Apple thoát bẫy bản quyền trị giá hơn 300 triệu USD
Apple bị kiện vì vi phạm bằng sáng chế liên quan đến bản quyền kỹ thuật số. Tuy nhiên, mọi cáo buộc đều đã bị tòa án bang Texas bác bỏ.
Bloomberg đưa tin Apple đã thắng vụ kiện trị giá 308,5 triệu USD sau một số cáo buộc liên quan đến bản quyền kỹ thuật số. Đây thực chất là dạng kiện tụng nhắm vào những ông lớn công nghệ, khi họ thường xuyên bị các công ty nhỏ tố cáo nhằm nhận lại một khoản đền bù kếch xù.
Tối ngày 5/8 (theo giờ Mỹ), thẩm phán Rodney Gilstrap của bang Texas ra phán quyết Personalized Media Communications LLC (PMC) đã cố tình trì hoãn việc nộp đơn đăng ký bản quyền cho Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Liên bang Mỹ, vì vậy họ không được pháp luật bảo vệ cho vụ kiện này.
Apple thoát khỏi vụ kiện trị giá 308,5 triệu USD.
Video đang HOT
Ngoài ra, một phán quyết từ đầu tháng 6 của tòa phúc thẩm liên bang trong việc xử lý các vi phạm liên quan đến sáng chế cũng đã giúp Apple thoát khỏi các rắc rối trong vấn đề pháp lý.
Thẩm phán Gilstrap cho biết thêm Personalized Media đã sử dụng chiêu trò nộp đơn đăng ký bản quyền hàng loạt, sau đó giữ danh mục đó “ẩn” và chờ cho đến khi ngành công nghiệp toàn cầu áp dụng sáng chế này. Như vậy, PMC sẽ kiếm được núi tiền nhờ thu phí cấp phép và đền bù từ việc tố cáo ăn cắp bản quyền.
“Hành vi của Personalized Media là lạm dụng hệ thống pháp luật hiện hành về sáng chế”, thẩm phán Gilstrap đề cập.
Những đơn xin cấp bằng sáng chế của Personalized Media bắt đầu từ những năm 1980, khi thời hạn của bằng sáng chế lúc đó chỉ kéo dài 17 năm. Trên thực tế, công ty này không nhận bất kỳ sự xác nhận về bản quyền nào cuối thế kỷ trước.
Đến năm 2010, Personalized Media lại bất ngờ được cấp tới 101 bằng công nhận. Sự kiện này được cho là nằm trong dự tính của công ty khi nhiều dự án trên toàn cầu bắt đầu sử dụng các sáng chế này.
Cũng theo một tài liệu nội bộ từ năm 1991, Personalized Media đã nhắm tới hàng loạt ông lớn công nghệ như Apple, Intel, Microsoft và IBM nhằm biến họ thành “con mồi” trong cái bẫy bản quyền.
Trong một vụ kiện vào năm 2015, Personalized Media đã tố cáo phần mềm FairPlay sử dụng trong dịch vụ iTunes và App Store đã vi phạm bằng sáng chế mà công ty đăng ký từ năm 2012. Ngoài ra, công ty có trụ sở tại Texas này cũng đã nộp hàng chục vụ kiện khác nhau nhằm lợi dụng sơ hở của những ông lớn công nghệ tại Mỹ và thu lợi về mình.
“Ngày nay chúng ta có thực sự cho phép mọi người thực thi các bằng sáng chế công nghệ từ năm 1981 không? Điều này thực sự đã chế nhạo hệ thống cấp phép trong lĩnh vực bản quyền. Tất cả những thứ này lẽ ra phải thuộc phạm trù công khai trong hai thập kỷ trước”, Joseph Matal, Cựu giám đốc của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Liên bang Mỹ nhận định.
Sau phán quyết, Apple và phía luật sư của Personalized Media đều không đưa ra thêm bình luận.
Apple tiếp tục đối mặt với vụ kiện độc quyền khác đối với Apple Watch
Apple bị công ty y tế AliveCor cáo buộc "sao chép" bản quyền liên quan tới hệ thống điện tâm đồ trên thiết bị Apple Watch.
Theo báo cáo của AppleInsider, công ty y tế di động AliveCor trước đó đã đệ đơn kiện Apple vi phạm bằng sáng chế của mình. Công ty cũng đã yêu cầu Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cấm bán đồng hồ thông minh Apple Watch. Mới đây, AliveCor cũng đang yêu cầu bồi thẩm đoàn xét xử về các vấn đề bằng sáng chế và đã đệ đơn kiện nhà Táo tại Quận phía Bắc của California.
Theo hồ sơ, AliveCor tuyên bố rằng họ đã sớm phát triển tính năng điện tâm đồ. Đơn kiện cho biết "Apple đã lợi dụng quảng cáo các cải tiến của AliveCor để bán được nhiều chiếc Apple Watch hơn. AliveCor đã thông báo cho Apple về việc họ đã được cung cấp giấy phép của FDA và dự định bắt đầu bán KardiaBands trong thời gian ngắn cùng với các ứng dụng Kardia và SmartRhythm đã được phê duyệt trước đó của mình.
Tuy nhiên, sau đó Apple đã nhận giá trị của tính năng phân tích sức khỏe tim mạch, do đó đã sao chép ý tưởng của AliveCor, bao gồm cả tính năng ghi lại điện tâm đồ trên Apple Watch, cũng như cung cấp một ứng dụng riêng biệt để phân tích nhịp tim.
Phía Apple vẫn chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Dự luật của Hàn Quốc chặn Apple, Google 'ăn dày' trên chợ ứng dụng được ủng hộ Một nhóm các doanh nghiệp Mỹ bày tỏ sự ủng hộ đối với dự luật của Hàn Quốc về ngăn chặn sự độc quyền của Google, Apple với các chợ ứng dụng. Đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh Viễn thông Hàn Quốc ảnh hưởng tới Google, Apple. Tháng trước, Hội đồng Khoa học, Công nghệ thông tin, Truyền hình và Truyền thông...