Australia ra mắt UAV trợ chiến mang trí tuệ nhân tạo
UAV phản lực Loyal Wingman thực hiện chuyến thử nghiệm đầu tiên, với công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ đắc lực cho tiêm kích có người lái.
Boeing Australia ngày 1/3 công bố video máy bay không người lái (UAV) phản lực trợ chiến Loyal Wingman cất cánh lần đầu trong chuyến bay thử nghiệm tại căn cứ Woomera. Cuộc thử nghiệm diễn ra cuối tuần trước, dưới sự giám sát của một phi công Boeing theo dõi phi cơ hoạt động từ trạm mặt đất.
Thông cáo của Boeing cho biết UAV Loyal Wingman tự cất cánh trong thử nghiệm, bay theo lộ trình được xác định trước đó với tốc độ và độ cao khác nhau nhằm “chứng minh chức năng và hiệu suất thiết kế”.
“Loyal Wingman là dự án mở đường cho việc tích hợp các hệ thống tự điều khiển và trí tuệ nhân tạo để tạo ra các nhóm tác chiến phối hợp giữa người và máy móc”, thiếu tướng Cath Roberts, chỉ huy Bộ Tư lệnh Năng lực Không quân Australia, cho biết.
Máy bay không người lái phản lực Loyal Wingman cất cánh trong thử nghiệm tại căn cứ Woomera, Australia. Video: Boeing .
UAV Loyal Wingman là mẫu máy bay quân sự đầu tiên được Australia phát triển trong hơn nửa thế kỷ qua, đồng thời là sản phẩm đầu tiên của Boeing được chế tạo hoàn toàn bên ngoài nước Mỹ. Loyal Wingman với thiết kế mô-đun cho phép thay đổi phần mũi một cách nhanh chóng để mang trang bị phù hợp với từng nhiệm vụ, bao gồm vũ khí.
UAV có chiều dài 11,6 m với tầm hoạt động 3.704 km, có thể đóng vai trò hỗ trợ hoặc làm khiên chắn cho các tiêm kích có người lái đắt tiền hơn. Loyal Wingman sẽ phối hợp tác chiến với tiêm kích tàng hình F-35, tiêm kích đa năng F/A-18F, máy bay tác chiến điện tử EA-18G và máy bay cảnh báo sớm E-7 trong không quân Australia.
Chính phủ Australia đã đầu tư khoảng 31 triệu USD để phát triển UAV Loyal Wingman và thông báo sẽ chi 89 triệu USD để mua thêm ba chiếc cho không quân nước này. Hãng Boeing ngày 3/2 cho biết sẽ phát triển nguyên mẫu UAV trợ chiến Skyborg cho quân đội Mỹ dựa trên Loyal Wingman.
Nguyên mẫu UAV Loyal Wingman đầu tiên sẽ được Boeing sử dụng làm nền tảng cho Hệ thống Tổ hợp Lực lượng Không quân, một dịch vụ dành cho nhiều khách hàng quốc phòng trên thế giới. Boeing cho biết một máy bay có người lái có thể phối hợp và tương tác tới 16 UAV Loyal Wingman khi làm nhiệm vụ.
Australia thử UAV yểm trợ phi công tiêm kích UAV trợ chiến bay cùng tiêm kích tàng hình F-22, F-35
Australia chỉ trích Trung Quốc 'nói không đi đôi với làm'
Bộ trưởng Tài chính Australia cho rằng phát biểu "nước mạnh không bắt nạt nước yếu" của ông Tập không nhất quán với hành động của Trung Quốc.
"Chúng ta đồng ý với quan điểm rằng nước lớn không nên 'ỷ mạnh hiếp yếu', nhưng dường như có sự thiếu nhất quán giữa lời nói và hành động của Trung Quốc", Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg hôm nay nói với các phóng viên.
Frydenberg đưa ra tuyên bố này khi nhận xét về bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra theo hình thức trực tuyến hôm 25/1 ở Davos, Thụy Sĩ. Trong bài phát biểu, Chủ tịch Trung Quốc nói rằng quan hệ giữa các nước nên điều chỉnh bằng quy tắc và thể chế, chứ không phải quyền lực.
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu qua hội nghị video tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2021. Ảnh: Xinhua.
"Kẻ mạnh không nên bắt nạt kẻ yếu. Quyết định không nên được đưa ra chỉ bằng cách phô diễn sức mạnh cơ bắp hay nắm đấm", ông Tập nói, kêu gọi các quốc gia nên tôn trọng sự khác biệt lẫn nhau, không cố áp đặt ý chí của mình lên quốc gia nhỏ hơn.
Bộ trưởng Tài chính Australia cho rằng lời nói của ông Tập không phù hợp với những hành vi "chèn ép kinh tế" mà Trung Quốc áp đặt lên Australia. "Thực tế là Australia đang bị đối xử bất công trong một số vấn đề thương mại", ông nói.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra "rơi tự do" suốt năm qua, khi hai bên liên tục khẩu chiến về các vấn đề nguồn gốc Covid-19, kinh tế và thương mại.
Trung Quốc đã đánh thuế nhập khẩu hàng tỷ USD với hơn 10 sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Australia, bao gồm lúa mạch, thịt bò, than đá, đồng, gỗ và rượu. Bắc Kinh cũng công bố hồ sơ nêu 14 sự việc "đầu độc" mối quan hệ hai nước, trong đó có việc Australia kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19 và cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G.
Australia chưa xem xét hộ chiếu tiêm chủng đối với sinh viên quốc tế Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định còn quá sớm để xem xét hộ chiếu tiêm chủng cho sinh viên nước ngoài trong năm nay. Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu trong cuộc họp báo tại Canberra. Ảnh: AFP/TTXVN Chính phủ của ông vẫn ưu tiên hồi hương những người Australia còn bị mắc kẹt ở nước ngoài. Nhật báo The Australia...