AU kêu gọi các nước xem xét bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 23/12, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Liên minh châu Phi (AU) – ông John Nkengasong cho biết cơ quan y tế này sẽ bắt đầu kêu gọi các quốc gia thành viên xem xét việc tiêm chủng bắt buộc vaccine ngừa COVID-19 nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đang rất thấp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Praha, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Nkengasong cho biết chính phủ các nước châu Phi mua vaccine phòng COVID-19, cung cấp cho người dân nhưng người dân lại không sử dụng nên CDC châu Phi phải thúc đẩy các quốc gia bắt đầu xem xét quy định bắt buộc tiêm vaccine. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định vẫn ưu tiên để người dân tình nguyên đi tiêm vaccine.
Lãnh đạo CDC châu Phi lưu ý rằng tỷ lệ tiêm chủng trên toàn châu lục vẫn còn rất thấp, với chỉ 10,9% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Các nước châu Phi đã cùng đặt mục tiêu tỷ lệ tiêm chủng đạt 70% vào cuối năm 2022, nhưng để đạt được mục tiêu này cần có hành động tập thể và chiến dịch quy mô lớn ở tất cả các cấp.
Ông Nkengasong nhấn mạnh rằng tiêm chủng là biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhất trong lịch sử các bệnh truyền nhiễm. Bất chấp nỗ lực của chính phủ các nước, mọi người đều có trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm giải trình về việc tiêm chủng. Ngoài ra, ông Nkengasong cũng hoan nghênh quyết định của một số quốc gia dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với các nước châu Phi được áp đặt sau sự xuất hiện của biến thể Omicron. Ông tin rằng điều cần thiết là phải giải quyết virus SARS-CoV-2 nói chung chứ không phải là một biến thể cụ thể.
Châu Phi đang trải qua một đợt lây nhiễm COVID-19 mới với hơn 37.000 ca mắc mới và 160 ca tử vong được báo cáo mỗi ngày. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 8/2020.
Cuba chuẩn bị ra mắt vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, các nhà khoa học Cuba cho biết đang thực hiện những bước đánh giá cuối cùng trước khi "trình làng" vaccine Mambisa, một trong số ít các loại vaccine ngừa COVID-19 sử dụng qua đường mũi đang được nghiên cứu và phát triển trên thế giới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Cienfuegos, Cuba, ngày 30/5/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thông qua mạng xã hội Twitter, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ sinh học BioCubaFarma của Cuba Eduardo Martínez ngày 23/12 tuyên bố các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh vaccine Mambisa có khả năng phản ứng miễn dịch niêm mạc cao chống lại virus SARS-CoV-2, do đó có thể ngăn ngừa hiệu quả sự lây truyền của virus và cung cấp một mức độ miễn dịch khử trùng nhất định.
Theo ông Martínez, các loại vaccine COVID-19 hiện có trên thế giới, bao gồm cả các chế phẩm của Cuba, đều rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh có triệu chứng, các ca COVID-19 dạng nặng và các trường hợp tử vong, nhưng lại chưa đủ hiệu quả để ngăn ngừa virus SARS-CoV-2, do đó những người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh, và kết quả là không thể dập tắt được chuỗi lây nhiễm một cách triệt để.
Điều này lý giải tại sao cộng đồng khoa học quốc tế đang nghiên cứu các phương pháp để chế tạo ra một loại vaccine cho phép miễn dịch khử trùng, một trong số đó là vaccine đường mũi, tức là sử dụng đường niêm mạc để tạo ra phản ứng tức thì ngay khi virus xâm nhập vào cơ thể, nhanh chóng vô hiệu hóa mầm bệnh và triệt tiêu khả năng tái tạo.
Cuba được xem là "điểm sáng" về vaccine của Mỹ Latinh trong bối cảnh khu vực này hiện vẫn đang là tâm điểm của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Đây là quốc gia Mỹ Latinh duy nhất tự sản xuất vaccine ngừa SARS-CoV-2, bao gồm Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus, cùng 2 chế phẩm đang được thử nghiệm lâm sàng là Mambisa và Soberana 01. Vaccine ngừa COVID-19 của Cuba đã được xuất khẩu sang Venezuela, Nicaragua và Việt Nam. Argentina và Mexico cũng tỏ ra quan tâm đến các sản phẩm này.
Cuba đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho hơn 85% dân số với các loại vaccine nội địa, đồng thời triển khai tiêm liều tăng cường cho gần 900 nghìn người, bao gồm nhân viên y tế tuyến đầu và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy hơn 91% người dân Cuba, bao gồm cả trẻ em từ 2 tuổi trở lên, đã được bảo vệ với ít nhất 1 mũi vaccine do nước này tự sản xuất, đưa Cuba trở thành nước có tỷ lệ dân số được tiêm ngừa COVID-19 cao nhất khu vực Mỹ Latinh và đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Cuba cũng được đánh giá là rất thành công trong việc chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, với tỷ lệ hơn 99% được chữa khỏi bệnh tính tới thời điểm hiện nay.
Australia thêm 1.115 ca mắc, 5 ca tử vong do COVID-19 Sáng 14/11, Australia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 theo ngày ở mức thấp nhất trong nhiều tuần trở lại đây, trong bối cảnh quốc gia châu Đại Dương này đang nỗ lực ứng phó với làn sóng dịch thứ ba. Theo đó, có thêm 1.115 ca mắc mới trong cộng đồng và 5 ca tử vong tại Australia trong 24 giờ...