Australia hoãn kế hoạch đưa sinh viên quốc tế quay trở lại vào tháng 7
Dịch Covid-19 tái bùng phát khiến các trường đại học tại Australia phải hoãn kế hoạch đưa sinh viên quốc tế quay trở lại vào tháng 7 này.
Trong thông báo đưa ra ngày hôm nay (9/7), hiệu trưởng trường Đại học Quốc gia Australia (ANU) Brian Schmidt cho biết, để đảm bảo sức khỏe cho các sinh viên nên trường Đại học Quốc gia Australia đã quyết định hoãn kế hoạch đưa sinh viên quốc tế quay trở lại Australia để học kỳ hai vào tháng bảy này khi tình hình dịch Covid-19 đang có dấu hiệu gia tăng. Giáo sư Brian Schmidt cũng cho biết, chương trình này chỉ được tạm hoãn lại trong lúc nhà trường vẫn cam kết sẽ đưa sinh viên quốc tế quay trở lại học tập vào thời điểm phù hợp.
Đại học Canberra là một trong hai trường hoãn kế hoạch đón sinh viên quốc tế quay trở lại trường vào tháng 7. Nguồn: LOUIE DOUVIS.
Giáo sư Paddy Nixon, hiệu trưởng trường Đại học Canberra, một trong hai trường đại học tại Canberra tham gia chương trình này cho hay, “đặt trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra trên thế giới, sự lựa chọn tốt nhất vào lúc này là tạm hoãn chương trình đưa sinh viên quốc tế quay trở lại Australia học tập”.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ trưởng Giáo dục Australia Dan Tehan cho hay, các trường học chỉ có thể đón sinh viên quốc tế khi các bang mở cửa biên giới và các chuyến bay nội địa được nối lại. Đồng thời, các trường học cũng cần phải sẵn sàng mở cửa các phòng học để các học sinh có thể lên lớp.
Sinh viên quốc tế là nguồn thu quan trọng của các trường đại học và nền kinh tế Australia. Vì dịch Covid-19 mà khoảng 100.000 sinh viên quốc tế không thể đến Australia học tập khiến cho nền kinh tế nước này có thể thiệt hại tới 60 tỷ AUD. Trước tình trạng này, các trường đại học của Australia đã đề nghị chính phủ cho phép các trường đón sinh viên quốc tế quay trở lại học khi tình hình dịch bệnh kiểm soát tốt.
Vào tháng trước, hai trường đại học gồm Đại học Quốc gia Australia và Đại học Canberra đã được chính phủ Australia bật đèn xanh để tham gia chương trình đón sinh viên quốc tế tới Australia học tập. Theo kế hoạch, trong tháng 7 này, 350 sinh viên quốc tế sẽ tập trung tại Singapore để đón chuyến bay đến Canberra. Bang Nam Australia cũng đã nhận được sự ủng hộ của chính phủ cho kế hoạch đón 800 sinh viên quốc tế. Trong khi đó, trường Đại học Queensland thuộc bang Queensland cũng vừa thông báo cho biết đã sẵn sàng để đón các sinh viên quốc tế quay trở lại. Tuy vậy, sau khi hai trường đại học tại Canberra quyết định hoãn việc đón sinh viên quốc tế thì nhiều khả năng, các trường đại học tại các bang khác của Australia cũng sẽ ra quyết định tương tự trong thời gian tới./.
Australia đề xuất thành lập ASEAN+6 nhằm khôi phục kinh tế toàn cầu
Nhóm ASEAN 6 mà các nhà khoa học Australia đề xuất thành lập sẽ đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế toàn cầu.
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Quốc gia Australia vừa công bố Chiến lược phục hồi và tái cơ cấu Châu Á sau đại dịch Covid-19 trong đó nhấn mạnh, ASEAN và 6 nước đối tác đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế toàn cầu.
Việc tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN-Australia đầu tiên tại Australia vào năm 2018 cho thấy Australia đang ngày càng gắn kết chặt chẽ với khu vực. Nguồn: Internet.
Theo Chiến lược phục hồi và tái cơ cấu Châu Á mà các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Quốc gia Australia vừa công bố, ASEAN 6 là nhóm gồm ASEAN và 6 quốc gia đối tác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và có thể là Ấn Độ cần đóng vai trò chủ động phối hợp trong các chính sách về tài chính, thương mại, sức khỏe cộng đồng, và an ninh lương thực để đưa thế giới thoát ra khỏi tình trạng kinh tế trì trệ vì dịch Covid-19.
Theo các nhà khoa học Australia, sở dĩ các quốc gia này có vai trò chủ chốt trong việc hồi phục nền kinh tế toàn cầu vì đa phần các thành viên ASEAN và 6 quốc gia đối tác sớm chịu tác động của dịch Covid-19 và cũng sớm phục hồi.
Bên cạnh đó, nhóm ASEAN 6 mà các nhà khoa học đưa ra cũng được đánh giá là có sự hội nhập kinh tế toàn cầu sâu rộng và có quy mô lớn khi chiếm tới 40% GDP toàn cầu vào năm 2019. Mặc dù nhóm này có sự đa dạng song ASEAN 6 có vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị toàn cầu và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng ở khu vực Đông Á.
Bên cạnh đó, nhóm này đều là các quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, có nguồn lực tài chính và có cơ chế để có thể tiến hành đối thoại nên có thể trở thành chất "xúc tác" thúc đẩy các hoạt động hợp tác đối phó với Covid-19. Vì vai trò quan trọng này, các nhà khoa học Australia cho rằng cơ chế ASEAN 6 cần được hình thành và đóng vai trò trong cấu trúc khu vực và toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu Australia cũng kêu gọi ASEAN nhanh chóng đi đến ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) để đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện an ninh năng lượng và tạo dựng thị trường mở ở Đông Á./.
Châu Á - chìa khóa để Australia phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 Theo các chuyên gia kinh tế, Australia cần hợp tác với các nước châu Á trên các lĩnh vực tài chính, thương mại, y tế, an ninh lương thực sau đại dịch. Một nhóm các nhà kinh tế và chính trị gia Australia mới đây đã kêu gọi chính phủ nước này thúc đẩy hợp tác với các nước châu Á, trong đó...