Axit tràn khắp các đại dương vì tiểu hành tinh 10 km đâm vào trái đất
Một sự kiện bi thảm chưa từng được biết đến đã xảy ra với các loài động vật biển trên trái đất vào cái ngày mà tiểu hành tinh Chicxulub – “sát thủ khủng long” đâm vào trái đất.
Một nghiên cứu vừa công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences đã đưa ra bằng chứng về cuộc thảm sát khác mà Chicxulub, một tiểu hành tinh bề rộng ít nhất10 km đã gây ra với hệ sinh thái trái đất. Có nghiên cứu còn khẳng định tiểu hành tinh này đường kính trên 80 km.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã vẽ nên bức tranh thảm khốc trên khắp các lục địa ngày mà Chicxulub va chạm: ánh mặt trời bị những đám mây mù độc hại che phủ, cháy rừng khắp nơi, siêu sóng thần tàn phá… Cú va chạm đã kiến loài khủng long hoàn toàn tuyệt diệt sau khi làm bá chủ hầu hết 3 kỷ Tam Điệp – Jura – Phấn Trắng.
Ảnh đồ họa mô phỏng thảm họa 66 triệu năm trước do tiểu hành tinh diết khủng long gây ra – ảnh: D. VAN RAVENSWAAY/SPL
Nhưng “tội lỗi” của Chicxulub chưa dùng lại ở đó. Trong nghiên cứu mới này, tiến sĩ Michael Henehan từ Đại học Yale (Mỹ) và các cộng sự đã tìm được bằng chứng về hiện tượng “axit hóa trong nháy mắt” của các đại dương thời tiền sử vào thời điểm Chicxulub đâm vào trái đất.
Cách các đại dương trở nên chết chóc đơn giản đến thảm khốc: cú va chạm đã khởi động hàng loạt trận mưa axit cực lớn trên khắp trái đất, trút axit vào đại dương và đem tử thần đến cho hàng loạt sinh vật đang phát triển mạnh mẽ thời kỳ đó.
Bằng chứng sống động nhất cho thảm cảnh này là hóa thạch kỳ dị của một số sinh vật thời kỳ đó. Nhóm gnhiên cứu đã tìm thấy hàng loạt tàn tích của các sinh vật phù du cổ đại gọi là foraminifera hay forams. Vỏ của chúng bảo tồn một lượng lớn boron, một nguyên tố hóa học rất ít gặp trong các hóa thạch khác. Chất này cho thấy chúng đã phải hứng chịu một môi trường xung quanh với mức axit cao khủng khiếp.
Đối chiếu tỉ lệ boron trong các hóa thạch cùng loại trước đó, các nhà khoa học đã xác định được sự thay đổi đột ngột đúng vào thời điểm xảy ra vụ va cham tiểu hành tinh. Sự thay đổi diễn ra trong 100 đến 1.000 năm đầu tiên sau tác động – một thời gian có vẻ dài với đời người nhưng so với “cuộc đời” của trái đất, có thể nói các đại dương đã hóa biển axit chỉ trong một đêm!
Video đang HOT
Quá trình gây tàn phá nặng nề, phá vỡ các chuỗi thức ăn nên thậm chí nhiều sinh vật sống được trong môi trường giàu axit cũng có thể bị tuyệt diệt vì đói. Phát hiện mới này đã đưa ra được mảnh ghép còn thiếu trong quá trình tuyệt chủng lan rộng khắp các đại dương trái đất sau thảm họa tiểu hành tinh.
Chicxulub đã để lại một “vết sẹo” khủng khiếp trên bề mặt trái đất bên dưới bán đảo Yucatan (Mexico): một miệng hố đường kính ước tính khoảng 150-180 km, sâu đến 20 km.
A. Thư
Theo nld.com.vn/The New York Times
Điều gì sẽ xảy ra với một đứa trẻ được sinh ra ngoài không gian?
Chưa cần xét đến việc đứa trẻ sẽ phát triển như thế nào trong điều kiện ngoài không gian, mà ngay từ bước làm thế nào để đứa trẻ này có thể chào đời ở nơi xa xôi này đã là cả một vấn đề.
Kể từ thời điểm con người đầu tiên bay lên vũ trụ vào khoảng 60 năm trước, đã có hơn 500 phi hành gia được phóng ra khỏi bầu khí quyển của Trái Đất để thực hiện các chuyến thám hiểm, cũng như nhiệm vụ nghiên cứu ngoài không gian. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra tại nơi xa xôi này!
Nếu đang nghĩ đến môi trường không trọng lực, thì bạn cần biết rằng, trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS bằng 90% trong lực trên bề mặt Trái Đất! Điều khiến các nhà du hành vũ trụ sống trong điều kiện "lơ lửng" chính là bởi họ luôn ở trong tình trạng... đang rơi.
Có thể hiểu một cách đơn giản, cũng như tất cả mọi vật trên địa cầu, trọng lực liên tục kéo ISS rơi xuống. Tuy nhiên, ISS lại di chuyển theo phương ngang với tốc độ rất nhanh, tương đương với tốc độ quay quanh trục của Trái Đất. Sự kết hợp của hai vector chuyển động này sẽ khiến ISS dù luôn rơi nhưng không bao giờ chạm vào hành tinh xanh, mà lại bay tròn quanh quỹ đạo.
Chính việc luôn luôn trong tình trạng rơi tự do đã tạo ra một môi trường vi trọng lực trong khoang của ISS, khiến các phi hành gia lơ lửng!
Trước khi biết được một đứa trẻ sẽ gặp những vấn đề gì khi được sinh ra trong môi trường gần như không trọng lực, hãy thử tìm hiểu một vấn đề cũng không kém phần thú vị: "Làm thế nào để tạo ra một đứa trẻ ở ngoài không gian?"
Theo ghi nhận, hiện chưa có ai từng quan hệ sắc dục trên ISS.Tuy nhiên xét về lý thuyết, môi trường vi trọng lực tại nơi đây sẽ khiến các chất lỏng, trong đó có cả chất lỏng của cơ thể hoạt động theo một cách hoàn toàn khác biệt. Trước hết, sẽ không có đủ dòng máu chuyển đến "bộ phận nhạy cảm" để bạn và đối phương cảm thấy hưng phấn.
Bên cạnh đó, những giọt mồ hôi chảy ra do liên tục phải "hoạt động" lại không hề rơi xuống, mà bám quanh cơ thể tạo rạ sự khó chịu đáng kể. Ngoài ra, việc tác động lực, trong môi trường này, cũng khiến cả hai người bị văng đi! Bên cạnh những sự bất tiện do môi trường vi trọng lực gây ra, một tác nhân khác cản trợ việc mang thai ở ISS chính là các tia phóng xạ của vũ trụ. Lượng phóng xạ này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng của nam giới, gây nên tình trạng vô sinh tạm thời!
Ngoài ra, có thể còn tồn tại hàng loạt tác nhân khác trong môi trường ngoài không gian có thể ảnh hưởng đến phôi thai con người, mà chúng ta vẫn chưa lường hết được.
Bỏ qua giải thiết tự tạo ra một đứa bé ngoài vũ trụ, hãy thử một giải pháp khả thi hơn, đó là một người phụ nữ đã mang thai từ trước ở Trái Đất, được mang lên ISS để hạ sinh!
Dù có xác suất thành công cao hơn giải pháp đầu tiên. Tuy nhiên, hành trình sản phụ di chuyển từ Trái Đất lên ISS sẽ là một thách thức rất lớn, bởi chuyến đi này còn khó khăn ngay cả với những người khỏe mạnh. Trong trường bà mẹ lên tới ISS an toàn, việc rặn đứa trẻ ra bên ngoài, mà không hề có sự trợ giúp của trọng lực, như ở Trái Đất, cũng sẽ khá khó khăn, nhưng nhìn chung cũng không phải là điều bất khả thi!
Môi trường vi trọng lực sẽ có những tác động rõ rệt đến cơ thể đứa trẻ trong quá trình phát triển, đặc biệt là với các cơ bắp và thị lực! Những nghiên cứu trên các phi hành gia lớn tuổi, làm việc thời gian dài ngoài vũ trụ đã cho thấy, xương của họ bị loãng dần đi với tốc độ 1% mỗi tháng, bởi bộ xương sẽ không còn phải thực hiện nhiệm vụ chống đỡ cơ thể, nếu phi hành gia liên tục lơ lửng. Thêm vào đó, sức mạnh cơ bắp của những người này cũng giảm đi trông thấy, đây là lý do mà các nhà du hành vũ trụ luôn phải duy trì chế độ tập luyện thể chất đều đặn, trong suốt thời gian làm nhiệm vụ ngoài không gian.
Tuy nhiên, bạn lại không thể bắt một đứa trẻ tập chạy trên máy chạy bộ, cho nên bộ xương của em bé "vũ trụ" này sẽ ngày càng bị biến dạng. Sự suy yếu về các cơ, không chỉ gói gọn ở sức mạnh thể chất, mà còn tác động trực tiếp lên khả năng vận hành của tim. Chắc chắn rằng, một trái tim hoạt động yếu ớt vì quen với điều kiện làm việc quá dễ dàng ở ngoài không gian, không thể nào đủ lực để bơm máu đi khắp cơ thể, khi phải chống lại lực hút của trọng lực như ở trên bề mặt Trái Đất được!
Yếu tố tiếp theo cần phải xét đến chính là phóng xạ của vũ trụ. Cơ thể trẻ con rất non nớt, chính vì vậy tia phóng xạ dễ gây ra các tổn thương lớn, trước hết là sự phát sinh vấn đề về mắt, da sau đó đến các cơ quan nội tạng như tim, gan, phổi... và trong trường hợp xấu nhất sẽ là sự xuất hiện của ung thư!
Từ những viễn cảnh kể trên, có lẽ phải đến khi chúng ta phát minh được một hệ thống tạo ra trong lực nhân tạo trên ISS hay nói rộng ra là các phương tiện bay ngoài vụ trụ, thì con người hẵng nghĩ đến việc sinh con trên môi trường này!
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn
Phát hiện thành phố bí ẩn nằm sâu trong rừng rậm Campuchia Các nhà khảo cổ đã phải sử dụng công nghệ laser để xác định vị trí thành phố bí ẩn nằm giữa dãy núi Phnom Kulen ở phía bắc Campuchia. Mặc dù biết rằng những ngọn núi ở dãy núi Phnom Kulen có thể che giấu dấu vết của một thành phố cổ được cho là thủ đô của người Khmer cổ nhưng...