AstraZeneca/Oxford tính sản xuất vaccine chống biến thể nCoV vào mùa thu
AstraZeneca và Đại học Oxford đặt mục tiêu sản xuất thế hệ vaccine tiếp theo chống lại biến chủng nCoV sớm nhất vào mùa thu, trước mùa đông ở Bắc Bán cầu.
Khi được hỏi khi nào AstraZeneca có thể sản xuất vaccine thế hệ tiếp theo để đối phó chủng nCoV mới, trưởng nhóm nghiên cứu của AstraZeneca Mene Pangalos cho biết trong cuộc họp báo tại London ngày 3/2 rằng “sớm nhất có thể”.
“Chúng tôi đặt mục tiêu đạt được kết quả nào đó vào mùa thu năm nay”, ông nói và cho biết thêm rằng những yếu tố tác động đến khung thời gian bao gồm công việc trong phòng thí nghiệm cũng như các nghiên cứu lâm sàng cần thiết để thử nghiệm mũi tiêm mới. Mục tiêu là chuẩn bị cho mùa đông, Pangalos nhấn mạnh.
Y tá chuẩn bị tiêm vaccine AstraZeneca/ Oxford tại Tyne, Anh ngày 30/1. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Andrew Pollard, giám đốc của Oxford Vaccine Group, khẳng định họ tin tưởng rằng vaccine thế hệ mới sẽ có tác dụng chống lại biến chủng dễ lây lan hơn từ Anh.
Theo báo cáo được Đại học Oxford công bố trên tạp chí Lancet ngày 3/1, vaccine Covid-19 do trường đại học này phối hợp với AstraZeneca phát triển có thể mang lại “tác dụng đáng kể” với việc ngăn lây nhiễm nCoV và khoảng cách ba tháng giữa các mũi tiêm “không làm giảm khả năng bảo vệ”. Báo cáo cho biết tỷ lệ dương tính với nCoV của các mẫu xét nghiệm lấy từ người đã tiêm vaccine Oxford/AstraZeneca giảm 67%. Một mũi tiêm vaccine này có hiệu quả 76% trong vòng 22-76 ngày sau khi tiêm.
Hiệu quả của vaccine Covid-19 AstraZeneca đạt 82,4% nếu được tiêm nhắc lại sau ba tháng, song chỉ đạt 54,9% ở những người tiêm nhắc lại sau mũi đầu tiên 6 tuần.
Đại diện của AstraZeneca và Đại học Oxford cho biết họ đang tiến gần đến việc có dữ liệu về hiệu quả của vaccine đối với người lớn tuổi. Cả hai đều nhấn mạnh rằng các bằng chứng cho thấy loại vaccine này an toàn với nhóm tuổi đó. Bình luận của họ được đưa ra sau khi một số quốc gia trong Liên minh châu Âu khuyến cáo không nên sử dụng vaccine AstraZeneca/Oxford cho người trên 65 tuổi vì thiếu dữ liệu.
Đức cân nhắc dùng vaccine của Nga, Trung
Bộ trưởng Y tế Đức nói nước này nên sử dụng vaccine Covid-19 của Nga và Trung Quốc để đẩy nhanh quá trình tiêm chủng nếu châu Âu chấp thuận.
Trước thềm cuộc họp khẩn cấp với các nhà sản xuất vaccine Đức nhằm giải quyết tình trạng triển khai tiêm chủng chậm trễ của đất nước, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn hôm 31/1 tuyên bố nếu có loại vaccine "an toàn và hiệu quả, dù được bất cứ quốc gia nào sản xuất", họ đều có thể sử dụng.
Spah nói thêm ông không thấy trở ngại nào trong việc sử dụng vaccine Covid-19 từ Nga và Trung Quốc, miễn là chúng được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt.
Bình luận của Bộ trưởng Spahn cho thấy Đức dường như đang hướng đến một giải pháp mới sau nhiều ngày tranh cãi về nguồn cung vaccine Covid-19 giữa Liên minh châu Âu (EU) và hãng dược AstraZeneca của Anh - Thuỵ Điển.
Nhân viên y tế cho vaccine Oxford/AstraZeneca vào ống tiêm tại trung tâm vaccine ở Newcastle, Scotland, Anh, hôm 11/1. Ảnh: AP .
Thủ hiến bang Bavaria Markus Soeder cùng ngày cũng kêu gọi giới chức châu Âu xem xét sử dụng vaccine Covid-19 của Trung Quốc và Nga để giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung hiện nay.
"Các cơ quan giám sát của châu Âu cũng nên thử nghiệm vaccine Covid-19 của Nga và Trung Quốc càng sớm càng tốt", Soeder nói.
Chính phủ Đức đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích từ 16 chính quyền bang và ngành y tế vì hành động chậm chạp và không đủ quyết đoán trong việc đảm bảo nguồn dự trữ vaccine cũng như không tạo thêm áp lực để châu Âu hành động nhiều hơn.
Trong bối cảnh một số khu vực phải hủy chương trình tiêm chủng vì thiếu nguồn cung, các chuyên gia pháp lý Đức đã chỉ trích gay gắt hợp đồng giữa AstraZeneca và Ủy ban châu Âu vì "mơ hồ" và không quy định đầy đủ về số lượng cũng như thời điểm giao vaccine. Ủy ban vaccine Đức cũng cảnh báo không nên tiêm vaccine AstraZeneca cho người trên 65 tuổi do chưa xác thực được hiệu quả.
Theo ước tính của Bộ Y tế Đức, người dân nước này đã phải chịu sự trì hoãn tiêm chủng ít nhất 10 tuần. Đức đang là vùng dịch lớn thứ mười thế giới với hơn 2,2 triệu ca nhiễm và hơn 58.000 ca tử vong do nCoV.
Thái Lan chống chọi 'sóng thần' Covid-19 Hơn 6 tháng không xuất hiện ca nhiễm cộng đồng, giữa tháng 12/2020, ổ dịch tại một chợ hải sản nhanh chóng lan khắp Thái Lan. Chợ hải sản thuộc khu vực Samut Sakhon, tây nam thủ đô Bangkok, nơi ổ dịch bùng phát, sử dụng hàng nghìn lao động là người Myanmar nhập cư. Virus nhanh chóng lan rộng ra 56 trong...