Apple và Google “ngầm” bắt tay kiểm soát Internet toàn cầu
Apple và Google được mệnh danh là hai kỳ phùng địch thủ trong giới công nghệ, thế nhưng Bộ Tư pháp Mỹ đã hé lộ, hai công ty có một mối quan hệ hợp tác “bí mật”
Điện thoại iPhone hay điện thoại Android? Apple Maps hay Google Maps? Dùng trình duyệt Safari hay Chrome?… Đây có lẽ là câu hỏi mà không ít người đã phải đặt ra.
Nếu nhìn lướt qua bề mặt, Apple và Google có thể được mệnh danh là 2 đối thủ không đội trời chung tại thung lũng Silicon. Thế nhưng ở đằng sau đó, ban lãnh đạo cấp cao của 2 công ty lại duy trì một mối quan hệ lợi ích, bền chặt trị giá hàng tỷ USD
“Mối quan hệ giữa Apple và Google vừa là đối thủ vừa là bạn. Có lúc họ “không đội trời chung với nhau” nhưng có lúc họ lại bắt tay nhau để tìm cách cùng phát triển,” nhận định của ông Tim Higgins, phóng viên mảng công nghệ của Wall Street Journal
Google trả cho Apple khoảng 8 đến 12 tỷ USD mỗi năm, tương đương với 1/3 lợi nhuận của Alphabet – công ty mẹ của Google. Mục tiêu nhằm đảm bảo Google sẽ trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên hàng tỷ thiết bị của Apple trên thị trường.
Chính thỏa thuận này giúp Google có thể thống trị thị trường tìm kiếm. Nhiều năm trở lại đây, Google chiếm đến 90 – 95% yêu cầu sử dụng công cụ tìm kiếm tại Mỹ. Thỏa thuận này mang đến nhiều lợi ích đến nỗi nó đã trở thành tâm điểm chú ý của các nhà lập pháp Mỹ
Mối quan hệ của Google và Apple bắt đầu từ những ngày đầu tiên
“Trong những ngày đầu tiên, Apple và Google đã rất thân thiết với nhau. Có thời điểm, giám đốc của Google còn nằm trong ban điều hành của Apple” – ông Tim Higgins chia sẻ
Năm 2005, 2 công ty đã đặt nền móng cho thỏa thuận được đánh giá là giá trị nhất trong lịch sử ngành công nghệ. Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của trình duyệt Safari trên các máy tính Mac của Apple. Rồi đến năm 2007, Google tiếp tục trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone, và kể từ đó họ phát triển bùng nổ
Trong sự kiện của Apple năm 2007, ông Eric Schmidt, Cựu Giám đốc điều hành của Google đã từng phát biểu ngay trên sân khấu, cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa ông và ban giám đốc công ty Apple, ” Tôi đã có đặc quyền tham gia vào ban điều hành của Apple, và giữ mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Đã có lúc tôi nghĩ rằng nếu chúng ta sáp nhập, thì công ty có thể gọi là Applegoo” .
Mối quan hệ thân thiết giữa cựu CEO Apple- Steve Jobs (trái), và cựu CEO Google- Eric Schmidt (phải)
Google – người khổng lồ luôn “thèm” những điều mới
Tuy nhiên người khổng lồ thì lúc nào cũng thèm “ngoạm” thêm nhiều miếng bánh thị phần. Đó là lý do năm 2008, Google đã trực tiếp đối đầu với Apple, bằng cách trình làng hệ điều hành Android.
Một năm sau đó, Giám đốc điều hành của Google – Eric Schmidt đã “rút lui” khỏi Apple.
Kể từ đó, 2 công ty liên tục mở rộng, giẫm lên chân nhau. Google liên tục giới thiệu các dòng điện thoại Android. Trong khi đó, Apple cũng trình làng các dịch vụ mới như kho ứng dụng App store, và tích hợp công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft vào trợ lý ảo Siri, thay vì Google.
Phải mãi cho đến năm 2017, Apple mới thay thế Bing bằng Google cho công cụ tìm kiếm vào trợ lý ảo Siri, và trợ lý áo Spotlight, tính năng trên máy tính Mac.
Apple và Google hợp tác lại với nhau từ năm 2017
Cái “bắt tay lại” giữa Google và Apple đến vào đúng thời điểm, khi Google đang phải đối mặt với nhiều cạnh tranh đến từ mạng xã hội Facebook với doanh thu quảng cáo trên điện thoại tăng chóng mặt
Google và những mẩu quảng cáo trên công cụ này tiếp tục lại xuất hiện trên hơn 1 tỷ thiết bị của Apple. Gần nửa nhu cầu sử dụng tìm kiếm Google là đến từ các thiết bị của nhà Táo.
” Mỗi khi mở điện thoại iphone và viết bất kể thứ gì trên trình duyệt Safari, bạn sẽ được chuyển đến ngay cho Google. Đấy là giá trị chứ đâu” - nhận định của ông Tim Higgins.
Video đang HOT
Còn đối với Apple, thỏa thuận này cũng mang đến nhiều lợi ích không kém. Ước tinh 15-20% lợi nhuận hàng năm của Apple là đến từ doanh thu quảng cáo trực tuyến của Google. Con số này như nạp thêm nhiên liệu cho tham vọng gia tăng độ phủ của Apple trên toàn cầu trong vài năm qua.
Google đối mặt vụ kiện lịch sử với số đơn nguyên khởi kiện kỉ lục
Tuy nhiên mọi lợi ích có nguy cơ tan biến bởi vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ.
Mối quan hệ giữa Google và Apple trở thành tâm điểm chú ý của Bộ Tư pháp Mỹ.
Tháng 10, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn khởi kiện Google, cáo buộc gã khổng lồ công nghệ đã vận hành đế chế độc quyền trong thị trường tìm kiếm trên Internet, gây hại cho cả người tiêu dùng lẫn các đối thủ cạnh tranh.
Nguyên đơn cho rằng gã khổng lồ của Thung lũng Silicon đã ngăn chặn phi pháp sự cạnh tranh từ đối thủ bằng việc đạt được thỏa thuận với các nhà sản xuất điện thoại như Apple, để cài đặt trước hoặc cài đặt làm mặc định công cụ tìm kiếm Google trên các thiết bị của họ.
Ngày 17/12, hàng chục bang tại Mỹ đã liên kết kiện công ty Alphabet, chủ sở hữu của Goolge, cáo buộc hãng công nghệ hàng đầu của Mỹ lạm dụng lợi thế trong lĩnh vực tìm kiếm nội dung trên mạng Internet để chèn ép các đối thủ. Đây là vụ kiện chống độc quyền thứ 3 nhằm vào Google trong năm nay tại Mỹ.
Nguy cơ Google và Apple “rạn nứt” sau vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ
Trong nội bộ Google, có một kịch bản được gọi là “Core Red”. Kịch bản này có thể được áp dụng cho hoàn cảnh của Google hiện tại: Đánh mất vị trí là công ty độc quyền công cụ tìm kiếm trên iPhone. Đây có thể sẽ là khoảnh khắc “ác mộng” bởi nó có thể khiến hàng tỷ USD doanh thu từ quảng cáo lẫn dữ liệu truy vấn biến mất, chưa kể việc để ngỏ cánh cửa cho các đối thủ cạnh tranh tiến vào.
Các chuyên gia phân tích tài chính cho rằng vụ kiện từ giới chức Mỹ có thể khiến mối quan hệ tay trong giữa Google và Apple rạn nứt, và chắc chắn sẽ trở thành một cú giáng mạnh vào “túi tiền” của 2 ông lớn này trong tương lai.
Google phản bác các cáo buộc
Nếu trước đây những công ty kiểu như Google và Facebook được ca ngợi như những câu chuyện thành công điển hình và là những cái tên rất được yêu chuộng ở Phố Wall thì nay ưu thế vượt trội quá mức lại đang quay ngược, trở thành điều gây bất lợi cho những công ty đó. Vụ kiện đánh dấu một sự đảo ngược so với vài năm trước trong quan điểm của chính quyền Mỹ về các công ty ở Thung lũng Silicon.
Google đã phản bác lại cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ, và cho biết chính các dịch vụ của họ còn giúp giảm giá bán đáng kể của điện thoại thông minh, làm lợi cho người mua và khẳng định họ không hề ngăn chặn người dùng khi muốn chuyển sang các công cụ tìm kiếm khác.
Phó chủ tịch cấp cao phụ trách các vấn đề toàn cầu của Google và cũng là luật sư Kent Walker lập luận trên blog của công ty: “Mọi người dùng Google vì họ chọn dùng nó chứ không phải họ bị bắt buộc phải dùng, hoặc vì họ không thể tìm được những công cụ khác thay thế”.
Google cho rằng nếu cuối cùng các bang thắng kiện thì người chịu thiệt sau cùng vẫn là người tiêu dùng.
Apple, Google và cú bắt tay chi phối thế giới Internet
Câu chuyện phía sau thỏa thuận tỷ USD giúp Google và Apple thống trị thế giới Internet được bắt đầu từ một bữa tối ở California, Mỹ.
Năm 2017, bức ảnh Tim Cook và Sundar Pichai ăn tối tại một nhà hàng Việt Nam ở California (Mỹ) khiến giới công nghệ quan tâm về mối liên kết giữa Apple và Google - 2 công ty quyền lực nhất Thung lũng Silicon.
Bữa tối ấy diễn ra khi 2 công ty chuẩn bị bắt tay nhau đưa Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và những sản phẩm của Apple. Với giá trị hàng tỷ USD, thỏa thuận này giúp Apple và Google củng cố vị thế là những hãng công nghệ hàng đầu thế giới.
Thương vụ bí ẩn trong 15 năm giúp Apple và Google cùng nhau thống trị Thung lũng Silicon.
Thuật ngữ kỳ lạ tại Thung lũng Silicon
Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết ấy có nguy cơ bị phá vỡ. Ngày 20/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện Google lên Tòa án Liên bang Washington, cho rằng công ty này đã có những hành vi chống cạnh tranh, chèn ép đối thủ và duy trì thế độc quyền trong thị trường truy vấn thông tin.
Để kiện Google, chính phủ phải lật lại bản hợp đồng được ký lần đầu cách đây 15 năm, giúp Apple và Google trở thành liên minh mà không đối thủ nào có thể lật đổ.
"Có một thuật ngữ kỳ lạ tại Thung lũng Silicon là hợp tác. Ngoài sự cạnh tranh khốc liệt, bạn cũng cần hợp tác", Bruce Sewell, cố vấn cho Apple giai đoạn 2009-2017, chia sẻ.
CEO Apple, Tim Cook và CEO Google, Sundar Pichai bị bắt gặp ăn tối vào năm 2017 để đàm phán thỏa thuận tỷ USD có lợi cho đôi bên. Ảnh:
Apple và Google là minh chứng cho sự hợp tác ấy, dù Tim Cook từng nói mô hình quảng cáo của Google là giám sát người dùng, còn Steve Jobs tuyên bố sẽ có "chiến tranh" khi biết tin Google phát triển hệ điều hành cạnh tranh với iPhone.
Apple và Alphabet - công ty mẹ của Google - có tổng giá trị vốn hóa hơn 3.000 tỷ USD, cả 2 cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực từ smartphone, bản đồ đến laptop. Họ cũng biết cách làm hài lòng nhau, đơn cử như thỏa thuận giúp Google Search xuất hiện mặc định trên iPhone.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, gần 50% lưu lượng tìm kiếm của Google đến từ thiết bị Apple. Khi người dùng iPhone tìm kiếm bằng Google, họ cũng tiếp cận với quảng cáo và những dịch vụ như YouTube. Việc mất đi thỏa thuận với Táo khuyết sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho Google.
Một cựu giám đốc Google thừa nhận mất đi hợp đồng với Apple là "viễn cảnh đáng sợ" đối với công ty này.
Các công tố viên cho rằng thỏa thuận này là chiến thuật bất hợp pháp mà công ty có trụ sở tại Mountain View sử dụng để "bành trướng" mô hình kinh doanh. Mặc dù là 2 đối thủ cạnh tranh ở Thung lũng Silicon, Apple đang hứng chịu chỉ trích vì tạo điều kiện cho hành vi chống cạnh tranh, góp phần đưa Google trở thành trung tâm của Internet.
Những đối thủ nhỏ như Yelp, Expedia thường phàn nàn sự thống trị của Google khiến họ bị chèn ép. Microsoft cũng từng nói nếu bộ máy tìm kiếm Bing được cài mặc định trên iPhone và iPad, doanh thu quảng cáo của họ sẽ cao hơn.
Google sẽ thiệt hại không nhỏ nếu thỏa thuận với Apple bị chấm dứt.
'Làm việc như thể chúng ta là một'
Tim Cook và Sundar Pichai từng gặp lại vào năm 2018 để bàn về cách tăng doanh thu tìm kiếm. "Tầm nhìn của chúng ta là làm việc như thể cùng trong một công ty", trích lời nhân viên cấp cao của Apple vào năm 2018 sau cuộc gặp giữa 2 CEO.
Google được cho đã trả cho Apple 8-12 tỷ USD mỗi năm để Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và iPad, tăng mạnh so với 1 tỷ USD của năm 2014. Đây là khoản chi lớn nhất mà Google từng thanh toán cho đối tác, chiếm 14-21% lợi nhuận hàng năm của Apple. Vậy nên với Táo khuyết, họ cũng không muốn để mất khoản tiền này.
Tầm nhìn của chúng ta là làm việc như thể cùng là một công ty.
Nhân viên cấp cao của Apple viết năm 2018
Nếu phải chấm dứt thỏa thuận, Apple sẽ mất khoản tiền lớn mà Google trả hàng năm. Nhưng với Google, đó là điều nghiêm trọng hơn bởi dường như không có phương án thay thế lưu lượng truy cập bị mất.
Điều này cũng có thể khiến Apple phát triển công cụ tìm kiếm riêng. Đối với nhân viên Google, họ tin rằng Apple đủ khả năng tạo ra công cụ tìm kiếm cạnh tranh trực tiếp với Google.
Tuy khoản tiền trả cho Apple liên tục tăng, Google luôn nói lưu lượng truy cập cao vì họ được người dùng yêu thích chứ không phải "mua chuộc". Công ty lập luận rằng Bộ Tư pháp đang vẽ bức tranh không hoàn chỉnh, việc hợp tác với Apple chẳng khác gì Coca-Cola trả tiền cho siêu thị để có kệ hàng nổi bật cả.
Những công cụ tìm kiếm như Bing của Microsoft cũng chia sẻ doanh thu với Google để xuất hiện dưới dạng tùy chọn tìm kiếm phụ trên iPhone. Google nói Apple cho phép người dùng đổi công cụ tìm kiếm mặc định, dù ít người sẽ làm vậy bởi họ vẫn thích Google hơn.
Cựu nhân viên Google tiết lộ hình ảnh Steve Jobs từng ăn trưa cùng Larry Page và Eric Schmidt.
Về phía Apple, công ty này khá kín tiếng về thỏa thuận với Google. Bernstein Research phát hiện rằng trong báo cáo tài chính đầu năm của Apple, nó được gọi là "doanh thu cấp phép".
Ngay cả lãnh đạo Apple cũng đề cao Google Search. Năm 2018, CEO Tim Cook tuyên bố Google Search là tốt nhất. Ông nói rằng Apple đã làm nhiều cách hạn chế việc thu thập dữ liệu của Google, bao gồm chế độ duyệt web ẩn danh trên trình duyệt Safari.
Tuy nhiên thỏa thuận không chỉ áp dụng cho Safari, Google Search còn là công cụ tìm kiếm mặc định của trợ lý ảo Siri, ứng dụng Google và trình duyệt Chrome trên iOS.
Tham vọng khó thực hiện nếu thiếu Google
Mối quan hệ giữa Apple và Google đã chuyển từ thân thiện, đối đầu trong quá khứ sang hợp tác. Khi Google mới thành lập, 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin xem Steve Jobs là cố vấn thân cận, luôn có nhau để bàn về tương lai công nghệ.
Năm 2005, Apple và Google đã ký thỏa thuận đưa Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari của Mac OS X. Một cựu giám đốc Apple (giấu tên) nói rằng Tim Cook, lúc ấy là cấp dưới của Jobs, đã nhận thấy tiềm năng của thỏa thuận.
Google đã gửi tiền, việc của Táo khuyết là đưa công cụ tìm kiếm mà người dùng ưa thích vào nền tảng của họ.
Thỏa thuận được mở rộng vào năm 2007 khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt. Lúc ấy, Steve Jobs đã mời CEO Google, Eric Schmidt lên sân khấu để nói về sự hợp tác.
Cựu CEO Google, Eric Schmidt từng có thời gian nằm trong hội đồng quản trị Apple.
Mối quan hệ giữa 2 bên từng gặp sóng gió khi Google âm thầm phát triển Android, hệ điều hành di động cạnh tranh với iOS khiến Steve Jobs nổi giận. Năm 2010, Apple đã kiện một nhà sản xuất smartphone vì sử dụng Android.
"Tôi sẽ phá nát Android đến hơi thở cuối cùng nếu cần", Jobs nói với người viết cuốn tiểu sử cho ông, Walter Isaacson. Một năm sau, Apple giới thiệu trợ lý ảo Siri, sử dụng Microsoft Bing thay vì Google Search.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Apple và Google chưa từng chấm dứt. Một cựu giám đốc Apple tiết lộ 2 bên sẽ đàm phán định kỳ về thỏa thuận và mỗi lần như vậy, Apple lại nhận từ Google nhiều tiền hơn.
Đúng như vậy, thỏa thuận được gia hạn vào năm 2017. Lúc ấy, Google đang chật vật vì lượt nhấp vào quảng cáo trên di động tăng trưởng thấp, trong khi Apple cũng không hài lòng với Bing trên Siri.
Tim Cook đặt ra mục tiêu 50 tỷ USD doanh thu dịch vụ đến năm 2020, một tham vọng được cho sẽ rất khó đạt được nếu Apple thiếu khoản tiền đóng góp của Google.
Thỏa thuận bí ẩn giữa Apple và Google: Cái bắt tay tỷ đô nhằm kiểm soát Internet toàn cầu Trong một khiếu nại chống độc quyền mang tính bước ngoặt, Bộ Tư pháp Mỹ đang nhắm đến mối quan hệ hợp tác bí mật trị giá hàng tỷ USD của hai công ty giá trị hàng đầu tại thung lũng Silicon. Khi bức ảnh chụp Tim Cook và Sundar Pichai, giám đốc điều hành của Apple và Google, ăn tối cùng nhau...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"
Phim việt
23:41:36 03/04/2025
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái
Nhạc việt
23:38:21 03/04/2025
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần
Sao việt
23:19:58 03/04/2025
NSND Như Quỳnh run người khi xem 'Địa đạo'
Hậu trường phim
23:09:43 03/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
22:19:06 03/04/2025
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
22:16:59 03/04/2025
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
22:11:53 03/04/2025
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
21:55:08 03/04/2025
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
21:48:05 03/04/2025
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
21:47:05 03/04/2025