Argentina sắp hết chỗ để cất trữ tiền giấy
Trong bối cảnh giá cả tăng chóng mặt, người dân Argentina buộc phải mang theo hàng trăm tờ tiền mặt để mua sắm hàng hóa thông thường tại siêu thị.
Đồng 1.000 peso của Argentina. Ảnh: Getty Images
Hãng tin Bloomberg trích dẫn các nguồn tin nội bộ cho biết nhiều ngân hàng ở Argentina sắp hết chỗ để lưu trữ các loại tiền giấy nội tệ.
Theo báo cáo, ngân hàng Banco Galicia và chi nhánh địa phương của Banco Santander của Tây Ban Nha tại Argentina đã phải trang bị thêm các kho chứa để lưu trữ tiền peso. Trong năm qua, Banco Galicia đã bổ sung tám kho để lưu trữ tiền mặt, bên cạnh hai kho tiền sẵn có kể từ năm 2019. Dự kiến, họ sẽ lắp đặt thêm hai kho tiền nữa trong những tháng tới.
Argentina, quốc gia tự hào là nền kinh tế lớn thứ hai ở Nam Mỹ sau Brazil, đã bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn kinh tế nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây. Đất nước này một lần nữa vỡ nợ vào năm 2020 và phải dùng đến các biện pháp kiểm soát vốn để bảo vệ đồng tiền của mình. Đồng peso mất giá nhanh chóng khi lạm phát trong nước tiến tới 100%. Buenos Aires cũng đang nợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khoảng 40 tỷ USD.
Video đang HOT
Tờ tiền mệnh giá lớn nhất của Argentina là 1.000 peso hiện có giá trị khoảng 5,4 USD trên các sàn giao dịch chính thức, song hầu như không quy đổi được 2,65 USD khi được định giá theo tỷ giá hối đoái không chính thức vào tuần trước.
Trong bối cảnh giá cả tăng chóng mặt, người dân Argentina buộc phải mang theo hàng trăm tờ tiền mặt để mua hàng hóa thông thường. Giao dịch ngày càng khó khăn do phải sử dụng số lượng lớn tờ tiền.
Theo Ngân hàng Trung ương Argentina, kể từ năm 2019, lượng tiền lưu ở quốc gia Nam Mỹ này đã tăng từ 895 tỷ peso lên 3,8 nghìn tỷ peso. Các ngân hàng và tổ chức doanh nghiệp của đất nước này đã kêu gọi cơ quan quản lý in các tờ tiền có giá trị cao hơn trong nhiều năm, lấy lý do rằng điều đó sẽ giúp hệ thống hiệu quả hơn cho các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân.
Ông Fabian Castillo, người đứng đầu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Buenos Aries (FECOBA) cho biết: “Việc vận chuyển, huy động và rút lượng lớn tiền giấy ngày càng gây ra các tình huống không an toàn, bên cạnh gây ra sự phức tạp và tốn kém”.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Dịch vụ Argentina (CAC), ông Mario Grinman cũng nhấn mạnh nước này nên in các đồng tiền mệnh giá lớn hơn, ít nhất là tờ 5.000 peso.
“Kể từ khi xuất hiện vào tháng 11/2017, đồng 1.000 peso đã mất gần 100% sức mua. Năm 2017, nó chiếm gần một nửa rổ tiền tệ cơ bản mà ngày nay nó không đạt 6%. Hôm nay, bạn đi siêu thị phải mang theo một túi tiền. Về mặt hậu cần, đó là một thảm họa”, ông Mario Grinman nói với hãng tin La Nacion.
Tuy nhiên, ngân hàng trung ương Argentina tuần trước cho biết chính phủ chưa có kế hoạch in các tờ tiền có mệnh giá lớn hơn, cũng như từ chối bình luận thêm về vấn đề này.
Ngày 12/1, Viện thống kê quốc gia Argentina (Indec) cho biết nước này ghi nhận tỷ lệ lạm phát 94,8% trong năm 2022, mức thường niên cao nhất kể từ năm 1991. Nền kinh tế lớn thứ ba của Mỹ Latinh ghi nhận một trong những tỷ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới.
Tính theo tháng, tỷ lệ lạm phát 5,1% của tháng 12/2022 tiếp tục xu hướng giảm chung kể từ mức cao nhất 7,4% vào tháng 7. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát năm 2022 của Argentina tăng mạnh so với mức 50,9% từ năm 2021. Chính phủ Argentina đã đặt mục tiêu lạm phát năm 2023 là 60%.
Trong nỗ lực làm giảm lạm phát, chính phủ của Tổng thống Alberto Fernandez tháng 12/2022 đã đạt được thỏa thuận với các công ty thực phẩm và vệ sinh cá nhân nhằm giữ nguyên giá của khoảng 2.000 sản phẩm cho đến tháng 3, giới hạn mức tăng 4%/tháng đối với 30.000 sản phẩm khác. Kinh tế Argentina tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2022 so với mức tăng 10,3% của năm 2021.
Tỷ lệ lạm phát của Áo năm 2022 cao nhất trong 47 năm
Cơ quan Thống kê của Áo ngày 16/1 cho biết giá tiêu dùng tại nước này trong năm 2022 tăng trung bình 8,6%, cao hơn gấp 3 lần tỷ lệ lạm phát năm 2021 và là mức tăng hằng năm cao nhất kể từ năm 1975.
Người dân mua thực phẩm trong siêu thị tại Vienna, Áo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo người đứng đầu Cơ quan Thống kê Áo Tobias Thomas, lạm phát năm ngoái tăng mạnh chủ yếu do giá tiêu dùng năng lượng của hộ gia đình, giá nhiên liệu, thực phẩm và chi phí ăn uống tại nhà hàng tăng. Đặc biệt, giá khí đốt trong năm 2022 tăng 80,8% so với năm 2021. Ông Thomas cho biết thêm đà tăng giá ở Áo đã giảm nhẹ vào cuối năm 2022 nhờ giá điện của nước này giảm và sức ép giá nhiên liệu dịu bớt. Theo đó, tỷ lệ lạm phát của Áo đã giảm từ mức 10,6% trong tháng 11 xuống còn 10,2% trong tháng 12.
Theo chuyên gia kinh tế Josef Baumgartner thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế của Áo (WIFO), tỷ lệ lạm phát của Áo trong năm 2023 sẽ giảm xuống mức khoảng 6,5% với việc sức ép giá năng lượng giảm bớt, song giá lương thực dự kiến sẽ tăng hơn nữa.
Lạm phát của Ukraine cao nhất trong 7 năm qua Trong năm 2022, tỷ lệ lạm phát tại Ukraine đã tăng lên 26,6%, mức cao nhất trong 7 năm qua. Đây là số liệu được Cơ quan Thống kê quốc gia Ukraine công bố ngày 10/1/2023. Một cửa thực phẩm gần những ngôi nhà đổ nát ở Irpin, gần thủ đô Kiev, Ukraine, ngày 8/1/2023. Ảnh: YONHAP/TTXVN Theo cơ quan trên, nguyên nhân...