Aramco không thay đổi kế hoạch IPO sau vụ tấn công hai cơ sở dầu mỏ
Saudi Arabia đang thúc đẩy kế hoạch bán 1-2% cổ phần trong Aramco thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước, trước khi có thể bản cổ phiếu ra thị trường quốc tế.
Nhà máy lọc dầu Saudi Aramco ở Dammam, cách thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, khoảng 450km về phía đông. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu tại một hội nghị ở London (Anh) ngày 10/10, Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Aramco của Saudi Arabia, ông Amin Nasser, cho biết kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ( IPO) của tập đoàn này sẽ không thay đổi sau các vụ tấn công nhằm vào hai cơ sở dầu mỏ ở Saudi Arabia trong tháng trước.
Ngày 14/9, các cuộc tấn công nhằm vào hai cơ sở dầu mỏ của Aramco tại Abqaiq và Khurais đã làm sản lượng dầu thô của Saudi Arabia giảm khoảng 5,7 triệu thùng dầu/ngày, tương đương hơn 5% nguồn cung dầu toàn cầu, khiến giá dầu tăng gần 20% trước khi hạ xuống dưới 60 USD/thùng hiện nay.
Saudi Arabia vẫn duy trì được nguồn cung dầu thô cho khách hàng ở mức trước khi xảy ra vụ tấn công nhờ mở các kho dự trữ khổng lồ và tăng sản lượng khai thác tại các giếng khác.
Video đang HOT
[Saudi Arabia khôi phục sản lượng dầu mỏ sớm hơn dự kiến]
Ông Nasser cho biết các vụ tấn công trên không ảnh hưởng đến nguồn thu của Aramco vì tập đoàn này vẫn tiếp tục cung cấp dầu cho khách hàng theo kế hoạch trước đó, đồng thời khẳng định các vụ tấn công không ảnh hưởng đến kế hoạch IPO của Aramco.
Saudi Arabia đang thúc đẩy kế hoạch bán 1-2% cổ phần trong Aramco thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước, trước khi có thể bản cổ phiếu ra thị trường quốc tế.
Theo ông Nasser, Saudi Arabia đang trong quá trình phục hồi năng lực sản xuất tối đa 12 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 11/2019.
Sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 10/2019 đã đạt 9,9 triệu thùng/ngày. Năng lực sản xuất dầu thô của Saudi Arabia hiện ở mức 11,3 triệu thùng/ngày./.
Công Đồng (TTXVN/Vietnam )
"Đầu tàu" dầu mỏ của thế giới giảm 12% thu nhập nửa đầu năm 2019
Tập đoàn dầu lửa quốc gia Aramco của Ả Rập Saudi vẫn có lợi nhuận cao nhất thế giới, vượt qua các "người khổng lồ" của Mỹ như Apple, Exxon Mobil.
Hãng dầu mỏ quốc doanh của Ả Rập Saudi- Saudi Aramco vẫn duy trì vị thế là công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới ngay cả khi báo cáo giảm 12% thu nhập ròng nửa đầu năm 2019 xuống còn 46,9 tỷ USD do giá dầu lao dốc.
Một nhân viên gần bể chứa dầu tại nhà máy lọc dầu và nhà máy Ras Tanura thuộc sở hữu Saudi Aramco ở Ả Rập Saudi.
Trong khi đó, Apple - công ty niêm yết có lợi nhuận cao nhất thế giới, đã kiếm được 31,5 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm tài chính.
Aramco cho biết, tổng doanh thu, bao gồm cả thu nhập khác liên quan đến doanh thu chiếm 163,88 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, giảm từ mức 167,68 tỷ USD một năm trước đó.
Aramco, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, cũng đang nắm 20% cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ của Tập đoàn Reliance (Ấn Độ), theo Chủ tịch Mukesh Ambani của tập đoàn cho biết. Đây cũng là một trong những khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay ở Ấn Độ .
Các số liệu cho thấy Aramco là công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới, vượt qua cả những "người khổng lồ" của Mỹ như Apple và Exxon Mobil. Tập đoàn dầu khí quốc gia Ả Rập Saudi dự kiến khởi động đợt chào bán cổ phiếu công khai ban đầu hay còn gọi là IPO vào năm 2020-2021, sau khi trì hoãn kế hoạch ban đầu từ năm 2018.
Mặc dù thu nhập giảm, Aramco đã trả c46,4 tỷ USD cổ tức cho chính phủ bao gồm cổ tức đặc biệt trị giá 20 tỷ USD, tăng từ 32 tỷ USD trong năm 2018.
Theo Reuters, điều này cho thấy sự phụ thuộc mạnh mẽ của Ả Rập Saudi vào tập đoàn dầu mỏ quốc gia để tài trợ cho nhu cầu ngân sách của vương quốc này cũng như lối sống xa hoa của hoàng gia.
Mục tiêu đưa Aramco lên sàn niêm yết là trọng tâm trong nỗ lực chuyển đổi kinh tế của Ả Rập Saudi để thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hóa nguồn thu từ dầu mỏ.
Tuy nhiên, tiến trình IPO của Aramco bị đình trệ vào năm 2018 khi tập đoàn này chuyển sự chú ý sang việc mua lại 70% cổ phần của nhà sản xuất hóa dầu Saudi Basic Industries.
Theo kinhtedothi.vn
Bệnh viện Pháp Việt dự tính IPO tại Việt Nam sau khi Quadria Capital thoái vốn Bệnh viện Pháp Việt (FV hospital) đang cân nhắc việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi cổ đông lớn Quadria Capital thoái vốn. Bệnh viện FV có quy mô 220 giường bệnh. DealStreetAsia dẫn lời ông Jean-Marcel Guillon, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành FV cho biết, bệnh...