ASEAN – Trung Quốc tham vấn quan chức cấp cao lần thứ 30
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 10/5, tại cuộc tham vấn quan chức cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – Trung Quốc lần thứ 30, diễn ra ở trụ sở Ban Thư ký ASEAN, hai bên đã tái khẳng định cam kết trong việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện (CSP).
Các đại biểu tại cuộc tham vấn. Ảnh: TTXVN phát
Đồng chủ trì cuộc tham vấn là Tổng vụ trưởng Bộ Ngoại giao Myanmar – Tiến sĩ Khin Thidar Aye và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông. Sự kiện có sự tham gia của các quan chức cấp cao các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Timor Leste tham dự với tư cách quan sát viên.
Tại cuộc tham vấn, Trung Quốc tái khẳng định sự ủng hộ đối với các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời ủng hộ ASEAN đóng vai trò lớn hơn nữa trong các vấn đề khu vực.
Video đang HOT
Trung Quốc nhấn mạnh rằng nước này tiếp tục đặt ưu tiên cao cho mối quan hệ với ASEAN như một phần của chính sách ngoại giao láng giềng.
Hai bên đã trao đổi quan điểm về những diễn biến trong ASEAN và Trung Quốc, cũng như những tiến triển liên tục của hợp tác ASEAN – Trung Quốc trong năm qua. Tiến bộ đáng kể đã đạt được trong nhiều lĩnh vực của Kế hoạch hành động ASEAN – Trung Quốc 2021-2025 và Phụ lục của Kế hoạch này để thúc đẩy CSP.
Cuộc họp đã thảo luận về các giải pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong khuôn khổ CSP, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, kết nối, hệ sinh thái kỹ thuật số, nền kinh tế xanh, năng lượng sạch, nông nghiệp và an ninh lương thực, văn hóa và du lịch. ASEAN mong muốn tăng cường hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực then chốt của Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP), phù hợp với Tuyên bố chung về hợp tác cùng có lợi trong AOIP được thông qua năm 2023.
Hai bên cũng thảo luận về chủ đề hợp tác năm nay là “Năm giao lưu nhân dân ASEAN – Trung Quốc”. Một loạt dự án và hoạt động đã và sẽ được tiến hành trong năm nay tại Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa ASEAN và Trung Quốc.
Các quan chức cấp cao đã trao đổi quan điểm về những diễn biến khu vực và quốc tế cùng quan tâm và lợi ích chung. Cả hai bên ghi nhận sự cần thiết phải tăng cường hợp tác để giải quyết các thách thức khu vực như khủng bố, buôn người, lạm dụng ma túy bất hợp pháp và tội phạm mạng.
Cuộc họp cũng thảo luận về việc chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng ASEAN – Trung Quốc và Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc sắp tới, đồng thời ghi nhận các đề xuất của Trung Quốc về các kết quả đạt được trong năm nay, bao gồm cả các lĩnh vực an ninh phi truyền thống và giao lưu nhân dân. Hai bên mong muốn kết thúc đàm phán Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc ( ACFTA) phiên bản 3.0, cũng như triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực ( RCEP) cùng các hiệp định khác.
Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực với Indonesia
Ngày 2/1, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức có hiệu lực đối với Indonesia khi nước này thực hiện các quy định thương mại mới với các thành viên khác của thỏa thuận thương mại tự do này.
Quang cảnh toà nhà trụ sở Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta, Indonesia ngày 1/1/2022. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Đến nay, RCEP đã có hiệu lực đối với 14/15 thành viên. RCEP - gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và 5 đối tác thương mại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, đã có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.
Cuối tháng 8/2022, Quốc hội Indonesia đã chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP. Thông qua RCEP, nước này có cơ hội mở rộng và làm gia tăng chuỗi giá trị khu vực, các công ty xuất khẩu của Indonesia sẽ thu được giá trị lớn hơn từ các hoạt động xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Indonesia, giúp xóa bỏ nhiều rào cản đối với thương mại dịch vụ, các quy định về thương mại sẽ được đơn giản hóa và đảm bảo sự đồng nhất, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thu hẹp khoảng các phát triển thông qua hợp tác kỹ thuật và kinh tế.
Các quy định mới của Indonesia về xuất xứ hàng hóa và ban hành tài liệu xuất xứ hàng hóa xuất khẩu từ Indonesia đã được áp dụng từ ngày 2/1/2023, như một phần của việc thực hiện thỏa thuận RCEP.
Các ngành kinh doanh ở Indonesia cũng có thể lựa chọn một trong 2 loại tài liệu, gồm giấy chứng nhận xuất xứ và tờ khai xuất xứ ghi rõ "mức thuế ưu đãi". Hai tài liệu này có thể được ban hành một cách độc lập.
Trước đó, ngày 30/12/2022, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết các quy định mới này xác định rõ thủ tục để có được chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xuất khẩu từ nước Đông Nam Á này. Theo ông Hasan, "quy định mới này phù hợp với cam kết thương mại được RCEP tạo thuận lợi thực thi. Các ngành kinh doanh sẽ được hưởng lợi từ biện pháp này theo RCEP".
Ông Hasan cho rằng "hiệp định này dự kiến sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh và củng cố mạng lưới sản xuất toàn cầu, thúc đẩy các chuỗi cung ứng khu vực bằng cách tăng cường tiếp cận thị trường xuất khẩu đối với hàng hóa và dịch vụ, giảm hoặc dỡ bỏ các rào cản thương mại và tăng cường chuyển giao công nghệ trong khu vực này".
Tầm quan trọng đặc biệt của hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Australia Các nhu cầu cấp bách về địa lý và kinh tế khiến bản thân mối quan hệ Australia - ASEAN trở nên quan trọng, nhưng đây cũng là điểm khởi đầu để phát triển những khả năng mới cho tương lai chiến lược của Australia. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp toàn thể HNCC Đặc biệt kỷ niệm 50...