Apple và Google mâu thuẫn với cả Anh, Pháp, Đức, quyết bảo vệ quyền riêng tư trong ứng dụng theo dõi Covid-19
Lần đầu tiên hai ông trùm công nghệ Apple và Google hợp tác với nhau để hỗ trợ ngành y tế trong đại dịch cũng như bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của họ.
Với hơn 80% lượng người sử dụng smartphone trên các quốc gia, việc tạo ra app sử dụng kết nối bluetooth để theo dõi lây lan trong dịch bệnh đang là mục tiêu 3 quốc gia Anh, Pháp và Đức muốn nhắm đến.
Sử dụng theo dõi lây lan qua bluetooth đang là giải pháp Anh, Pháp và Đức muốn thực hiện
Cụ thể, đây là cách ứng dụng “theo dõi lây lan bằng bluetooth” sẽ hoạt động: Khi tải ứng dụng và bật bluetooth lên, các thiết bị cùng sử dụng ứng dụng sẽ tự kết nối khi ở gần nhau. Nếu ai đó có xét nghiệm dương tính với Covid-19, họ sẽ sử dụng app để báo cáo việc mình bị bệnh, sau đó những người đã có kết nối trên app (tức có tiếp xúc) với người bị bệnh trong 14 ngày trước đó sẽ được thông báo để nhanh chóng tự cách ly theo dõi. Ngoài ra các cơ quan y tế cũng sẽ nhận được thông tin.
Với tư cách là nhà sản xuất của 2 phần mềm điện thoại nổi tiếng nhất trên thế giới là iOS và Android, Apple và Google đã thống nhất cùng tạo ra một API cho các dữ liệu “theo dõi người dùng” trên thiết bị của họ ( API là phần mềm trung gian cho phép xử lý và trích xuất các dữ liệu từ máy chủ). Các cơ quan y tế và chính phủ có thể họ xây dựng trên API của Apple và Google các ứng dụng theo dõi của họ. Nhờ đó mà vấn đề lưu trữ lượng lớn thông tin khổng lồ cũng được giải quyết.
Video đang HOT
Sự kết hợp hiếm hoi của Apple và Google trong đại dịch
Apple và Google sẽ chỉ cho phép các ứng dụng của quốc gia đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo mật của 2 công ty nếu muốn sử dụng dữ liệu từ API. Điều này nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng khi cả Apple và Google đều biết chính phủ các nước rất muốn có thêm dữ liệu của nhiều cư dân. Các nhà cầm quyền có thể không đồng ý và tự khởi chạy ứng dụng dựa trên chính sách của họ, nhưng ở đây họ gặp phải sức mạnh của hai gã khổng lồ công nghệ hay rõ hơn là hệ sinh thái smartphone với hơn 3,5 tỉ người.
Để các ứng dụng theo dõi của Pháp, Anh và Đức hoạt động hiệu quả, sẽ yêu cầu điện thoại quét tín hiệu Bluetooth liên tục. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải chạy ứng dụng mọi lúc trên điện thoại kể cả khi đã khóa màn hình. Đây là một rủi ro về vấn đề riêng và Apple chưa bao giờ chấp nhận.
Tuy nhiên cả 2 công ty Apple và Google có thể sẽ đưa ra ngoại lệ về hạn chế quét Bluetooth đối với các ứng dụng theo dõi đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật của họ. “Tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật của chúng tôi nếu muốn ứng dụng theo dõi liên lạc Bluetooth của bạn hoạt động” – Đó là thông điệp gửi đến các chính phủ của hai ông trùm công nghệ.
CEO của Apple Tim Cook và tổng thống Pháp Emmanuel Marcon
Hiện nay theo nhiều nguồn tin, các tổng thống, thủ tướng của Pháp và Đức đang phải thương lượng với Apple. Qua đó ta thấy được sức mạnh của các ông lớn công nghệ hiện giờ đáng sợ thế nào khi khiến cả người đứng đầu quốc gia lớn mạnh phải nhún nhường.
Tung Phan
Đức chuyển sang sử dụng công nghệ theo dõi COVID-19 của Apple, Google
Chính phủ Đức đã từ bỏ một giải pháp công nghệ nội địa giúp theo dõi lây lan của virus SARS-CoV-2 sau khi chịu áp lực về những lo ngại về quyền riêng tư.
Một trạm xét nghiệm COVID-19 di động ở thị trấn Gangelt, Heinsberg, Đức.
Chính phủ Đức đã từ bỏ một giải pháp công nghệ nội địa giúp theo dõi sự lây lan của virus SARS-CoV-2 sau khi chịu áp lực về những lo ngại về quyền riêng tư. Thay vào đó, Đức ủng hộ một ứng dụng được hỗ trợ bởi hai công ty Apple, Google. Ứng dụng sẽ lưu trữ dữ liệu trên điện thoại của người dùng thay vì sử dụng một cơ sở dữ liệu trung tâm.
Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Đức Helge Braun và Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cho biết trong một tuyên bố chung rằng Berlin sẽ áp dụng cách tiếp cận phi tập trung hóa dữ liệu đối với truy tìm liên lạc kỹ thuật số, do đó hứa hẹn sẽ giúp các cơ quan y tế kiểm soát dữ liệu.
Cách tiếp cận trước đây của Chính phủ Đức được gọi là PEPP-PT do viện nghiên cứu Fraunhofer HHI và cơ quan y tế công cộng của Viện Robert Koch phát triển. Khác với cách tiếp cận của Apple và Google, PEPP-PT sẽ yêu cầu các hãng công nghệ mở khóa điện thoại di động người dùng để chuyển dữ liệu về hệ thống máy chủ trung tâm xử lý. Apple đã phản đối dự án công nghệ này và không chấp nhận chia sẻ dữ liệu người dùng iPhone.
PEPP-PT cũng vấp phải sự chỉ trích ngày càng tăng đối với kế hoạch lưu trữ dữ liệu trên máy chủ trung tâm. Hàng trăm nhà khoa học Đức đã ký một bức thư ngỏ vào thứ Hai tuần trước cảnh báo rằng công nghệ này có thể cho phép các chính phủ thu thập thông tin cá nhân, dẫn đến sự giám sát của nhà nước./.
Việt Đức
Những điều không ngờ Google lưu trữ về bạn và cách xóa chúng Mọi thứ bạn làm trực tuyến sau khi đăng nhập vào Google và một số hoạt động offline có thể bị gã khổng lồ tìm kiếm này thu thập. Theo Cnet, Google thu thập lượng dữ liệu đáng kinh ngạc về thông tin cá nhân người dùng, thậm chí hơn cả những gì bạn tưởng tượng: Mọi từ khóa bạn tìm kiếm, mọi...