Apple sắp bị phạt nặng
Án phạt sắp được đưa ra sau vụ kiện chống độc quyền liên quan đến Spotify vào năm 2019.
Các cơ quan chống độc quyền tại Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra án phạt với Apple sau khiếu nại của Spotify. Đơn kiện được nộp lên EU cáo buộc Táo khuyết cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép đối thủ nhằm ưu tiên dịch vụ nghe nhạc Apple Music.
Theo Reuters , đây là hình phạt đầu tiên của EU cho Apple với cáo buộc lạm dụng thế độc quyền. Nếu có hiệu lực, khoản phạt có thể tương đương 10% doanh thu của Apple trên toàn cầu, bên cạnh điều khoản thay đổi mô hình kinh doanh dịch vụ đang sinh lời.
EU sắp phạt Apple vì cạnh tranh không lành mạnh với Spotify.
Video đang HOT
Năm 2019, nền tảng nghe nhạc của Thụy Điển đã nộp đơn kiện lên Ủy ban châu Âu (EC), cho rằng Apple đối xử không công bằng, lạm dụng thế thống trị thị trường để gây bất lợi cho đối thủ cạnh tranh, ưu tiên dịch vụ Apple Music.
Nội dung đơn kiện nhấn mạnh mức phí 30% mà Apple thu mỗi khi người dùng Spotify thanh toán trên App Store là quá cao. Theo Spotify, khoản phí (còn gọi là “thuế Apple”) được tạo ra để gây hại cho các dịch vụ cạnh tranh. Hãng cũng bị cáo buộc gây khó dễ nhằm ngăn việc tích hợp Spotify vào Siri, HomePod hay Apple Watch.
Trong bài viết phản hồi đơn kiện năm 2019, Apple cho biết Spotify đã hưởng lợi từ hàng trăm triệu lượt tải xuống trên App Store, trở thành dịch vụ nghe nhạc trực tuyến lớn nhất châu Âu.
Đây không phải lần đầu châu Âu xem xét trừng phạt Apple. Năm 2016, EC đã tuyên phạt Apple hơn 13 tỷ USD về tội trốn thuế tại Ireland. Tuy nhiên vào tháng 7/2020, Tòa án EU tuyên bố hủy bỏ án phạt. Đến nay, EC đang kháng cáo phán quyết trên.
Tháng 12/2020, EU đã công bố dự luật mới nhằm kiềm chế và kiểm soát các hãng công nghệ lớn. Nếu dự luật được thông qua, Apple có thể bị phạt đến 10% doanh thu hàng năm trên toàn cầu, tương đương hơn 20 tỷ USD.
Khách hàng bức xúc vì "cống nộp" 25.000 USD cho Apple vẫn bị khoá tài khoản không rõ lý do
Vị khách hàng này đã đệ đơn lên toà án kiện Apple tố cáo "táo khuyết" chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Apple không còn lạ lẫm với các phòng xử án, luật sư, các vụ kiện và bất cứ thứ gì liên quan đến hệ thống tư pháp Hoa Kỳ. Đơn kiện mới nhất được đệ trình vào tuần trước tại Toà án Quận Bắc California bởi một người dùng Apple có tài khoản bị khoá. Nguyên đơn nói rằng các điều khoản và điều kiện của Apple cho phép họ đóng tài khoản của người dùng chỉ vì "nghi ngờ".
Thêm vào đó, điều khoản dịch vụ của Apple còn ngăn người dùng truy cập vào các nội dung đa phương tiện mà họ đã mua sau khi tài khoản bị khoá. Đơn kiện tuyên bố rằng các điều khoản này của Apple là bất hợp pháp và vô lương tâm.
Trong đơn kiện của mình, Matthew Price nói rằng anh đã chi 24.590 USD cho các nội dung của Apple bao gồm dịch vụ, ứng dụng, nội dung, chương trình và tiện ích mở rộng nền tảng và chỉ có thể truy cập thông qua Apple ID.
Nhiều khách hàng của Apple bức xúc vì tài khoản của họ bị khoá mà không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, Apple đã quyết định khoá tài khoản của Price, không cho anh truy cập vào các nội dung đã mua trị giá 25.000 USD. Đơn kiện gọi hành vi của Apple là "không công bằng, trái pháp luật, gian lận và bất hợp pháp", đồng thời tố cáo Apple đã vi phạm một số quy định về bảo vệ người tiêu dùng của bang California. Nguyên đơn yêu cầu một phiên toà xét xử, từ đó ban hành một lệnh cấm vĩnh viễn, ngăn chặn Apple tiếp tục các hành vi bất hợp pháp của mình.
Price cũng yêu cầu Apple bồi thường số tiền anh đã chi cho các nội dung đa phương tiện, ứng dụng và các giao dịch khác mà anh không còn được phép truy cập, bồi thường thiệt hại và phí thuê luật sư. Đơn gửi đến toà án cũng bao gồm các đơn khiếu nại từ nhiều người dùng khác có tài khoản bị Apple khoá. Chẳng hạn, một người dùng nói rằng anh ta nhận được cuộc gọi từ một phụ nữ làm việc cho Apple. Người này gọi cho anh và nói rằng anh đã vi phạm một số điều khoản nhưng không tiết lộ đó là điều khoản nào. Apple yêu cầu người này phải tạo một Apple ID mới, mua lại tất cả ứng dụng của mình. Nếu anh ta muốn biết tại sao tài khoản của mình bị đóng, anh ta phải thuê luật sư.
Đọc các nội dung khiếu nại của người dùng, PhoneArena phát hiện ra Apple không chỉ đóng tài khoản, ngăn người dùng truy cập các nội dung đã mua mà còn lấy đi quyền truy cập của họ vào bất kỳ khoản tiền chưa sử dụng nào được lưu trữ trong tài khoản Apple của họ.
Price cũng tiết lộ trong đơn kiện của mình rằng ngay trước khi Apple khoá tài khoản của anh, anh đã mua một chiếc iPad Pro để sử dụng các nội dung trị giá gần 25.000 USD. Khi Apple ID bị khoá, nguyên đơn cho rằng tính hữu dụng và giá trị của chiếc iPad Pro đã giảm đáng kể. Anh cáo buộc Apple "chiếm đoạt tài sản" của khách hàng chỉ vì nghi ngờ họ đã vi phạm điều khoản và điều kiện sử dụng.
Ngoài việc yêu cầu Apple bồi thường các ứng dụng và nội dung đã mua từ công ty, nguyên đơn còn yêu cầu Apple "bồi thường thiết hại, chi phí, phí luật sư và bất cứ khoản phí nào mà toà án cho là phù hợp". Rất có thể vụ kiện này sẽ còn kéo dài vì lượng khách hàng tố cáo Apple với nội dung tương tự không ít.
'Chúng tôi đều sợ Google và Apple' Các nhà sản xuất ứng dụng phụ thuộc vào chợ của Apple, Google bày tỏ sự sợ hãi trước quyền lực của hai gã khổng lồ này với việc kinh doanh của họ. CEO Google Sundar Pichai (trái) và CEO Apple Tim Cook Tiểu ban chống độc quyền Thượng viện Mỹ vừa tổ chức phiên điều trần hôm 21/4. Tại đây, các nhà...