Apple muốn loại bỏ Nhật Bản khỏi chuỗi cung ứng?
Các công ty Nhật Bản từng có tỷ lệ linh kiện cao nhất trong iPhone, nhưng đã bắt đầu giảm sút trong những năm gần đây.
Tỷ lệ linh kiện điện tử do các công ty Nhật Bản cung cấp trong iPhone đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Cụ thể với iPhone 12, tỷ lệ này chỉ còn là 13,2%, trong khi đó các linh kiện của Hàn Quốc và Đài Loan, Trung Quốc lại tiếp tục gia tăng.
Tỷ lệ linh kiện do các công ty Nhật Bản cung cấp trong iPhone ngày càng giảm
Tại sao Apple muốn loại bỏ linh kiện từ Nhật Bản?
Nguyên nhân iPhone sử dụng nhiều linh kiện của Nhật Bản hơn trong quá khứ có liên quan đến việc thay thế CEO của Apple. Vào thời Steve Jobs, Apple đưa ra khái niệm “sản xuất những sản phẩm độc đáo bằng cách lắp ráp các bộ phận cực kỳ thông dụng”, vì vậy Mac và iPhone đã ra đời dựa trên khái niệm này.
Video đang HOT
Thời điểm khoảng 6,7 năm trước (thời hoàng kim của iPhone 5s và iPhone 6 series), các công ty linh kiện điện tử Nhật Bản như Murata Manufacturing Co., TDK, Alpine Alpine và Taiyo Yuden vẫn chiếm nhiều ưu thế trong chuỗi cung ứng. Cho đến nay, điện áp ổn định của Murata, chip giảm nhiễu nhiều lớp tụ gốm và bộ lọc sóng điện, cũng như pin dung lượng lớn, hiệu suất cao của TDK vẫn đang được iPhone12 áp dụng. Tuy nhiên, sự đóng góp của các công ty Nhật Bản trong các sản phẩm của Apple đang ngày càng bị hạn chế.
Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ linh kiện của các công ty Nhật Bản này trong điện thoại mới của Apple giảm xuống khoảng 10% là điều đáng ngạc nhiên. Không phải bởi năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh của các công ty linh kiện điện tử Nhật Bản giảm sút, mà nguyên nhân lớn nhất chính là sự thay đổi của chính Apple.
Sau khi CEO Tim Cook nhận chức, chính sách của “nhà Táo” đã thay đổi, tức là tích hợp nhiều nhất có thể công nghệ tiên tiến nhất vào tất cả các bộ phận như chất bán dẫn, CPU, màn hình, máy ảnh. Trước đây, Apple sử dụng công nghệ tiên tiến bất chấp giá thành, tất nhiên, giá thành cao, hiệu năng của điện thoại được cải thiện đáng kể nên doanh số bán ra cũng cao. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, giá bán iPhone quá cao, dẫn đến doanh số không mấy khả quan. Giá 256G của iPhone 12 Pro Max thậm chí lên tới trên 33 triệu đồng.
Bị ảnh hưởng bởi điều này, Apple đã áp dụng các bộ phận rẻ hơn để giảm giá của iPhone. Phiên bản rẻ nhất của iPhone 11 chỉ có giá khoảng 18 triệu đồng, điều này đã từng làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi. Do đó, tỷ trọng phụ tùng và linh kiện của các nhà sản xuất Hàn Quốc và Đài Loan không ngừng nâng cao, năng lực công nghệ ngày càng mở rộng, ngược lại, tỷ trọng phụ tùng và linh kiện của các công ty Nhật Bản lại giảm.
Lợi ích và rủi ro của các nhà sản xuất linh kiện điện tử giao dịch với Apple
Mặc dù việc sử dụng các bộ phận Nhật Bản trong điện thoại di động của Apple giảm, nhưng không có nghĩa là lợi nhuận của các công ty linh kiện điện tử Nhật Bản giảm sút. Số lượng đơn hàng từ các nhà cung cấp cho Apple được xác định trong một cuộc đấu thầu hàng năm. Vì vậy, nếu không phải là doanh nghiệp có thị phần cao trong ngành, dù có nhận được đơn hàng trong năm nào đó, cũng rất có thể không có được đơn hàng trong năm sau.
Khi doanh số bán hàng của Apple chậm chạp, hầu hết các công ty linh kiện điện tử của Nhật Bản bắt đầu hợp tác với các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc. Mặc dù đó không phải là sự phân định hoàn toàn với Apple (một số nhà cung cấp Nhật Bản vẫn coi Apple là khách hàng quan trọng) nhưng tình trạng phụ thuộc vào Apple trước đây không còn nữa.
Đồng thời, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không chịu được sự “biến động” của lượng hàng giao đã ngại làm ăn với Apple, điều này không có lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp này. Lợi thế của Apple trên thị trường smartphone không còn như xưa, tuy nhiên, đối với các nhà sản xuất linh kiện điện tử, giao dịch với Apple vẫn có ý nghĩa rất lớn.
Mặt khác, một số nhà sản xuất smartphone Trung Quốc vẫn đang trông đợi vào Apple. Các bộ phận và linh kiện được giao cho Apple cũng được coi là có ảnh hưởng thương hiệu, do đó, có mối quan hệ kinh doanh với “nhà Táo” không chỉ có thể thu được lợi ích mà còn tạo điều kiện phát triển khách hàng mới. Việc iPhone 12 series vẫn được kỳ vọng sẽ tạo ra siêu chu kỳ mới, có thể nói Apple vẫn duy trì thế mạnh trước đây của mình.
Do đó, mặc dù các công ty linh kiện điện tử của Nhật Bản không còn tập trung vào một đối tác Apple như trước nữa, nhưng Apple vẫn là khách hàng lớn của các nhà cung cấp Nhật Bản này. Dù các công ty linh kiện Nhật Bản vẫn được Apple đánh giá cao, nhưng trong tương lai, nếu muốn có được những cơ hội kinh doanh mới, họ sẽ cần phải thay đổi chiến lược.
Nhà cung cấp Apple bị tố sử dụng lao động cưỡng bức tại Trung Quốc
Nhà cung cấp Lens Technology của Apple đã gia nhập danh sách các công ty bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức trong các cơ sở sản xuất của họ.
Nhiều vi phạm trong chuỗi cung ứng của Apple bị phát hiện gần đây
Theo AppleInsider , các tài liệu do Tech Transparency Project tiết lộ cho thấy hàng nghìn công nhân Duy Ngô Nhĩ từ khu vực Tân Cương đã được gửi đến làm việc cho Lens Technology. Tuy nhiên, phát ngôn viên Apple phủ nhận báo cáo và nói rằng Lens Technology "không nhận bất kỳ sự chuyển giao lao động nào là người Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương".
Lens Technology có lịch sử lâu đời trong việc cung cấp ống kính và các thành phần liên quan cho Apple để sử dụng cho các thiết bị như iPhone. Công ty cũng cung cấp ống kính cho các hãng công nghệ khác, chẳng hạn như Tesla và Amazon.
Được biết trước Lens Technology, một số đối tác cung ứng khác của Apple cũng được cho là sử dụng lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. Trước đó, Apple đã bỏ nhà cung cấp O-Film sau khi hãng này bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Apple cho biết họ đang tiến hành đánh giá liên tục chuỗi cung ứng của mình. Công ty cho biết những cuộc thăm dò đó không phát hiện ra bằng chứng nào về việc vi phạm nhân quyền. Vào tháng 11, nhà sản xuất iPhone được cho là một trong số công ty vận động hành lang chống lại dự luật ngăn các công ty Mỹ nhập khẩu hàng hóa được sản xuất thông qua lao động cưỡng bức của Trung Quốc.
Vào đầu tháng 12, một báo cáo được đưa ra cáo buộc Apple đã bỏ qua các vấn đề liên quan đến bóc lột lao động trong chuỗi cung ứng của mình.
Apple bị tố 'ngó lơ' cho chuỗi cung ứng Trung Quốc bóc lột lao động Theo một kết quả điều tra mới đây, các nhân công thời vụ ít được bảo vệ hơn khi được các nhà cung ứng của Apple sử dụng để đáp ứng nhu cầu gia công. Các nhân viên thời vụ của chuỗi cung ứng Apple ít được đảm bảo quyền lợi hơn Theo một báo cáo mới của The Information , Apple đã...