Apple làm nóng cuộc chiến lao động ở Việt Nam, Foxconn tố các đối thủ lôi kéo nhân viên của mình
Việc Apple chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang khuyến nhu cầu tuyển dụng lao động tăng vọt.
Cuộc chiến tranh giành lao động lành nghề tại Việt Nam giữa các đối tác gia công cho Apple đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là khi người khổng lồ công nghệ này tiếp tục chuyển hoạt động sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc để tới Việt Nam.
Ông Young Liu, chủ tịch của Hon Hai Precision Industry – đơn vị sản xuất hàng đầu của Foxconn – tố cáo, các đối thủ đến từ Trung Quốc đang xây dựng cơ sở sản xuất gần đại bản doanh của họ để có thể câu kéo lao động lành nghề từ công ty.
“Động thái này là điều không thể tha thứ.” Ông Young Liu nói với các phóng viên vào thứ Bảy vừa qua nhưng không cho biết cụ thể tên các công ty.
Video đang HOT
Hiện tại ở Việt Nam, Foxconn đang phải đối mặt với 3 đối thủ lớn đến từ Trung Quốc bao gồm: hãng Luxshare Precision Industry và GoerTek Inc chuyên lắp ráp AirPods còn hãng BYD đang chuẩn bị sản xuất iPad.
Foxconn, đối tác lắp ráp quan trọng nhất của Apple hiện đang tuyển dụng khoảng 60.000 người ở Việt Nam – cơ sở sản xuất lớn nhất của công ty bên ngoài Trung Quốc. Ông Liu cho biết Foxconn sẽ tăng cường “đáng kể” số lượng nhân viên tại Việt Nam trong vòng 1 đến 2 năm tới, nhưng không cho biết con số cụ thể.
Trong thời kỳ chính quyền ông Trump, nước Mỹ đã triển khai nhiều biện pháp, bao gồm cả thuế quan áp đặt lên các sản phẩm nhất định nhập khẩu từ Trung Quốc như một nỗ lực để định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Cho dù chính quyền ông Biden đang tìm cách điều chỉnh lại mức thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, nhưng các quan chức Mỹ vẫn chưa đưa ra nhiều thay đổi lớn cho đến thời điểm này.
Trong khi Foxconn vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc cho phần lớn hoạt động sản xuất của mình, nhà lắp ráp đồ điện tử lớn nhất thế giới này đã phải thực hiện một số điều chỉnh để giảm nhẹ rủi ro từ xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Theo báo cáo của Bloomberg vào năm 2020, Foxconn đã lên kế hoạch chuyển một phần hoạt động sản xuất iPad và MacBook sang một nhà máy mới ở Bắc Giang, Việt Nam. Cơ sở này lên kế hoạch đi vào sản xuất từ năm 2021, và theo báo cáo từ Việt Nam, công ty có thể đầu tư đến 700 triệu USD cho cơ sở này.
Bị ép quay lại văn phòng, nhân viên Apple liên minh gửi 'tâm thư'
Một số nhân viên Apple phản đối kế hoạch thí điểm quay lại văn phòng và yêu cầu sự linh hoạt cao hơn.
Các nhân viên thành lập một nhóm có tên Apple Together, đại diện nói lên những quyền lợi của họ với công ty. Nhóm đang vận động ban lãnh đạo Apple cho phép họ làm việc linh hoạt hơn. Họ chỉ ra sự không liên quan giữa thông điệp tiếp thị các sản phẩm cho phép mọi người "làm việc từ bất cứ nơi đâu" với thông điệp nội bộ dành cho nhân viên. "Làm thế nào chúng tôi hiểu được những vấn đề của làm việc từ xa mà sản phẩm của chúng ta cần giải quyết nếu không sống cùng nó", lá thư viết.
"Chúng tôi không đòi hỏi mọi người phải làm việc ở nhà. Chúng tôi yêu cầu được tự quyết định, cùng với nhóm và quản lý trực tiếp, loại hình công việc phù hợp nhất với mỗi người, dù đó là trong văn phòng, làm việc tại nhà hay kết hợp".
Chương trình thí điểm quay lại văn phòng của Apple bị phản ứng dữ dội vào tháng 6/2021. Thời điểm ấy, Apple cũng phải lùi lịch do làn sóng Covid-19 vào mùa thu và mùa đông. Sau đó, công ty áp dụng cách tiếp cận theo pha để đưa nhân viên quay trở lại, bắt đầu từ tuần 1 lần và tiếp đến là 2 lần một tuần.
Lá thư của Apple Together gọi chương trình là "bước lùi về sự linh hoạt đối với nhiều người trong nhóm". Giai đoạn cuối của chương trình sẽ có hiệu lực từ cuối tháng 5, theo đó, nhân viên phải có mặt 3 ngày/tuần vào thứ Hai, Ba và Năm.
Họ nêu ra các lý do bất mãn cụ thể với chương trình, từ việc ép nhân viên phải di chuyển không cần thiết gây lãng phí thời gian và cả nguồn lực thể chất lẫn tinh thần đến ảnh hưởng rõ rệt đến sự đa dạng.
Một trong những người tổ chức Apple Together cho biết có khoảng 200 nhân viên Apple đang tham gia vào nhóm. Nỗ lực của họ rất đáng chú ý vì lâu nay, nội bộ Apple thường diễn ra âm thầm và bí mật. Tuy nhiên, mọi thứ đảo ngược vào thời gian gần đây khi nhân viên bán lẻ tại ít nhất 2 cửa hàng Apple Store Mỹ tìm cách thành lập công đoàn, cũng như sáng kiến "Apple Too", nơi Apple Together được sinh ra.
Ra đời tháng 8/2021 bởi hai cựu nhân viên Apple, Apple Too muốn động viên các nhân viên chia sẻ những câu chuyện về tình trạng phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và phân biệt đối xử trong công ty để thúc đẩy thay đổi. Một trong hai người đã bị Apple đuổi việc và nói rằng mình bị trả đũa.
Theo CNN, Apple Together soạn thảo lá thứ trong những tuần gần đây sau khi một số nhân viên muốn nêu vấn đề thông qua các kênh nội bộ nhưng không thành công. Cũng có những quản lý muốn được làm việc linh hoạt và thông cảm với nhân viên nhưng càng lên cao, sự thông cảm càng ít đi.
Kết thư, nhóm mượn một câu nói nổi tiếng của cố nhà sáng lập Apple Steve Jobs. "Như Steve từng nói: 'Không có nghĩa lý gì khi tuyển người tài về và bảo họ làm gì. Chúng ta tuyển người tài để họ bảo chúng ta phải làm gì'. Chúng tôi ở đây, những con người thông minh mà các ngài đã tuyển, và chúng tôi đang nói cho các ngài biết điều cần làm: Xin hãy ra khỏi đường của chúng tôi, không có một giải pháp phù hợp với tất cả, hãy để chúng tôi quyết định cách chúng tôi làm việc tốt nhất và để chúng tôi làm việc tốt nhất trong cuộc đời của mình".
Mạng dịch vụ Apple sập, nhân viên phải lấy giấy bút viết hóa đơn Rạng sáng 22/3, 26 ứng dụng của Apple đồng loạt sập, khiến người dùng trên toàn thế giới lẫn nhân viên công ty không thể truy cập. Hàng loạt dịch vụ của hãng công nghệ vừa gặp phải sự cố trên diện rộng khi người dùng không thể truy cập được vào iMessage, iCloud, App Store, Apple Music... và nhiều ứng dụng khác...