Australia có thể không đạt mục tiêm chủng ngừa vào tháng 10 tới
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 11/4 thừa nhận có thể không đạt được mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho tất cả người dân vào tháng 10 tới mà chính phủ đặt ra do các chậm trễ trong việc nhập khẩu và những lo ngại mới về tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer/ BioNTech tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, ông Morrison khẳng định mong muốn của chính phủ là hoàn thành việc tiêm chủng liều đầu tiên cho tất cả người dân trước cuối năm nay, nhưng sẽ không đặt ra mốc thời gian cụ thể do còn có nhiều yếu tố không chắc chắn.
Trước đó, ngày 9/4, giới chức Australia đã khuyến cáo chưa nên tiêm vaccine AstraZeneca cho những người dưới 50 tuổi, trong bối cảnh trên thế giới đã xuất hiện một số trường hợp bị chứng đông máu sau khi tiêm chủng.
Ngày 12/4, Chủ tịch Hội đồng Y tế Australia, Giáo sư Paul Kelly cho biết khuyến cáo trên khiến chính phủ phải điều chỉnh lại cách thức triển khai tiêm chủng, tuy nhiên sẽ không ảnh hưởng đến lịch trình tiêm chủng các nhóm đối tượng ưu tiên, trừ những người dưới 50 tuổi là các nhân viên y tế và chăm sóc người cao tuổi.
Ông Kelly khẳng định Australia đã bảo đảm được nguồn cung vaccine của hãng Pfizer và AstraZeneca, với tổng số 170 triệu liều, không chỉ đủ cho tất cả người dân trong nước mà còn cho cả các nước láng giềng Thái Bình Dương. Về 20 triệu liều vaccine của Pfizer vừa được đặt mua bổ sung, ông Kelly cho biết dù nguồn cung từ nước ngoài luôn không chắc chắn, ông hy vọng Australia sẽ nhận được lượng vaccine này vào cuối năm nay.
Australia ra mắt UAV trợ chiến mang trí tuệ nhân tạo
UAV phản lực Loyal Wingman thực hiện chuyến thử nghiệm đầu tiên, với công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ đắc lực cho tiêm kích có người lái.
Boeing Australia ngày 1/3 công bố video máy bay không người lái (UAV) phản lực trợ chiến Loyal Wingman cất cánh lần đầu trong chuyến bay thử nghiệm tại căn cứ Woomera. Cuộc thử nghiệm diễn ra cuối tuần trước, dưới sự giám sát của một phi công Boeing theo dõi phi cơ hoạt động từ trạm mặt đất.
Thông cáo của Boeing cho biết UAV Loyal Wingman tự cất cánh trong thử nghiệm, bay theo lộ trình được xác định trước đó với tốc độ và độ cao khác nhau nhằm "chứng minh chức năng và hiệu suất thiết kế".
"Loyal Wingman là dự án mở đường cho việc tích hợp các hệ thống tự điều khiển và trí tuệ nhân tạo để tạo ra các nhóm tác chiến phối hợp giữa người và máy móc", thiếu tướng Cath Roberts, chỉ huy Bộ Tư lệnh Năng lực Không quân Australia, cho biết.
Máy bay không người lái phản lực Loyal Wingman cất cánh trong thử nghiệm tại căn cứ Woomera, Australia. Video: Boeing .
UAV Loyal Wingman là mẫu máy bay quân sự đầu tiên được Australia phát triển trong hơn nửa thế kỷ qua, đồng thời là sản phẩm đầu tiên của Boeing được chế tạo hoàn toàn bên ngoài nước Mỹ. Loyal Wingman với thiết kế mô-đun cho phép thay đổi phần mũi một cách nhanh chóng để mang trang bị phù hợp với từng nhiệm vụ, bao gồm vũ khí.
UAV có chiều dài 11,6 m với tầm hoạt động 3.704 km, có thể đóng vai trò hỗ trợ hoặc làm khiên chắn cho các tiêm kích có người lái đắt tiền hơn. Loyal Wingman sẽ phối hợp tác chiến với tiêm kích tàng hình F-35, tiêm kích đa năng F/A-18F, máy bay tác chiến điện tử EA-18G và máy bay cảnh báo sớm E-7 trong không quân Australia.
Chính phủ Australia đã đầu tư khoảng 31 triệu USD để phát triển UAV Loyal Wingman và thông báo sẽ chi 89 triệu USD để mua thêm ba chiếc cho không quân nước này. Hãng Boeing ngày 3/2 cho biết sẽ phát triển nguyên mẫu UAV trợ chiến Skyborg cho quân đội Mỹ dựa trên Loyal Wingman.
Nguyên mẫu UAV Loyal Wingman đầu tiên sẽ được Boeing sử dụng làm nền tảng cho Hệ thống Tổ hợp Lực lượng Không quân, một dịch vụ dành cho nhiều khách hàng quốc phòng trên thế giới. Boeing cho biết một máy bay có người lái có thể phối hợp và tương tác tới 16 UAV Loyal Wingman khi làm nhiệm vụ.
Australia thử UAV yểm trợ phi công tiêm kích UAV trợ chiến bay cùng tiêm kích tàng hình F-22, F-35
Vì sao Hải quân Pháp hiện diện ở Biển Đông? Liên tiếp tàu ngầm hạt nhân, tàu khu trục Pháp được điều tới ở Biển Đông. Tại sao Biển Đông đang trở thành mối quan tâm với Paris? Tàu tấn công đổ bộ Tonnerre của Pháp đang tham gia sứ mạng 3 tháng huấn luyện và tuần tra ở Thái Bình Dương. Ảnh: Twitter Pháp mới đây đã cử tàu chiến đến Biển...