Australia: Căn cứ thứ 2 của hạm đội tàu ngầm hạt nhân sẽ đặt ở bờ Đông
Australia ngày 7/3 cho biết sẽ cây dựng thêm một căn cứ cho hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân ở bờ Đông của nước này để thuận tiện cho việc hoạt động ở cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Sau khi Australia thông báo việc Mỹ và Anh sẽ phối hợp với nước này để chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân vào tháng 9/2021, hiện tại các bên đang tích cực thảo luận các vấn đề liên quan. Trong lúc các chi tiết về kỹ thuật, giá cả đang được thảo luận và có thể 20 năm nữa Australia mới có thể được nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên, Australia đã lên kế hoạch xây dựng căn cứ cho hạm đội này.
Australia dự kiến sẽ mua một trong hai loại tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ (trên) hoặc tàu ngầm lớp Astute của Anh. Ảnh: Naval News
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 7/3 thông báo chính phủ nước này sẽ chi hơn 10 tỷ AUD để sửa chữa căn cứ của hạm đội tàu ngầm lớp Collin đặt tại bang Tây Australia cho phù hợp với tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và xây mới 1 căn cứ ở bờ Đông.
“Một căn cứ tối ưu ở bờ biển phía Đông sẽ cung cấp các cảng chuyên dụng, các cơ sở bảo dưỡng, hỗ trợ hành chính và hậu cầu, các dịch vụ cho nhân viên, chỗ ở cho thủy thủ đoàn và nhân viên hỗ trợ. Xây dựng căn cứ tàu ngầm ở bờ Đông cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phép các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ và Anh thường xuyên ghé thăm”, ông Morrison cho biết.
Hiện nay, 3 địa điểm đang được cân nhắc là Brisbane, Newcastle và Port Kembla. Tuy nhiên, theo truyền thông địa phương, trong số 3 địa điểm vừa được công bố, Port Kembla nằm ở phía Nam thành phố Sydney hiện là lựa chọn ưu tiên của Bộ Quốc phòng Australia. Địa điểm thứ hai thuộc thành phố Brisbane được cho là không phù hợp do quá nông. Trong khi đó, một địa điểm khác ở Newcastle nằm ở phía Bắc của thành phố Sydney lại được cho là không phù hợp để đặt một căn cứ quân sự cấp chiến lược do một công ty của Trung Quốc đang sở hữu 50% cổ phần của một cảng biển tại đây. Dự kiến sang năm 2023, chính phủ Australia sẽ thông báo địa điểm cụ thể được chọn làm căn cứ thứ 2 cho hạm đội tàu ngầm của nước này.
Mặc dù chi tiết thỏa thuận tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân mà Australia đang đàm phán với Mỹ và Anh sẽ được tiết lộ sau cuộc bầu cử Quốc hội liên bang vào tháng 5 tới, song truyền thông Australia cho rằng Bộ Quốc phòng nước này muốn mua tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ, nhưng tàu ngầm lớp Astute của Anh cũng là một lựa chọn.
Lạnh người 5 thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất lịch sử nhân loại
Vận hành tàu ngầm là một công việc vô cùng rủi ro. Ngay cả những tàu ngầm hạt nhân công nghệ cao nhất cũng có thể nằm dưới đáy đại dương nếu thủy thủ đoàn không cẩn thận hoặc xảy ra lỗi kỹ thuật.
National Interest đã liệt kê một số thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Video đang HOT
Thảm họa Kursk năm 2000
Xác tàu ngầm Kursk. Ảnh AP.
Có lẽ thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại là việc Nga mất K-141 Kursk - tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Chiếc tàu ngầm khổng lồ nặng 16.000 tấn đã bị phá hủy trong một vụ nổ lớn vào ngày 12/8/2000 - khiến toàn bộ 118 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.
Các mảnh vỡ của Kursk cuối cùng đã được trục vớt và vụ tai nạn cuối cùng được xác định là do ngư lôi Type-65-76A phát nổ. Type-65-76A là ngư lôi siêu mạnh được thiết kế để tiêu diệt tàu sân bay. Tuy nhiên, Type-65-76A lại chạy bằng nhiên liệu hydrogen peroxide, chất bay hơi cao và cần phải xử lý/bảo quản vô cùng cẩn thận. Có lẽ thủy thủ đoàn của Kursk đã không được đào tạo đầy đủ cũng như thiếu kinh nghiệm để sử dụng loại ngư lôi này.
Sau thảm họa Kursk, Hải quân Nga đã loại bỏ ngư lôi chạy bằng nhiên liệu hydro peroxit khỏi biên chế.
Thảm họa tàu ngầm Komsomolets năm 1989
K-278 Komsomolets là chiếc tàu ngầm duy nhất lớp Plavnik thuộc Dự án 685 từng được hoàn thành. Được thiết kế chủ yếu như một sản phẩm thử nghiệm cho các công nghệ mới, tàu Komsomolets 8.000 tấn là một trong những tàu ngầm hiệu suất cao nhất từng được chế tạo.
Tàu ngầm này có độ sâu hoạt động lớn hơn 914m. Dự án 685 Plavnik được thiết kế để thử nghiệm các công nghệ tự động hóa và hoàn thiện khả năng của Liên Xô trong việc chế tạo thân tàu chịu áp lực titan.
Tuy nhiên, chiếc tàu ngầm bị chìm vào ngày 7/4/1989, sau khi một đám cháy bùng phát trên tàu gây ra một chuỗi các sự cố sau đó.
Bất chấp những nỗ lực anh dũng của thủy thủ đoàn, 42 trong số 69 thủy thủ đã thiệt mạng trong vụ tai nạn.
Tuy nhiên, chỉ có 4 người chết do hậu quả trực tiếp của đám cháy trong khi nnhững người còn lại chết do phơi nhiễm với hóa chất. Nhiều thủy thủ đoàn có thể đã được cứu nếu Hải quân hành động nhanh hơn để tiến hành một chiến dịch giải cứu.
Hiện, lò phản ứng hạt nhân của Komsomolets và hai đầu đạn hạt nhân của nó vẫn ở trên thân tàu chìm dưới biển Barents ở độ sâu 1.700m - một thảm họa đang chực chờ xảy ra một lần nữa.
Thảm họa K-8 năm 1970
Liên Xô và Nga xảy ra một số thảm họa tàu ngầm nghiêm trọng. Ảnh Wiki.
K-8 là một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc Đề án 627A Kit-class của Liên Xô bị chìm sau một vụ hỏa hoạn vào ngày 12/4/1970.
Chiếc tàu ngầm ban đầu bốc cháy vào ngày 8/4/1970, trong một cuộc tập trận ở hai khoang riêng biệt.
Sau khi ngọn lửa lan ra khắp con thuyền qua hệ thống điều hòa - và các lò phản ứng ngừng hoạt động - thuyền trưởng đã ra lệnh cho thủy thủ đoàn rời bỏ con tàu. Sau đó thủy thủ đoàn trở lại tàu ngầm khi tàu cứu hộ đến. Nhưng cuối cùng chiếc tàu ngầm bị chìm khi đang ở dưới biển cùng với 52 thành viên thủy thủ đoàn.
Thảm họa USS Scorpion (SSN-589) năm 1969
Vào ngày 22/5/1969, USS Scorpion, một tàu ngầm tấn công lớp Skipjack của Hải quân Mỹ đã biến mất bí ẩn trên biển khi ở cách của các đảo Azores 644km về phía tây nam. Có 99 thủy thủ trên tàu.
Hiện nay chuyện gì đã xảy ra với Scorpion vẫn còn là một bí ẩn. Tàu ngầm chỉ đơn giản là không quay trở lại cảng vào ngày 27/5 năm đó. Hải quân Mỹ đã phát động một cuộc tìm kiếm quy mô lớn, nhưng không có kết quả và cuối cùng phải tuyên bố nó bị mất tích vào ngày 5/ 6.
Cuối năm đó, Scorpion được một tàu nghiên cứu của Hải quân Mỹ xác định được vị trí dưới độ sâu 3.048m dưới đáy biển. Nguyên nhân khiến tàu ngầm Scorpion chìm không được tiết lộ làm dấy lên đồn đoán rằng thảm họa xảy ra có thể vì thủy thủ đoàn vô tình kích hoạt pin của ngư lôi Mark 37 hoặc một vụ nổ ngư lôi.
Thảm họa USS Thresher (SSN-593) năm 1963
Thảm họa tàu ngầm USS Thresher là nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm USS Thresher bị chìm vào ngày 10/4/1963, với 129 thủy thủ trên tàu.
Đây là thảm họa tàu ngầm hạt nhân đầu tiên và cho đến nay, có số người chết cao nhất. Không giống như Scorpion, Hải quân Mỹ đã tiết lộ chính xác nguyên nhân khiến Thresher bị chìm. Đó là do kiểm soát chất lượng kém.
Chiếc tàu ngầm bị chìm trong khi nó đang lặn xuống độ sâu thử nghiệm khoảng 396m. Năm phút trước khi mất liên lạc với tàu, tàu ngầm cứu hộ Skylark nhận được tín hiệu cho biết Thresher đang gặp một số khó khăn nhỏ về kỹ thuật. Skylark tiếp tục nhận được các tin nhắn cảnh báo đến khi sonar bắt được âm thanh tàu Thresher bị nổ.
Một tòa án điều tra của Hải quân Mỹ nhận thấy rằng một sự cố đường ống có thể đã gây ra vụ tai nạn.
Buồng máy của con tàu đã bị ngập do đó, nước muối phun lên làm tắt lò phản ứng hạt nhân. Sau đó, Thresher không thể hoạt động được nữa sau khi băng hình thành trong đường ống của nó. Phi hành đoàn đã không thể tiếp cận các thiết bị cần thiết để ngăn con tàu bị ngập.
Tàu ngầm đầu tiên sử dụng công nghệ tàng hình mới Tốc độ, độ lặn sâu và các biện pháp đối phó khác đều có thể giúp tàu ngầm thoát ra ngoài, nhưng không bị phát hiện ngay từ đầu là cách tốt nhất để "kình ngư" có thể sống sót. Dự án Dreadnought Tàu ngầm lớp Dreadnought chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) đảm trách răn đe hạt nhân của Hải quân...