ASEAN họp về Quản lý thảm họa thiên tai và ứng phó khẩn cấp
Với vai trò Chủ tịch đương nhiệm Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai, sáng 28.11, tại TP.Đà Nẵng, Bộ NNPTNT phối hợp với Ban Thư ký ASEAN tổ chức hội nghị đối tác hiệp định ASEAN về quản lý thảm họa và ứng phó (AADMER) khẩn cấp lần thứ 2.
ảnh minh họa
Đại diện của các nước ASEAN và hơn 35 quốc gia cùng các tổ chức đối tác tham dự. AADMER là bộ khung về quản lý thiên tai trong khu vực. AADMER được xem như 1 khuôn khổ khu vực về hợp tác, điều phối, hỗ trợ kỹ thuật và huy động nguồn lực. Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai đã xây dựng chương trình công tác 5 năm, chia làm 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn một từ năm 2010 đến năm 2012 với kết quả nổi bật là thành lập Trung tâm ASEAN về điều phối hỗ trợ nhân đạo.
Hội nghị này là bước khởi động giai đoạn 2 của chương trình, trong đó điểm nhấn là công bố khởi động 21 dự án về giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đối khí hậu, thảm họa.
Video đang HOT
Theo Laodong
Ký quyết định gây lãng phí, người đứng đầu chịu trách nhiệm
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi đưa ra các quyết định gây lãng phí thì cần có chế tài xử lý nghiêm minh.
Người đứng đầu ra quyết định gây lãng phí thì phải chịu trách nhiệm (Ảnh minh họa)
Hôm nay (ngày 5-6), Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi- THTK,CLP). Sau đó Ủy ban Tài chính, ngân sách (TCNS) của Quốc hội đã có báo cáo thẩm tra về dự luật này.
Ngay phần đầu của báo cáo thẩm tra đã cho rằng tính khả thi của dự thảo luật và Luật THTK, CLP hiện hành là chưa cao; nhiều quy định còn mang tính hình thức, hiệu lực thực tế thấp, khó đi vào cuộc sống. Để có căn cứ thực hiện và đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm hay không tiết kiệm, có lãng phí hay không lãng phí thì phải quy định được các nội dung cơ bản như: Chế độ, tiêu chuẩn, định mức cụ thể trong quản lý, sử dụng các nguồn lực; Trách nhiệm ban hành và tuân thủ quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức của từng tổ chức, cá nhân; Biện pháp chế tài tương xứng, mang tính răn đe để áp dụng trong trường hợp không thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về THTK, CLP....
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển.
Tuy nhiên, những quy định này còn thiếu trong dự thảo luật; một số quy định về trách nhiệm bồi thường không khả thi.
Ủy ban TCNS cho rằng dự thảo luật cần bổ sung các quy định chi tiết và rõ ràng hơn về cơ chế công khai, minh bạch việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn, tài nguyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Cơ chế phát hiện, phản ánh, tố giác hành vi lãng phí; hình thức thông tin cụ thể cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận thông tin, cơ quan có thẩm quyền xử lý; Trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp nhận, xử lý thông tin lãng phí; Bổ sung quy định cụ thể hơn về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, bao gồm cả kiểm toán nội bộ về THTK, CLP.
Có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể hơn về THTK, CLP trong tổ chức lễ hội, ma chay, cưới xin... để tránh việc huy động gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Cũng trong sáng ngày 5-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013.
* Từ 2006 - 2010, các đơn vị ngành Tài chính thực hiện 32.933 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào công tác điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 18.473 tỷ đồng, trong đó: thu hồi nộp NSNN 15.037 tỷ đồng; xử phạt hành chính 1.037 tỷ đồng; xử lý tài chính khác 2.398 tỷ đồng.
* Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức: Một số ý kiến cho rằng, lãng phí biểu hiện phổ biến hiện nay là việc đưa ra các quyết định gây lãng phí, như đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa dựa trên các yếu tố bảo đảm tính kinh tế, xã hội, chưa căn cứ vào khả năng thu xếp vốn... Từ đó dẫn đến nhiều công trình đầu tư lãng phí, hiệu quả thấp, nhiều dự án chậm tiến độ vì thiếu vốn; vốn đầu tư bị chôn vào các công trình kém hiệu quả hoặc chậm đưa vào khai thác. Do vậy, trong luật này cần quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định gây lãng phí; đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm minh trong trường hợp vi phạm.
Theo ANTD
Người dân được lợi gì từ bản Hiến pháp sửa đổi? Trả lời câu hỏi này, ĐB Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp cho biết: "Người làm Hiến pháp chính là nhân dân nên lợi ích chính là hướng tới nhân dân. Vai trò làm chủ của người dân thể hiện rất cụ thể. Trách nhiệm hay cam kết của Nhà nước đối với người dân là phải thừa nhận,...