Australia phát hiện hóa thạch của 3 loài chuột túi cổ đại khổng lồ mới
Cả ba loài chuột túi vừa mới phát hiện đều thuộc về chi chuột túi đã tuyệt chủng Protemnodon sống trên lục địa Australia, cách đây khoảng từ 5 triệu năm đến 40.000 năm trước.
Bộ xương của Protemnodon có kích thước gấp đôi con chuột túi đỏ. (Cung cấp: Đại học Flinders)
Các nhà nghiên cứu ở phía Nam Australia đã phát hiện hóa thạch của 3 loài chuột túi cổ đại khổng lồ mới.
Trong nghiên cứu được công bố vào ngày 15/4, nhóm nhà nghiên cứu từ Đại học Flinders (Australia) đã mô tả những loài chuột túi mới này dựa trên hóa thạch của chúng được tìm thấy tại nước này và Papua New Guinea, theo đó cả ba loài trên đều thuộc về chi chuột túi đã tuyệt chủng Protemnodon, còn được gọi là chuột túi khổng lồ, sống trên lục địa Australia, bang Tasmania và Papua New Guinea cách đây khoảng từ 5 triệu năm đến 40.000 năm trước.
Tác giả chính của nghiên cứu trên Isaac Kerr từ Trường Khoa học và Kỹ thuật thuộc Đại học Flinders, đã xem các bộ sưu tập của 14 bảo tàng tại 4 quốc gia để nghiên cứu và quét hình ảnh 3D 800 mẫu vật về chi Protemnodon được thu thập từ khắp nơi tại Australia và Papua New Guinea để phân biệt giữa các loài chuột túi khổng lồ.
Ông Kerr phát hiện ra rằng các loài chuột túi này đã thích nghi để sống trong những môi trường khác nhau và thậm chí còn nhảy theo những cách khác nhau.
Video đang HOT
Trong số những loài chuột túi được nghiên cứu có loài Protemnodon viator có trọng lượng lên đến 170kg, to gấp đôi so với những loài chuột túi khác và đây là loài chuột túi đực màu đỏ lớn nhất vẫn đang sống hoang dã ở Australia.
Ngoài ra, còn có thêm hai loài khác là Protemnodon mamkurra và Protemnodon dawsonae, được phát hiện trong quá trình xem xét lại các nghiên cứu từ thế kỷ 19.
Theo ông Kerr, nghiên cứu kể trên đã phủ nhận giả thuyết trước đó rằng tất cả các loài Protemnodon đều có 4 chân. Nhà nghiên cứu này cho biết thêm hóa thạch tốt nhất của Protemnodon mamkurra được phát hiện tại hang Green Waterhole phía Nam Australia. Tên mamkurra do người dân bản xứ lựa chọn, có nghĩa là chuột túi lớn./.
NASA tìm ra nơi có thể chứa hóa thạch sinh vật Sao Hỏa
Sau khi trải qua 1.000 ngày trên bề mặt Sao Hỏa, robot thám hiểm Perseverance của NASA đã có phát hiện đột phá ở nơi từng là một đồng bằng sông cổ đại.
Theo CNN, những phát hiện mới của Perseverance bao gồm những chi tiết mới về lịch sử của một hồ nước và một đồng bằng sông cổ đại trên Sao Hỏa.
Những hiểu biết mới có thể giúp các nhà khoa học ghép lại câu đố về quá khứ bí ẩn của Sao Hỏa và khẳng định liệu hành tinh này có từng tồn tại sự sống hay không.
Jezero Crater trên Sao Hỏa - Ảnh đồ họa: JPL/NASA
Theo các phân tích mới nhất vừa được trình bày tại cuộc họp mùa thu của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ tại San Francisco, một số mẫu đá gần đây mà Perseverance thu thập được bao gồm silica.
Đó là một loại khoáng chất hạt mịn mà ở trên Trái Đất thường bảo tồn các hóa thạch và phân tử hữu cơ cổ xưa, theo nhà nghiên cứu Morgan Cable từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA.
Toàn cảnh khu vực Đồi Airey bên trong Jezero Crater, được ghép từ gần 1.000 bức ảnh thật do tàu thám hiểm chụp - Ảnh: JPL/NASA
Một số mẫu còn chứa sắt liên kết với phốt phát, một nguồn tự nhiên của nguyên tố phốt pho mà ở trên Trái Đất đóng vai trò là một thành phần của DNA và màng tế bào.
Bên cạnh đó, carbonate - bằng chứng cho một môi trường giàu nước - cũng xuất hiện trong các mẫu. Chúng được coi như các "viên nang thời gian", tiết lộ môi trường Sao Hỏa kể từ khi những phiến đá đầu tiên được hình thành.
Các phát hiện này đều được tìm thấy tại Jezero Crater, một miệng hố khổng lồ mà NASA tin rằng từng chứa đựng hồ nước lớn, tạo thành một phần của một đồng bằng sông cổ đại giống y hệt những gì mà Trái Đất sở hữu.
Đó là một môi trường hoàn toàn phù hợp với sự sống, nhất là khi nhiều bằng chứng khác cho thấy Sao Hỏa cổ đại từng giàu nước và có bầu khí quyển đủ dày, nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác phù hợp với sự sống như Trái Đất.
Ngoài ra, cũng như Trái Đất, Sao Hỏa và Sao Kim hoàn toàn nằm trong "vùng sự sống" Goldilocks của hệ Mặt Trời.
Chiến binh Perseverance vốn được NASA thiết kế để săn tìm sự sống. Nó mang bộ công cụ giúp phát hiện các cấu trúc hóa thạch cực nhỏ và các dấu vết hóa học mà vi sinh vật có thể để lại.
Perseverance vẫn chưa trực tiếp phát hiện hóa thạch hay vi sinh vật, tuy nhiên đã thu thập được nhiều bằng chứng gián tiếp về sự sống.
Bên cạnh đó, robot lâu đời hơn là Curiosity của NASA, đang hoạt động ở một khu vực khác, cũng nhiều lần tìm thấy các "khối xây dựng sự sống" trong trầm tích cổ đại.
Các phát hiện này đều ủng hộ giả thuyết Sao Hỏa 3-4 tỉ năm trước từng giống Trái Đất và có sinh vật sống, nhưng bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu.
Nhiệm vụ của NASA vẫn tiếp diễn. Trong giai đoạn tiếp theo, Perseverance sẽ nghiên cứu khu vực gần lối vào Jezero Crater, cũng là nơi cửa sông với các vòng trầm tích carbonat từng được tàu quỹ đạo xác định.
Perseverance là một tàu đổ bộ dạng robot tự hành của NASA, hạ cánh xuống Sao Hỏa vào ngày 18-2 bên cạnh người bạn đồng hành là chiếc trực thăng robot Ingenuity.
Phát hiện hóa thạch hộp sọ khổng lồ của loài quái vật biển hung dữ nhất kỷ Jura Hóa thạch dài 2 m, là một trong những mẫu vật hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy của 'quái vật biển' Lliosaur, một trong những loài săn mồi hung dữ nhất kỷ Jura, từng thống trị các đại dương cổ đại cách đây 150 triệu năm. Hộp sọ của một con quái vật biển khổng lồ được xác định thuộc về loài...