Australia đẩy nhanh kế hoạch tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Cơ quan quản lý dược phẩm Australia (TGA) ngày 27/10 thông báo chấp thuận tạm thời đề xuất tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường của hãng Pfizer/BioNTech cho người dân từ 18 tuổi trở lên và ít nhất 6 tháng sau mũi thứ hai.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia, ngày 26/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Việc tiêm mũi vaccine tăng cường sẽ bao gồm kết hợp cả các loại vaccine của hãng AstraZeneca và Moderna. Mặc dù TGA đã chấp thuận tiêm mũi vaccine tăng cường, nhưng để kế hoạch này được triển khai vẫn cần sự đồng ý của Cơ quan tư vấn tiêm chủng quốc gia Australia (ATAGI). Thủ tướng Scott Morrison cho biết quá trình cấp phép dự kiến sẽ hoàn tất trong một tuần tới và kế hoạch triển khai mũi vaccine tăng cường bắt đầu từ ngày 8/11, ưu tiên những người có vấn đề về sức khỏe, nhân viên y tế tuyến đầu và người làm việc tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật trong giai đoạn đầu.
Việc tiêm mũi vaccine tăng cường là không bắt buộc, nhưng đặc biệt khuyến nghị đối với những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao.
Australia hiện trên đà trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số tiêm chủng ngừa COVID-19 cao nhất trên thế giới. Tính đến ngày 27/10, đã có 74,1% dân số của nước này tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 và 87,1% đã tiêm mũi thứ nhất.
Video đang HOT
Bắt đầu từ ngày 1/11, công dân Australia sẽ được phép đi ra nước ngoài tự do và không phải cách ly bắt buộc khi trở về nước, với điều kiện đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19.
Tuy nhiên, việc mở cửa biên giới quốc tế tạm thời sẽ chỉ áp dụng với các địa phương đã đạt tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vaccine cho 80% người trưởng thành, bao gồm các bang New South Wales, Victoria và Vùng lãnh thổ thủ đô Canberra. Các địa phương còn lại của Australia sẽ mở cửa khi tỷ lệ tiêm vaccine đạt 80% như kế hoạch đã thống nhất với chính phủ liên bang.
Hàn Quốc ký hợp đồng mua thêm 30 triệu liều vaccine của Pfizer
Ngày 13/8, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum thông báo nước này đã ký hợp đồng mới mua 30 triệu liều vaccine của hãng Pfizer trong năm 2022.
Vaccine phòng COVID-19 của Hãng Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc họp báo cùng ngày, Giám đốc Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) Jeong Eun-kyeong cho biết Pfizer sẽ bắt đầu bàn giao vaccine trong hợp đồng mới vào quý I/2022. Đến nay, Hàn Quốc đã nhận được 17,88 triệu liều trong tổng số 66 triều liều mà nước này đã đặt mua trước đó với hãng Pfizer.
Hàn Quốc đã ký các hợp đồng mua 193 triệu liều vaccine của các hãng gồm Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson và Novavax.
Trong sáng 13/8, một phái đoàn chính phủ Hàn Quốc đã lên đường tới thành phố Boston, bang Massachusett, Mỹ để đàm phán với hãng dược Moderna nhằm làm rõ việc hãng dược này liên tục chậm bàn giao vaccine cho Hàn Quốc.
Trước đó, hãng Moderna thông báo với Hàn Quốc rằng hãng này chỉ có khả năng bàn giao chưa đầy 8,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 dự kiến trong tháng 8 này. Hàn Quốc đã ký hợp đồng mua tổng cộng 40 triệu liều vaccine của hãng Moderna, song mới chỉ nhận được 2,5 triệu liều trong số này.
Cùng ngày, Hàn Quốc đã cho phép sử dụng số vaccine còn sót lại của hãng AstraZeneca để tiêm cho những người 30 tuổi nhằm tránh lãng phí vaccine.
Hiện nước này mới chỉ cho phép tiêm vaccine AstraZeneca cho những người từ 50 tuổi trở lên do quan ngại gây triệu chứng đông máu. KDCA cho biết những người từ 30 tuổi trở lên có thể tiêm vaccine của AstraZeneca sau khi những người này đã không đến tiêm theo lịch hẹn. Quyết định này được đưa ra sau khi nhiều liều vaccine của AstraZeneca phải bỏ đi do nhiều người đủ điều kiện tiêm đã không đến tiêm chủng theo lịch hẹn.
*Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 13/8, Indonesia tiếp tục nhận được 5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do công ty Sinovac (Trung Quốc) sản xuất.
Giám đốc Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm (BPOM) Penny Lukito cho biết nước này tiếp nhận số vaccine trên dưới dạng thành phẩm, được đóng gói trong lọ 1mm. Với số lượng vaccine này, tổng số vacicne mà Indonesia nhận được lên hơn 185 triệu liều.
X
Cũng theo ông Penny bắt đầu từ tháng 8/2021, nước này sẽ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quốc gia với mục tiêu tiêm 2 triệu người mỗi ngày. Cho đến nay, hơn 50 triệu người dân Indonesia đã được tiêm chủng và nước này hy vọng sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng với 200 triệu người dân được tiêm.
* Ngày 13/8, Israel đã cho phép những người từ 50 tuổi trở lên tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta. Trước đó, chỉ có những đối tượng 60 tuổi trở lên mới được tiêm mũi thứ ba này.
Thủ tướng Israel Naftali Bennett nhấn mạnh đây là bước đi quan trọng trong cuộc chiến biến thể Delta. Israel đã triển khai chương trình tiêm chủng đại trà khá sớm, từ giữa tháng 12/2020, nhờ đó số ca mắc COVID-19 giảm. Tuy nhiên, số ca mắc mới tại Israel có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua do nhiều người chưa tiêm vaccine, cũng như những người đã hoàn thành tiêm chủng 6 tháng trước đó, bị mắc biến thể Delta.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trước đó đã kêu gọi các nước tạm hoãn tiêm mũi vaccine tăng cường cho đến ít nhất cuối tháng 9 tới nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng vaccine toàn cầu. Theo thống kê của Bộ Y tế Israel, cho tới này, hơn 770.000 người Israel đã tiêm mũi tăng cường thứ ba. Chuyên gia y tế cộng đồng Nadav Davidovitch việc số ca mắc mới COVID-19 tăng khiến chiến dịch tiêm vaccine cho toàn người dân Israel càng cấp bách. Cùng ngày, Bộ Y tế Israel thông báo đã ghi nhận 6.083 ca mắc mới trong ngày 12/8.
Israel mở rộng đối tượng tiêm vaccine tăng cường Israel hôm nay bắt đầu tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba cho người từ 50 tuổi trở lên, nhằm kiềm chế số ca nhiễm gia tăng vì chủng Delta. "Đây là bước quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch Delta", Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho biết trong một tuyên bố, sau khi chính phủ nước này hôm 12/8 thông báo sẽ...