ASEAN hoan nghênh ủy ban quốc hội Mỹ ra tuyên bố Biển Đông
Đại diện các nước ASEAN cảm ơn sự ủng hộ của Mỹ trong nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế, sau khi ủy ban quốc hội Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đại sứ Hà Kim Ngọc cùng Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN tại Washington D.C. chiều 16/7 trao đổi trực tuyến với Hạ nghị sĩ Joaquin Castro, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, đồng Chủ tịch Nhóm ASEAN của Quốc hội Mỹ về củng cố quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN – Mỹ, theo thông cáo của đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz diễn tập trên Biển Đông ngày 6/7. Ảnh: US Navy.
Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN cảm ơn sự ủng hộ của Mỹ trong nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc 1982, tại Biển Đông và các vùng biển trong khu vực. Đại sứ Hà Kim Ngọc đánh giá cao Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Hạ viện ra tuyên bố khẳng định các yêu sách lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp.
Hạ nghị sĩ Joaquin Castro khẳng định sự đồng thuận lưỡng đảng đối với cách tiếp cận đề cao luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông, nhấn mạnh giá trị pháp lý của phán quyết Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ kiện giữa Philippines với Trung Quốc. Ông khẳng định Mỹ luôn sát cánh cùng các nước trong khu vực, không cho phép bất kỳ nước nào sử dụng sức mạnh để mở rộng lãnh thổ dù ở Biển Đông, biên Hoa Đông hay trên đất liền.
Video đang HOT
Ông Castro cũng cảm ơn và đánh giá cao các bài học và kinh nghiệm kiểm soát Covid-19 của các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, cũng như hợp tác ASEAN – Mỹ ứng phó với dịch bệnh thời gian qua. Ông Castro cho rằng ưu tiên trước mắt là đẩy mạnh phối hợp trong ứng phó với diễn biến phức tạp của Covid-19.
Đại sứ Hà Kim Ngọc nhấn mạnh với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã phối hợp với các thành viên ASEAN duy trì chương trình hoạt động của ASEAN và hy vọng Covid-19 sớm được kiểm soát để Việt Nam có thể đón các lãnh đạo ASEAN và đối tác, trong đó có Tổng thống Mỹ, đến Hà Nội tham dự Thượng định Đông Á vào cuối năm nay.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/7 đăng tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Cùng ngày, các lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện và Hạ viện ra tuyên bố chung khẳng định họ ủng hộ việc chính quyền làm rõ lập trường rằng yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là bất hợp pháp. Trung Quốc đã không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016.
Tuyên bố chỉ trích Trung Quốc “bắt nạt nước láng giềng, quyết liệt cải tạo và quân sự hóa các thực thể, tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác” và nhấn mạnh những hành động này leo thang trong vài tháng qua khi thế giới đang tập trung chống Covid-19.
Mỹ cam kết duy trì luật pháp quốc tế, tiếp tục tự do hàng không, hàng hải ở những nơi luật pháp quốc tế cho phép, đồng thời ủng hộ các đối tác và tổ chức trong khu vực tìm kiếm giải pháp ngoại giao hòa bình cho tranh chấp ở Biển Đông.
Gắn kết hợp tác Mekong với các mục tiêu của ASEAN
Hợp tác trong khuôn khổ tiểu vùng Mekong là một sáng kiến thành công nhất trong ba thập kỷ qua, đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế và tiến trình xóa đói giảm nghèo trong khu vực.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc diễn đàn. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Ngày 14/7, Diễn đàn ASEAN về phát triển tiểu vùng: Gắn kết hợp tác Mekong với các mục tiêu của ASEAN đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là hoạt động trong khuôn khổ năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Diễn đàn được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của đại diện các nước ASEAN và các đối tác. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã phát biểu khai mạc diễn đàn. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng chủ trì phiên thảo luận.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh sự cần thiết của việc gắn kết tương hỗ giữa Mekong và ASEAN. Bộ trưởng cho rằng, ASEAN cần đặt trọng tâm ưu tiên tăng cường kết nối, phát triển bền vững và bao trùm, cũng như nâng cao vai trò của ASEAN trong hợp tác tiểu vùng, trong đó có hợp tác Mekong.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh vai trò chiến lược của tiểu vùng Mekong và khẳng định sự phát triển của một khu vực Mekong hòa bình, thịnh vượng và bền vững sẽ giúp củng cố vị thế của ASEAN trong cấu trúc khu vực, xây dựng cộng đồng ASEAN.
Các đại biểu đã thảo luận các nội dung chính: Vai trò của các hành lang kinh tế tiểu vùng trong thực hiện kết nối khu vực và tăng cường gắn kết kinh tế giữa ASEAN và các đối tác; các thách thức trong thúc đẩy phát triển bền vững, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 tại khu vực Đông Nam Á và các biện pháp cần thực hiện để khắc phục khó khăn; vai trò của các đối tác phát triển trong việc thúc đẩy hợp tác tiểu vùng; các biện pháp để tăng cường gắn kết giữa các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng với nhau và với các kế hoạch chung của ASEAN như Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 (MPAC), về hội nhập (IAI).
Hội nghị đã nghe tóm tắt báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN - Đông Á (ERIA) về sự phát triển của tiểu vùng Mekong.
Theo đó, hợp tác trong khuôn khổ tiểu vùng Mekong là một sáng kiến thành công nhất trong ba thập kỷ qua, đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế và tiến trình xóa đói giảm nghèo trong khu vực.
Tuy vậy, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khu vực Mekong cũng đang phải đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng. Để vượt qua thách thức này, các nước Mekong cần có những thay đổi nhằm bắt kịp xu thế mới của kinh tế thế giới, tận dụng tốt hơn thành quả của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phổ biến ngày càng sâu rộng của kỹ thuật số.
Trên cơ sở các nghiên cứu của mình, ERIA đề xuất để đạt phát triển bền vững, các nước Mekong cần điều chỉnh chính sách theo hướng ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm như: kết nối, công nghiệp hóa, phúc lợi xã hội và phát triển bền vững.
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các thành viên ASEAN và các đối tác thúc đẩy cách tiếp cận đa lĩnh vực, đa đối tác, đa tầng nấc vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, thích ứng./.
ASEAN và Trung Quốc mong muốn sớm nối lại đàm phán COC ASEAN và Trung Quốc mong muốn sớm nối lại đàm phán COC khi điều kiện cho phép, đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC. Trả lời câu hỏi của phóng viên bình luận về kết quả của Hội nghị Tham vấn Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc (ACSOC) lần thứ 26, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê...