ASEAN sẽ đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông như thế nào?
Hôm 28/5, Tạp chí “ Eurasia Review” (Nghiên cứu Á – Âu) vừa có bài phân tích về những biện pháp Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có thể tiến hành để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo tạp chí Nghiên cứu Á – Âu, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là biểu hiện rõ ràng rằng Trung Quốc đang có một chính sách hiếu chiến và sẵn sàng lựa chọn phương án không hòa bình để giải quyết các vẫn đề trên Biển Đông.
Theo tạp chí này, chính sách hiếu chiến của ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không hề có sự mâu thuẫn hay sai lệch với chính sách đối ngoại trước đây của Trung Quốc. Đó là nỗ lực kiên quyết lật Mỹ nhằm giành lấy vị trí trung tâm trong trật tự tại châu Á, qua đó thực hiện &’giấc mơ Trung Hoa’ của ông Tập Cận Bình.
ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Hành động hiếu chiến và hung hăng hiện nay của Trung Quốc được cho là một phản ứng với chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ và những cam kết gần đây của Mỹ về việc sẽ hỗ trợ Nhật Bản và các nước đồng minh khác trước sự hung hăng của Trung Quốc.
Dĩ nhiên, vai trò của ASEAN trong những căng thẳng ở Biển Đông là vô cùng quan trọng.
Video đang HOT
Về phần mình, Trung Quốc đã khẳng định sẽ không bao giờ từ bỏ những tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Còn ASEAN, liệu Hiệp hội này có sẵn sàng tiến hành một &’cuộc chiến’? Kinh tế của Lào và Campuchia hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Cũng theo Tạp chí Nghiên cứu Á-Âu, ASEAN cần phải đoàn kết. Nếu Lào và Campuchia vì một lý do nào đó không thể cùng hành động, thì các nước khác có cùng quan điểm, cùng mối đe dọa chung là Trung Quốc, phải hợp tác cùng nhau và thành lập một diễn đàn mới.
Ngoài ra, tạp chí này còn cho rằng, quan trọng hơn, cần thiết lập lại các cơ chế của ASEAN. ASEAN hiện không phải là một tổ chức an ninh, quân sự như Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nó hoạt động trên một cơ sở không chính thức, chú trọng các mối quan hệ cùng có lợi, thông qua đối thoại và tham vấn. Mặc dù cách thức làm việc của ASEAN tạo điều kiện tốt cho mối quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên, nhưng lại thiếu sự thống nhất vì không có cơ chế thực thi. Chính vì vậy mà hồi năm 2012, Campuchia đã có thể ngăn cản Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Campuchia đưa ra Thông cáo chung về tình hình ở Biển Đông.
Ngoài ra ASEAN, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cần tìm ra cách thức hợp tác và giải quyết tranh chấp có hiệu quả. Các biện pháp xây dựng lòng tin đơn thuần là không đủ. Quan trọng hơn, cấu trúc an ninh khu vực nên chú trọng đa phương giải quyết các vấn đề với Trung Quốc. Trong thực tế, chưa có biện pháp đối với những tranh chấp ở Biển Đông chủ yếu là do Trung Quốc chỉ muốn giải quyết song phương với từng nước. Theo tạp chí Nghiên cứu Á – Âu, nguyên nhân là vì, nếu giải quyết song phương, Trung Quốc có thể lấn lướt và có thể chia rẽ ASEAN.
Cũng theo tạp chí Nghiên cứu Á – Âu, tình hình căng thẳng hiện nay chủ yếu là do mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ, chứ không phải là ASEAN. Không có gì ngạc nhiên, khi Mỹ xoay trục sang châu Á thì Trung Quốc trở lên hiếu chiến hơn và hung hăng hơn với Việt Nam và Philippines ở Biển Đông.
Trong kịch bản này, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thể hiện rõ đặc trưng hiếu chiến và hung hăng, còn ASEAN có hai lựa chọn chính: đoàn kết ASEAN để chiến đấu với sự hung hăng của Trung Quốc, và tăng cường các quá trình đa phương để ngăn ngừa và giải quyết xung đột. Chỉ có điều, liệu ASEAN đã sẵn sàng hay chưa mà thôi?
Nội dung được thực hiện qua tham khảo từ nguồn tin Eurasia Review. Đây là một Tạp chí và Viện Nghiên cứu độc lập, chuyên cung cấp các bài phân tích của các chuyên gia về các vấn đề chính trị, kinh tế ở khu vực châu Á và châu Âu.
Theo Infonet
Tướng diều hâu Trung Quốc đòi đưa thêm giàn khoan đến Biển Đông
Tướng quân đội Trung Quốc đã về hưu La Viện, nổi tiếng là có quan điểm diều hâu, lại một lần nữa có những phát ngôn hung hăng, ngang ngược trên báo chí Trung Quốc, rằng Bắc Kinh sẽ đưa hàng trăm giàn khoan đến biển Đông trong tương lai.
Trên Nhân Dân Nhật Báo ngày 18-5, tướng La Viện phát ngôn rằng không chỉ hiện giờ mà cả trong tương lai, Trung Quốc sẽ còn khoan dầu ở biển Đông.
La Viện, viên tướng về hưu nổi tiếng hung hăng của Trung Quốc
Tướng La còn ngang ngược đề xuất chính quyền Bắc Kinh phải áp dụng chính sách đối ngoại tương thích để ép buộc Việt Nam và Philippines phải nghe theo.
Ông này còn thách thức rằng sắp tới Bắc Kinh sẽ đưa hàng trăm giàn khoan giống như Hải Dương 981 đến biển Đông khai thác, liệu lúc đó các nước khác có đủ sức đưa tàu ra gây rối không. Và đe dọa "Trung Quốc sẽ trả đũa" nếu bị cản trở.
Tướng La suy diễn rằng chính chuyến thăm các nước châu Á gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kích động Việt Nam và Philippines cùng ra đòn "khiêu khích" Trung Quốc ở biển Đông.
Ông tướng Trung Quốc này còn vu khống Việt Nam quấy rối giàn khoan Hải Dương 981 của nước này khi nó đang hoạt động "hợp pháp", và còn buộc tội Philippines bắt ngư dân Trung Quốc trong vùng biển của Trung Quốc.
Trong khi trên thực tế, chính Trung Quốc mới là bên đi xâm phạm chủ quyền của nước khác khi cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngư dân Trung Quốc cũng thường xuyên đánh bắt cá trái phép ở khu vực các quần đảo của Việt Nam.
"Trung Quốc không bao giờ gây chuyện trước và Trung Quốc cũng không sợ nước khác gây sự. Trung Quốc sẽ trả đũa nếu bị bắt nạt" - tướng La với giọng điệu xuyên tạc và hung hăng.
Nhân Dân Nhật Báo đã dùng tướng La như một công cụ tuyên truyền mỗi khi biển Đông căng thẳng.
Ông này luôn miệng khẳng định Bắc Kinh có quyền "hợp pháp" khai thác dầu ở biển Đông. Các nước xung quanh, nhỏ hơn Trung Quốc dù có thấy phiền lòng cũng phải chấp nhận và nên làm quen với bối cảnh này
Theo VTC
Trung Quốc càng hung hăng, Mỹ - Nhật càng gắn bó Tờ Mingjing News (Đài Loan) nhận định việc Trung Quốc quyết tâm giành chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông chỉ khiến mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng thêm gắn bó. Theo Mingjing News, Nhật Bản đang hưởng lợi lớn từ mối quan hệ ngoại giao với Mỹ. Ngoài ra, trong 5 năm qua,...