ASEAN kêu gọi giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Myanmar
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 2/2 đã kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar thúc đẩy những điều kiện thuận lợi để tiến hành đối thoại mang tính xây dựng nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở đất nước này.
Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN nêu rõ: “Yếu tố quan trọng đối với tất cả các bên là thúc đẩy điều kiện thuận lợi cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay vì lợi ích của người dân Myanmar và để nhanh chóng đưa tình hình trở lại bình thường, cũng như ngăn chặn nỗi đau khổ kéo dài cho người dân Myanmar”.
Tuyên bố cũng cho biết các quốc gia thành viên ASEAN vẫn quan ngại sâu sắc trước những diễn biến ở Myanmar, qua đó kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar nỗ lực đảm bảo “công tác vận chuyển an toàn và kịp thời viện trợ nhân đạo cho những người cần giúp đỡ nhất”. Ngoài ra, ASEAN cũng thúc giục các cơ quan chức năng của Myanmar triển khai những hành động cụ thể nhằm thực thi đầy đủ Đồng thuận 5 điểm đạt được tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN hồi tháng 4/2021.
Video đang HOT
Tuyên bố cho hay Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn được chỉ định làm đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar, đồng thời kêu gọi giới chức Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho ông Sokhonn thực hiện chuyến thăm sớm tới nước này để gặp mặt tất cả các bên liên quan. Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN nhấn mạnh hòa bình lâu dài và hòa giải dân tộc ở Myanmar chỉ có thể đạt được thông qua giải pháp chính trị toàn diện.
Trước đó, Campuchia – quốc gia giữ cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2022 – hôm 29/1 cho biết các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ nhóm họp trong 2 ngày 16-17/2 tới nhằm thảo luận vấn đề viện trợ cho Myanmar.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết ông Sokhonn đang chuẩn bị thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Myanmar. Tuyên bố nhấn mạnh ông Sokhonn sẽ ưu tiên mục tiêu thực hiện Đồng thuận 5 điểm và vấn đề này cũng sẽ được thảo luận tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) vào trung tuần tháng 2.
Theo kế hoạch ban đầu, AMM Retreat được ấn định tổ chức vào ngày 18-19/1 tại thành phố Siem Reap, miền Bắc Campuchia. Đây được coi hội nghị quan trọng đầu tiên trong năm 2022 mà Campuchia tổ chức trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN. Tuy nhiên, ngày 12/1, Campuchia đã phải thông báo hoãn AMM Retreat.
Campuchia cam kết củng cố vai trò trung tâm của ASEAN
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn ngày 29/12 tuyên bố Campuchia, với vị trí Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2022, cam kết sẽ củng cố vai trò trung tâm của ASEAN nhằm duy trì và giữ vững hòa bình, an ninh và thịnh vượng.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn. Ảnh (tư liệu): TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo ngoại giao về việc Campuchia nắm giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2022, ông Prak Sokhonn cho biết Campuchia sẽ củng cố chủ nghĩa đa phương và các tiến trình đa phương thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và các hành động phối hợp sẽ được duy trì cởi mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ.
Ông cho biết Campuchia cũng sẽ thúc đẩy sự tin cậy, tôn trọng, quan tâm và hiểu biết lẫn nhau phù hợp với các nguyên tắc và mục tiêu được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), cùng những nguyên tắc và mục tiêu khác.
Ông nói: "Vị trí trung tâm của ASEAN sẽ được tăng cường hơn nữa khi đối mặt với các tư tưởng chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, đồng thời thúc đẩy Phương thức ASEAN, sự thống nhất trong đa dạng, cộng đồng quan tâm và chia sẻ, cũng như văn hóa hòa bình".
Ngoài ra, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Prak Sokhonn cũng khẳng định Campuchia sẽ thúc đẩy tinh thần ASEAN là một gia đình đoàn kết. Ông nói thêm rằng Phnom Penh cũng sẽ nỗ lực hết mình để củng cố và mở rộng quan hệ đối tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực cũng như tăng cường các nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Campuchia Pan Sorasak cho biết Campuchia sẽ nỗ lực thúc đẩy các nỗ lực chung của ASEAN nhằm đẩy mạnh cách tiếp cận hành động theo định hướng dựa trên sự cởi mở, trung thực, thiện chí, đoàn kết và hòa hợp trong ASEAN để giải quyết hiệu quả các thách thức chung mà khu vực phải đối mặt.
ASEAN không mời lãnh đạo Myanmar dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN thống nhất không mời lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar dự hội nghị thượng đỉnh, khi lo ngại gia tăng về cam kết của chính quyền này. Các ngoại trưởng ASEAN thống nhất tại cuộc họp khẩn hôm 15/10 rằng thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, sẽ không được mời tham dự hội nghị thượng...