Apple muốn hạn chế thông tin sản phẩm bị rò rỉ trên mạng
Apple đã kiên định lập trường đối với các rò rỉ phần cứng của hãng, đặc biệt là iPhone, khi cho rằng việc công khai các sản phẩm chưa được phát hành gây tổn hại cho người tiêu dùng.
Một trong những mô hình giả iPhone 13 Pro và 13 Pro Max được rò rỉ trên mạng
Theo AppleInsider , trong bức thư do các luật sư của Apple gửi đến một trong những nguồn rò rỉ nguyên mẫu phần cứng nổi tiếng từ Trung Quốc, công ty lập luận rằng những quảng cáo trái phép liên quan đến các sản phẩm được đồn đại hoặc chưa phát hành sẽ làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng khi giảm đi những bất ngờ trong ngày ra mắt.
Apple luôn tự hào về khả năng giữ kín các thiết bị của mình trước ngày ra mắt nhưng một loạt rò rỉ từ các nhà máy ở Trung Quốc đã cản trở nghiêm trọng khả năng này của công ty trong những năm gần đây. Việc các nguồn rò rỉ, nhà phân tích và giới truyền thông lớn đều trình bày chi tiết các khía cạnh mới trong sản phẩm Apple đã làm mất đi sự bất ngờ.
Nội dung bức thư nêu rõ “Apple luôn nỗ lực thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để duy trì tính bảo mật cho bất kỳ thông tin nào về sản phẩm của Apple trước khi phát hành chính thức để đảm bảo rằng mỗi khi Apple phát hành một sản phẩm mới, nó có thể gây bất ngờ cho công chúng”.
Không những vậy, Apple cũng muốn bảo vệ các nhà sản xuất phụ kiện bên thứ ba, hoặc ít nhất là khách hàng của họ, bằng cách lưu ý các công ty nhỏ này rằng “họ có thể phát triển và bán vỏ điện thoại hay các phụ kiện khác không thực sự tương thích với sản phẩm chưa được phát hành”.
Video đang HOT
Được biết, nhu cầu thông tin về iPhone, iPad, Apple Watch, Mac và các dòng sản phẩm khác của Apple đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ. Một số nguồn rò rỉ lấy phần cứng từ các nhà máy của Apple ở Trung Quốc, sau đó đăng tải hình ảnh chiến lợi phẩm của họ lên mạng. Một số nhà bán hàng phụ kiện bên thứ ba dựa vào các thông tin rò rỉ này để tạo ra phụ kiện cho chúng trước khi ra mắt, và Apple cho rằng đó là lý do nhiều phụ kiện này đã không tương thích với phần cứng mới.
Màn đáp trả Facebook 'cao tay' của Tim Cook
Facebook sử dụng hơn 1.000 từ và bỏ ra một đống tiền để chỉ trích Apple. Tuy nhiên, CEO của "táo khuyết" chỉ dành trọn vẹn 47 từ đáp trả mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Tháng 6/2020, Apple công bố chính sách quyền riêng tư mới. Theo đó, các ứng dụng hoạt động trên hệ điều hành iOS 14 sẽ phải xin phép ý kiến người dùng trước khi sử dụng dữ liệu cá nhân của họ.
Giờ đây, nếu muốn kiếm tiền thông qua dữ liệu cá nhân, những ứng dụng này sẽ phải minh bạch thông tin. Động thái của công ty đến từ Cupertino ngay sau đó đã nhận được không ít sự hưởng ứng từ cộng đồng người dùng.
Tính năng mới trên hệ điều hành iOS 14 sẽ là bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền riêng tư. Theo Inc , những nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Facebook sẽ khó nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng hơn.
Facebook công khai chỉ trích Apple trên các tờ báo lớn tại Mỹ.
Thật khó có thể tranh luận rằng sự minh bạch là một điều xấu. Tuy nhiên, Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, vẫn muốn thử sức mình. Công ty này đã đăng 2 quảng cáo in toàn trang trên 3 tờ báo giấy lớn nhất nước Mỹ, cáo buộc Apple chống lại doanh nghiệp nhỏ và là mối đe dọa đối với không gian "Internet miễn phí".
Trong cuộc chiến về quyền riêng tư giữa Facebook và Apple, phản ứng của CEO "táo khuyết", Tim Cook, là khía cạnh khiến tôi thấy thú vị nhất. Cook chính là tấm gương cho mọi nhà lãnh đạo. Trên thực tế, tôi tin rằng phản ứng của Cook là ví dụ tốt nhất tượng trưng cho trí tuệ cảm xúc.
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc của bạn đối với một sự việc, đánh giá những suy nghĩ dẫn đến cảm xúc đó và đưa ra những lựa chọn phản ứng khác nhau. Những người có trí thông minh cảm xúc thấp thường bỏ qua các bước này, thay vào đó, họ sẽ phản ứng ngay khi cảm xúc chợt đến. Đây phần nào là nguyên nhân khiến bản thân và những người phụ thuộc vào họ bị tổn thương.
Giống như bất kỳ ai khác, điều này cũng thường xuyên xảy đến với các CEO. Trên thực tế, việc thể hiện trí tuệ cảm xúc thậm chí còn khó hơn khi công ty bạn bị chỉ trích một cách công khai. Cho dù bạn là người điều hành một đế chế khổng lồ trị giá hàng nghìn tỷ USD, có sức ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng tỷ người, bạn vẫn có nguy cơ rơi vào trạng thái cáu kỉnh hay thất vọng khi đối thủ cạnh tranh cố gắng xuyên tạc hành động của bạn.
Phản hồi của Apple không đến từ phòng PR, cũng không đến từ một tài khoản mạng xã hội chung của công ty. Chính Tim Cook, Giám đốc Điều hành công ty giá trị nhất thế giới, trực tiếp đáp trả những lời biện hộ của công ty đối thủ, Facebook.
"Chúng tôi tin rằng người dùng có quyền biết cách dữ liệu cá nhân của họ bị thu thập và sử dụng. Facebook có thể tiếp tục theo dõi người dùng trên các ứng dụng và trang web, mạng xã hội này chỉ cần xin phép ý kiến của người dùng trước", Tim Cook đăng trên Twitter cá nhân.
Tôi đã từng có cơ hội chứng kiến các CEO trả lời nhau trên Twitter trước đây. Không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, đôi khi chúng còn diễn ra tồi tệ hơn.
Mặt khác, Cook được biết đến là một người giao tiếp cực kỳ thận trọng và biết lắng nghe. Ông không có xu hướng tham gia vào các cuộc tranh cãi công khai.
Theo tôi, những tuyên bố công khai của Cook thường khá bình thường. Đặc biệt, tài khoản Twitter của ông là một loạt bài đăng có nội dung về sản phẩm Apple, cam kết của hãng cũng như các thông báo của công ty.
"Facebook có thể tiếp tục theo dõi người dùng trên các ứng dụng và trang web, mạng xã hội này chỉ cần xin phép ý kiến của người dùng trước", CEO Apple viết.
Việc Tim Cook đáp trả Facebook đã chứng tỏ sự quan tâm của Apple đến quyền riêng tư. Đặc biệt, đó là một cách phản ứng hoàn hảo sau mỗi lần bạn bị chỉ trích.
Facebook đã sử dụng gần 1.000 từ và bỏ ra rất nhiều tiền, tất cả nhằm truyền tải thông điệp chỉ trích "táo khuyết" đến mọi người. Mạng xã hội này thậm chí còn vẽ nên một kịch bản ngày tận thế, nơi các doanh nghiệp nhỏ và Internet sụp đổ chỉ vì những thay đổi mới xuất hiện trên iOS 14. Facebook cố gắng khiến người dùng tin rằng đang có một công ty lớn chuẩn bị trói buộc người dùng.
Với Cook, ông chỉ sử dụng 47 từ để trả lời. Thậm chí, ông đã làm điều đó trên một nền tảng mạng xã hội miễn phí - Twitter. Bài viết của Cook đến nay đã nhận được hàng trăm nghìn lượt thích.
Trong câu trả lời ngắn gọn đó, Cook không hề tỏ ra tức giận hay mất bình tĩnh. Ông không hề xúc phạm ai, không kịch tính hóa bất cứ điều gì. Thay vào đó, Cook trả lời theo quan điểm cá nhân, nêu lên những giá trị Apple tin tưởng, giải thích lý do nó quan trọng với người dùng và làm rõ những gì sẽ thực sự thay đổi. Đây chính xác là cách mọi nhà lãnh đạo nên làm khi công ty của họ rơi vào trường hợp tương tự.
Lộ ảnh hiếm về dây chuyền sản xuất iPhone nguyên bản từ năm 2007: Thô sơ và đơn giản tới không ngờ Những hình ảnh có từ năm 2007 cho thấy dây chuyền sản xuất mẫu iPhone đầu tiên của Apple khác xa hiện tại. Được phát hành vào năm 2007, chiếc iPhone đầu tiên là một sự tiến bộ công nghệ lớn, cho cả bản thân Apple và toàn bộ ngành công nghiệp. Việc sản xuất phần cứng di động này cũng đã buộc...