Apple tố Huawei sao chép nhãn hiệu
Apple phản đối việc Huawei đặt tên tai nghe là MatePod, nhưng khiếu nại này bị cơ quan quản lý bác bỏ.
Trong tài liệu gửi đến Cục Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc (CNIPA), Apple cho rằng Huawei “ sao chép một cách ác ý” các nhãn hiệu của Apple. Cụ thể, thương hiệu điện tử của Trung Quốc sử dụng tên “MatePod” cho danh mục sản phẩm tai nghe của mình.
Apple đánh giá cái tên này giống với các nhãn hiệu có tên “Pod” của hãng như: iPod, EarPods, AirPods, và việc sao chép có thể gây ra các tác động tiêu cực.
Tuy nhiên, khiếu nại của Apple bị CNIPA từ chối vì cho rằng “không đủ bằng chứng để chứng minh tên sản phẩm của Huawei là bản nhái”. Trong phán quyết, cơ quan này thừa nhận cả hai “đều dùng cho những sản phẩm có chung chức năng, kênh bán hàng và khách hàng mục tiêu”. Tuy nhiên, cách viết tiếng Anh, cách phát âm và hình thức của hai nhãn hiệu là khác nhau.
Video đang HOT
CNIPA kết luận: “Nhãn hiệu của hai công ty không phải là nhãn hiệu giống nhau trên những sản phẩm giống nhau. Việc cả hai cùng tồn tại sẽ không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng”.
Mẫu tai nghe FreeBuds 4 của Huawei.
Theo SCMP , Huawei cũng đã chính thức được cấp nhãn hiệu MatePod từ tháng 9, trong khi Apple vẫn có quyền khiếu nại thêm nếu muốn. Hiện cả hai công ty từ chối bình luận về vấn đề này.
Trung Quốc được đánh giá là thị trường quan trọng của Apple. Dịp Tết đầu năm nay, Apple từng tung ra phiên bản đặc biệt hình con trâu nhằm thu hút người dùng tại thị trường tỷ dân.
Tai nghe không dây đang là một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh mạnh mẽ, sau khi nhiều smartphone loại bỏ giắc tai nghe vào năm 2016. Theo IDC, dự kiến có khoảng 120 triệu tai nghe được bán ra tại Trung Quốc năm nay. Năm 2020, Apple chiếm 15,6% thị phần, trong khi Huawei và Xiaomi đứng thứ hai và ba với lần lượt 8,8% và 8,4% thị phần tai nghe không dây ở Trung Quốc. Hơn một nửa thị trường thuộc về các nhà cung cấp nhỏ khác.
Xiaomi đã vượt qua Apple và Samsung trên thị trường smartphone 5G châu Âu
Các nhà phân tích tại Strategy Analytics đã xếp hạng Xiaomi đứng đầu về số lượng smartphone 5G ở thị trường Trung và Đông Âu trong quý 3 năm nay.
Tại thị trường Trung và Đông Âu trong quý 3 năm nay, Xiaomi có số lượng smartphone 5G bán ra chiếm tới 41,8% thị phần. Để hiểu được thành công mà Xiaomi đã đạt được trong việc chinh phục phân khúc smartphone 5G thì phải quay lại một năm trước, thị phần của họ chỉ vỏn vẹn 4,3%. Các nhà phân tích dự đoán rằng Xiaomi sẽ trở thành công ty hàng đầu ở Trung và Đông Âu vào cuối năm 2021. Hơn nữa, sẽ không có thương hiệu nào có thể chiếm được vị trí này cho đến hết năm 2022. Không phủ nhận, thành công này của Xiaomi một phần đến từ việc Huawei sụp đổ nhưng bản thân Xiaomi cũng có những chiếc máy tốt, điển hình là Redmi Note 9T 5G và Mi 11 5G.
Đứng ở vị trí thứ 2 là Apple với 26% thị phần nhờ vào dòng iPhone 12. Thứ 3 là Samsung với thị phần trong quý 3 năm nay là 11,5% và con số này ít hơn 3 lần so với một năm trước đó (34,3%). Vị trí thứ 4 của Realme có thể coi là một thành công với 7,9% thị phần trong khi một năm trước thương hiệu này chỉ có 0,9%. OnePlus cũng nằm trong top 5; với các thiết bị 5G chiếm 2,5% thị trường, ít hơn 1,8% so với một năm trước đó.
MediaTek đánh bại Qualcomm trở thành kẻ dẫn đầu thị trường SoC di động Lần đầu tiên trong lịch sử, MediaTek kiểm soát hơn 40% thị trường chip di động, đánh bại Qualcomm. Các nhà phân tích tại Counterpoint Research đã nghiên cứu thị trường vi xử lý di động trong quý 2 năm nay và đưa ra kết luận rằng MediaTek đang dẫn đầu thị trường, thậm chí đây còn là kỷ lục đối với nhà...