ những chiến đấu cơ của Armenia tham chiến.
Về phần mình, Armenia biên chế 8 tiêm kích hạng nặng Su-30SM được Nga bàn giao trong năm 2019, vượt trội hoàn toàn lực lượng không quân Azerbaijan và bảo đảm lợi thế không nhỏ trước những chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, phi đội Su-30SM hoàn toàn vắng bóng trong xung đột Nagorno-Karabakh.
Tướng Movses Hakobyan, người từ chức tổng tham mưu trưởng quân đội Armenia sau khi Yerevan ký thỏa thuận đình chiến với Baku, chỉ trích chính phủ đã mua sắm khí tài mà không khai thác hết sức mạnh của chúng hoặc không phù hợp với thực tế chiến trường, trong đó phi đội Su-30SM không thể chiến đấu vì hợp đồng không có điều kiện bán kèm vũ khí.
Một nguyên nhân nữa là trong hợp đồng, Nga yêu cầu Armenia không sử dụng chiến đấu cơ Su-30SM đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ. Sự biến mất của những chiếc Su-30SM Armenia giúp đối phương làm chủ bầu trời, cho phép máy bay không người lái (UAV) và Su-25 Azerbaijan hoạt động tự do, yếu tố mang tính quyết định trong cuộc chiến.
Tiêm kích Su-30SM trước khi được bàn giao cho Armenia. Ảnh: Avia Press Photo .
Bài học thứ hai, theo các chuyên gia của ECFR, là sức mạnh của các hệ thống máy tính và mạng lưới kết nối thông tin chiến trường .
“Nhiều tổ hợp phòng không các loại do Nga phát triển đã hứng chịu thiệt hại trong cuộc chiến tại Syria và Libya, cũng như xung đột tại khu vực Nagorno-Karabakh. Điều này khiến nhiều người cho rằng các vũ khí phòng thủ của Nga bị đánh giá cao quá mức, nhưng đó là nhận định quá vội vàng”, nhà nghiên cứu chính sách Gustav Gressel của ECFR nhận xét.
Gressel cho hay hệ thống phòng không hiện đại nhất trong biên chế Armenia là 4 đơn vị tên lửa S-300PS và S-300PT-1, cùng với đó là nhiều tổ hợp phòng không tầm trung Buk-M1. Các phiên bản S-300 của Armenia được chế tạo trong thập niên 1980 và trang bị tên lửa 5V55U ra đời năm 1992, trong khi Buk-M1 được Liên Xô phát triển từ đầu thập niên 1980.
Chúng sở hữu tên lửa uy lực, nhưng hệ thống radar cảnh giới được thiết kế chuyên phát hiện, bám bắt oanh tạc cơ và chiến đấu cơ tốc độ cao, không tối ưu cho những mục tiêu nhỏ và bay chậm như máy bay không người lái (UAV).
Các hệ thống máy tính của chúng được thiết lập theo tiêu chuẩn phần cứng từ cách đây hàng chục năm, trong khi việc tái lập trình đòi hỏi thay đổi gần như toàn bộ thiết bị hệ thống, điều mà Armenia chưa thể thực hiện.
Lưới phòng không Armenia cũng không có khả năng tổng hợp tình hình chiến trường, gồm thu thập và kết hợp dữ liệu từ nhiều hệ thống radar khác nhau vào một bức tranh chiến trường thống nhất.
Tính năng này rất quan trọng nhằm phát hiện UAV hoặc máy bay tàng hình. Những hệ thống phòng không được Nga xuất khẩu cho Armenia, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Triều Tiên và Iran đều không có khả năng tổng hợp tình hình chiến trường.
Điều này lý giải cho sự khác biệt rất lớn trong năng lực phòng thủ tại căn cứ của Nga tại Syria và Armenia với những hệ thống phòng không do hai nước này vận hành.
UAV Azerbaijan có thể hoạt động tự do bởi Armenia không sở hữu các hệ thống gây nhiễu đủ sức chế áp tín hiệu điều khiển từ xa của đối phương. Điều này chỉ thay đổi trong những ngày cuối của cuộc chiến, khi Nga sử dụng hệ thống tác chiến điện tử Krasukha ở thành phố Gyumri để ngăn UAV Azerbaijan xâm nhập sâu vào lãnh thổ Armenia.
Tướng Hakobyan cũng cho biết Moskva đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Yerevan, khẳng định hệ thống tác chiến điện tử Nga giúp quân đội nước này làm gián đoạn hoạt động của UAV Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho Azerbaijan trong suốt 4 ngày.
Dù vậy, UAV tự sát Harop của Azerbaijan vẫn gây thiệt hại nặng cho lực lượng Armenia, khi chúng tập trung hoạt động ở vùng Nagorno-Karabakh và không đòi hỏi tín hiệu điều khiển từ đài chỉ huy.
“Kinh nghiệm này sẽ thúc đẩy các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel nghiên cứu sâu hơn về trí tuệ nhân tạo và các hệ thống vũ khí sát thương tự động. Thay vì cấm vũ khí trong những hiệp ước quốc tế, họ sẽ tìm cách tận dụng công nghệ mới vào các chiến dịch tác chiến hiệp đồng, nhằm tăng hiệu quả và cường độ chiến đấu”, Gressel nhận định.
Lính Armenia nã pháo vào vị trí Azerbaijan hôm 25/10. Ảnh: AFP .
Bài học thứ ba, theo Gressel, là biết né tránh điểm mạnh của đối phương và khai thác vào những chỗ yếu nhất.
Trước cuộc chiến, quân đội Armenia nắm lợi thế vượt trội về chiến thuật với lực lượng sĩ quan dày dạn kinh nghiệm, binh sĩ có mục đích chiến đấu rõ ràng và lãnh đạo nhanh nhạy. Đây được coi là yếu tố quyết định giúp Armenia giành thắng lợi trước Azerbaijan trong cuộc chiến 1988-1994, giúp nước này kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến lần này, Azerbaijan đã tìm ra cách khắc chế điểm mạnh của Armenia bằng cách tận dụng tối đa ưu thế của UAV.
UAV Azerbaijan có thể thăm dò vị trí đóng quân của quân chủ lực và lực lượng dự bị Armenia, sau đó chỉ điểm cho pháo binh tập kích dữ dội để làm mềm chiến trường và suy yếu phòng tuyến đối phương. Lực lượng dự bị Armenia sau đó trở thành mục tiêu của pháo binh và pháo phản lực Azerbaijan, trong khi tên lửa đạn đạo phá hủy cầu đường kết nối tiền tuyến với hậu phương.
Khi quân đội Armenia không còn khả năng điều lực lượng dự bị tăng cường cho chiến trường, các đơn vị Azerbaijan có thể tùy ý triển khai để bao vây và tiêu diệt những cứ điểm bị cô lập của Armenia.
Chiến thuật này được lặp đi lặp lại suốt cuộc chiến, đẩy lùi binh sĩ Armenia khỏi những điểm kiểm soát khắp Nagorno-Karabakh, ngay cả ở địa hình núi vốn được cho là rất dễ phòng thủ. Khu vực này thường chỉ có tuyến đường độc đạo kết nối tiền tuyến với hậu phương, khiến UAV càng dễ phát hiện mục tiêu.
Trận đánh tại Shusha, thành phố lớn thứ hai tại Nagorno-Karabakh, cho thấy quân đội Armenia không có cơ hội đối phó Azerbaijan ngay cả trên địa hình có lợi thế với họ. Điều đó khiến binh sĩ Armenia mất tinh thần và khả năng chiến đấu, thúc đẩy Yerevan chấp nhận thỏa thuận đình chiến với nhiều điều khoản bất lợi.
Phần lớn các chuyên gia phương Tây khi thảo luận về UAV đều tập trung vào tính năng kỹ thuật của chúng. Trong khi đó, chiến thuật và cách tích hợp UAV vào tác chiến bộ binh truyền thống của Azerbaijan mới là yếu tố giúp họ vô hiệu hóa thế mạnh của đối phương. Đây dường như là thành tích của các cố vấn quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, những người đã hoàn thiện phương thức chiến đấu hiện đại và đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của Azerbaijan.
“Châu Âu nên nghiên cứu kỹ những bài học từ cuộc chiến này, thay vì coi đó chỉ là xung đột nhỏ giữa các quốc gia nghèo khó”, Gressel nói.
Phần lớn các nước châu Âu đã loại bỏ pháo phòng không tự hành từ sau Chiến tranh Lạnh. Nhiệm vụ phòng không tầm thấp được giao cho tên lửa vác vai, vốn không bảo đảm khả năng diệt mục tiêu cỡ nhỏ như UAV nếu xạ thủ không thể phát hiện chúng. Quân đội các nước châu Âu cũng không sở hữu hệ thống phòng không có khả năng tổng hợp tình hình chiến trường, chỉ Đức và Pháp có một số tổ hợp gây nhiễu đủ sức bảo vệ căn cứ.
“Phần lớn quân đội các nước Liên minh châu Âu, nhất là những nước thành viên vừa và nhỏ, sẽ chịu thiệt hại đau đớn như Armenia trong một cuộc chiến hiện đại. Đó là điều đáng lo ngại”, Gressel cảnh báo.
Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau sử dụng vũ khí hóa học
Giao tranh tiếp tục bùng phát giữa Azerbaijan và phe Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh. Hai bên còn tố nhau sử dụng vũ khí hóa học đã bị cấm.
Nga hôm 31/10 tuyên bố sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cần thiết cho Armenia nếu cuộc xung đột với Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh lan rộng tới lãnh thổ nước này. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp 3 lệnh ngừng bắn đạt được và thậm chí có nguy cơ bùng cháy dữ dội hơn khi bắt đầu có sự xuất hiện của vũ khí hóa học.
Cờ Azerbaijan và Armenia. Ảnh: Iran Front Page.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ, nước này sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho Armenia nếu các vụ đụng độ xảy ra trực tiếp trên lãnh thổ của Armenia, đồng thời kêu gọi các bên đối địch lập tức ngừng bắn. Nga hiện có một căn cứ quân sự tại Gumri, thành phố lớn thứ 2 của Armenia, song cũng duy trì mối quan hệ khá tốt với Azerbaijan.
Trước đó cùng ngày Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã gửi thư đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin khởi động cuộc tham vấn "khẩn cấp" về hỗ trợ an ninh cho nước này, đồng thời nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Azerbaijan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần cảnh báo mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột khi nhấn mạnh con số thương vong ngày một tăng và đã lên tới con số hàng nghìn chỉ sau hơn 1 tháng bùng phát: "Tôi vẫn liên lạc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan. Tôi nói chuyện với họ qua điện thoại nhiều lần trong ngày. Các bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng quốc phòng, người đứng đầu cơ quan tình báo của chúng tôi luôn liên lạc với nhau. Các số liệu của chúng tôi cho thấy, thiệt hại về người đối với cả 2 bên đều rất lớn".
Tuy nhiên tuyên bố của Nga không nêu cụ thể những hỗ trợ mà nước này có thể dành cho Armenia. Cựu Đại sứ Mỹ tại Armenia Carey Cavanaugh nhận định, bất kỳ sự can thiệp quân sự trực tiếp nào vào cuộc xung đột cũng sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào và sẽ chỉ làm leo thang hơn nữa căng thẳng. Vì thế, sự hỗ trợ của Nga có thể sẽ chỉ giới hạn ở việc triển khai lực lượng nhằm đảm bảo an ninh biên giới của Armenia hoặc hỗ trợ người tị nạn. Trước đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cũng từng đề cập tới khả năng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga vào Nagorno-Karabakh.
Trong một phản ứng mới nhất, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev hôm 31/10 tuyên bố không mong muốn phải chứng kiến sự can dự của bất kỳ bên thứ 3 nào vào vấn đề giữa nước này và Armenia. Azerbaijan được cho là đang nhận sự hỗ trợ mạnh mẽ về quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ - hai nước liên quan chính tới nay đều bác bỏ điều này.
Trước đó tối 30/10, các nhà trung gian hòa giải Nga, Mỹ và Pháp, những nước đồng Chủ tịch Nhóm Minsk tuyên bố, các bên tham chiến đã nhất trí không nhằm vào dân thường hay các mục tiêu phi quân sự. Tuy nhiên, giao tranh tại Nagorno-Karabakh vẫn không có dấu hiệu lắng dịu và tiếp tục có thêm các nạn nhân là dân thường. Trong một dấu hiệu cho thấy nấc leo thang căng thẳng mới, Bộ Quốc phòng Armenia hôm 31/10 lên án phía Azerbaijan sử dụng bừa bãi đạn có chứa phốt-pho trắng. Phía Azerbaijan đã ngay lập tức bác bỏ, đồng thời tố ngược lại Armenia mới là bên sử dụng loại vũ khí hóa học bị cấm này hòng gây rối tầm nhìn của các máy bay không người lái.
Công ước Geneva về bảo vệ các nạn nhân chiến tranh năm 1977 chính thức cấm những vũ khí "gây thương vong hoặc đau đớn không cần thiết", trong đó có phốt-pho trắng./.
Armenia đề nghị Nga hỗ trợ an ninh Thủ tướng Armenia Pashinyan đã đề nghị Tổng thống Nga Putin "tham vấn khẩn cấp" về hỗ trợ an ninh trong bối cảnh xung đột với Azerbaijan gia tăng. "Thủ tướng Armenia đã đề nghị Tổng thống Nga bắt đầu quy trình tham vấn khẩn cấp nhằm xác định cách thức và mức độ Nga có thể hỗ trợ để giúp Armenia đảm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Canada trừng phạt các tập đoàn liên quan đến buôn bán thuốc giảm đau fentanyl

Cảnh sát Philippines bắt giữ trên 450 người liên quan một trung tâm lừa đảo

Cuba nỗ lực tháo gỡ khó khăn của ngành du lịch

Mỹ đưa ra thời hạn để các nước NATO đáp ứng mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng

Điện Kremlin: Cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ sẽ diễn ra sớm nhất có thể

Người phụ nữ có 5 chiếc kính áp tròng mắc kẹt trong mắt suốt nhiều tháng

Giải mã 'cú sốc' Tổng thống Trump quay lưng với ông Zelensky

Trung Quốc kêu gọi Mỹ giải quyết căng thẳng thương mại trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau

Ô tô lộn 4 vòng trong tai nạn liên hoàn, 4 người thương vong

Ukraine ban bố cảnh báo không kích quy mô lớn

Ngôi làng ở Philippines thưởng tiền mặt để dân bắt muỗi ngăn dịch sốt xuất huyết

Nguy cơ khủng hoảng y tế toàn cầu gia tăng sau quyết định giải thể USAid
Có thể bạn quan tâm

Mẹ chồng cũ tìm gặp tôi sau ly hôn và đưa ra lời đề nghị gây sốc
Góc tâm tình
18:05:40 21/02/2025
Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng
Lạ vui
17:22:54 21/02/2025
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới
Sao thể thao
17:21:20 21/02/2025
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"
Sao việt
17:16:27 21/02/2025
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ
Sao châu á
17:13:54 21/02/2025
Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?
Tv show
16:53:03 21/02/2025
Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc
Sáng tạo
16:46:41 21/02/2025
Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn
Netizen
16:43:25 21/02/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản
Ẩm thực
16:42:02 21/02/2025
Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế
Pháp luật
16:38:18 21/02/2025