Australia tăng lãi suất lần thứ 7 trong năm, lên ngưỡng cao nhất trong gần một thập kỷ
Ngân hàng Dự trữ Australia ( Ngân hàng Trung ương – RBA), ngày 1/11, thông báo tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, lên ngưỡng 2,85% – mức cao trong gần một thập kỷ.
Đồng tiền giấy mệnh giá 5 đôla Australia mới được công bố tại Ngân hàng Trung ương Australia ở Sydney. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Đây là lần thứ bảy liên tiếp RBA tăng lãi suất, bắt đầu từ tháng 5/2022, khi lãi suất đang ở ngưỡng thấp kỷ lục 0,1%.
Cùng với việc tăng lãi suất, RBA cũng cập nhật dự báo về nền kinh tế Australia trong những năm tới. Phát biểu sau cuộc họp Hội đồng quản trị tháng 11/2022, Thống đốc Philip Lowes cho biết lạm phát dự kiến sẽ đạt đỉnh khoảng 8%, cao hơn mức 7,75% mà ngân sách liên bang đã đưa ra vào tuần trước. Trong khi, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến cũng sẽ tăng cao hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn trong vài năm tới, so với các dự báo trước đó của RBA.
Video đang HOT
Thống đốc Lowe cho biết sẽ cần phải có thêm các đợt tăng lãi suất nữa để đẩy lạm phát trở lại mức mục tiêu mà RBA đã đề ra, trong khoảng từ 2 – 3%. Theo Tiến sĩ Lowe, tiến trình giảm lãi suất sẽ diễn ra khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn so với các tính toán của RBA. Rất có khả năng Hội đồng quản trị RBA sẽ thông qua một đợt tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm nữa vào tháng 12 tới, khi tỷ lệ lạm phát dự kiến bắt đầu đạt đỉnh.
Ông nói quy mô và thời điểm tăng lãi suất trong tương lai sẽ tiếp tục được xác định bởi các dữ liệu thực của nền kinh tế và đánh giá của Hội đồng quản trị về triển vọng lạm phát, cũng như thị trường lao động. RBA vẫn kiên quyết giữ lập trường đưa lạm phát trở về mức mục tiêu và sẽ làm những gì cần thiết để đạt được điều đó.
Tuần trước, Cơ quan Thống kê Australia (ABS) đã công bố số liệu kinh tế quý III/2022, cho thấy lạm phát hàng năm của “xứ chuột túi” đã tăng lên 7,3%, mức cao nhất kể từ năm 1990.
Bộ trưởng Ngân khố Australia Jim Chalmers tuyên bố lạm phát là thách thức số 1 đối với nền kinh tế. Ông nói lạm phát cao hơn và lãi suất cao hơn có nghĩa là áp lực đang đến với người dân Australia từ khắp nơi trên thế giới và ngay trong “căn bếp” của gia đình họ.
Trước đó, ông Chalmers đã thông báo hạ dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia do lạm phát tăng, khiến tiêu dùng hộ gia đình giảm. Ông cho biết tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong tài khóa 2023 – 2024 sẽ giảm xuống còn 1,5% từ mức 2,5% trong dự báo hồi tháng Tư. Tăng trưởng GDP tài khóa 2022 – 2023 cũng được điều chỉnh giảm từ 3,5% xuống còn 3,25%.
Lạm phát ở khu vực Eurozone chạm mức kỷ lục
Lạm phát Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã vượt ngưỡng dự báo và chạm mức kỷ lục trong tháng 10 này và nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục tăng lãi suất do áp lực giá ngày càng lớn.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo công bố ngày 31/10 của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), mức tăng trưởng giá tiêu dùng của 19 nước sử dụng đồng euro trong tháng 10 đã lên tới 10,7%, tăng so với mức tăng 9,9% của tháng trước đó và vượt mức dự báo 10,2% được đưa ra trước đó. Trong đó, Đức, Italy và Pháp là 3 nước có mức lạm phát cao nhất.
Bên cạnh yếu tố chính thúc đẩy lạm phát "leo thang" là giá năng lượng tăng cao, giá thực phẩm và hàng hóa công nghiệp nhập khẩu cũng tác động phần nào về mặt bằng chung chi phí sinh hoạt.
Trong 3 tháng qua, ECB đã điều chỉnh lãi suất tăng tổng cộng 200 điểm cơ bản và nhiều khả năng thể chế tài chính này sẽ tiếp tục thực hiện tăng lãi suất vào tháng 12 tới để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, trên thực tế, các thị trường đã bắt đầu dự đoán về khả năng ECB giảm tốc tăng lãi suất khi suy thoái bùng phát và giá khí đốt đã bắt đầu giảm từ mức cao kỷ lục. Ông Klaas Knot, Thống đốc Ngân hàng trung ương Hà Lan cho rằng vẫn cần siết chặt tiền tệ và nhiều khả năng trong tháng 12 tới, ECB sẽ cân nhắc thực hiện tăng lãi suất trong khoảng 50 đến 70 điểm cơ bản.
Ngày 27/10, ECB quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75% lên 2%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 3 liên tiếp và là lần tăng lớn thứ hai trong lịch sử của ngân hàng này. Cụ thể, ECB tăng lãi suất tiền gửi lên 1,5% và lãi suất tái cấp vốn lên 2%. Nhưng mức lãi suất này vẫn thấp hơn 3,2% mà thị trường định giá chỉ trong vài tuần trước.
Hiện các nhà kinh tế kỳ vọng khu vực này sẽ rơi vào suy thoái kinh tế trong quý I/2023 và cuộc suy thoái như vậy có khả năng làm giảm phát tự nhiên, qua đó giảm tải áp lực cho ECB.
Theo kế hoạch, ECB sẽ nhóm họp vào ngày 15/12 và một loạt các các chỉ số về nền kinh tế cộng với những hướng dẫn về chính sách của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) được cho là sẽ tác động đến quyết định của ECB, mà không phải dữ liệu báo cáo lạm phát nêu trên.
Nhật Bản: Chi kỷ lục cho các biện pháp can thiệp thị trường tiền tệ trong tháng 10 Theo số liệu Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 31/10, Nhật Bản đã chi số tiền kỷ lục là 6.350 tỷ yen (43 tỷ USD) cho các biện pháp can thiệp thị trường tiền tệ trong tháng 10, trong nỗ lực chặn đà mất giá của đồng nội tệ. Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Mức chi nhiều...