Apple hoãn kế hoạch dùng chip Trung Quốc trên iPhone
Theo Nikkei, Apple tạm dừng kế hoạch sử dụng memory chip của Yangtze Memory Technologies (YMTC) đến từ Trung Quốc.
Động thái của Apple được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vừa áp đặt lệnh cấm vận mới nhất đối với ngành công nghệ Trung Quốc. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy các biện pháp trấn áp của Washington đang tạo hiệu ứng lan tỏa lên toàn chuỗi cung ứng.
Các nguồn tin của Nikkei cho biết Apple đã hoàn thiện quy trình kéo dài hàng tháng trời để sử dụng memory chip 3D NAND 128 lớp của YMTC trong iPhone, cho đến khi chính phủ Mỹ tiết lộ các hạn chế mới với Trung Quốc đầu tháng này. NAND là linh kiện quan trọng trong tất cả thiết bị điện tử, từ smartphone, máy tính cá nhân đến máy chủ. Chip 128 lớp của YMTC cho tới nay là chip hiện đại nhất mà một công ty bán dẫn Trung Quốc làm được, dù vẫn đi sau Samsung hay Micron 1 tới 2 thế hệ.
iPhone 14 (trái) và iPhone 14 Plus (Ảnh: Ars Technica)
Ban đầu, Apple dự định dùng chip của YMTC từ đầu năm nay do chúng rẻ hơn ít nhất 20% so với các đối thủ. Tuy nhiên, do áp lực địa chính trị leo thang và chỉ trích từ các nhà lập pháp Mỹ, Apple đã phải thay đổi kế hoạch, theo Nikkei.
Một trong các nguồn tin tiết lộ: “Các sản phẩm đã được xác minh nhưng chúng không được đưa vào dây chuyền khi sản xuất số lượng lớn iPhone mới”.
Apple dự định chip YMTC chỉ dùng cho những chiếc iPhone bán ra tại Trung Quốc. Dù vậy, một nguồn tin chia sẻ “táo khuyết” thậm chí cân nhắc sẽ mua tối đa 40% chip NAND từ YMTC cho tất cả iPhone. “YMTC được chính phủ hậu thuẫn nên họ có thể cạnh tranh bằng giá với mọi đối thủ”, nguồn tin khác bổ sung.
Hiện nay, chip YMTC chưa có mặt trong các sản phẩm của Apple.
Video đang HOT
Ngày 7/10, Washington đưa YMTC vào danh sách Unverified List. Một công ty sẽ bị liệt vào dạng này nếu quan chức Mỹ không thể xác minh người dùng cuối của họ là ai. Theo luật sư Harry Clark, thông thường, họ không bị cấm mua linh kiện hay thứ gì khác, tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ lại bị cấm chia sẻ bất kỳ thiết kế, công nghệ, tài liệu hay chi tiết kỹ thuật nào với họ nếu không có giấy phép.
Hơn nữa, một quan chức cấp cao Bộ Thương mại Mỹ cho biết các công ty có tên trong danh sách “rất có thể” bị thêm vào Entity List – danh sách kiểm soát xuất khẩu chính thức – nếu không thể cung cấp thông tin cần thiết trong thời hạn nhất định, thường là 60 ngày.
YMTC còn bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm được Mỹ đưa ra cùng ngày, nhằm vào mảng công nghiệp chip của Trung Quốc. Washington cấm các nhà sản xuất thiết bị chip Mỹ cung cấp dịch vụ hay hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty Trung Quốc sản xuất chip hiện đại. Chip nhớ 128 lớp của YMTC là đối tượng chịu tác động, đồng nghĩa họ sẽ không có năng lực công nghệ để sản xuất đủ số lượng và chất lượng cho Apple, ngay cả khi nhà sản xuất iPhone muốn mua hàng.
Brent Fredberg, Giám đốc đầu tư của Brandex Investment Partners, nhận xét: ” Apple có thể muốn dùng YMTC cho thị trường địa phương. Song, cách mà các quy định được thiết lập hiện tại cho thấy rất khó để YMTC cung ứng loại chip NAND mà Apple muốn trong vài năm”.
Theo Nikkei, Apple bắt đầu liên hệ với YMTC từ năm 2018 để tìm kiếm giải pháp chip rẻ hơn. YMTC là niềm hi vọng của Trung Quốc trong lĩnh vực chip nhớ NAND mà Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đang thống trị. Thành lập năm 2016, YMTC hiện đang tăng cường sản xuất tại nhà máy chip thứ hai.
Giao dịch tiềm năng với Apple được nhìn nhận là thắng lợi lớn đối với ngành bán dẫn Trung Quốc vì nó chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm chất lượng cho các thương hiệu hàng đầu thế giới. YMTC nỗ lực giảm lệ thuộc vào thiết bị sản xuất chip và linh kiện Mỹ từ năm 2020 sau khi Washington bắt đầu trấn áp Huawei. Dù vậy, đây không phải điều dễ dàng vì Mỹ chi phối những lĩnh vực quan trọng như công cụ sản xuất chip.
Apple và YMTC không bình luận về vấn đề này.
Chớp lấy thời cơ để đi lên, xuất khẩu iPhone dự kiến thu về gần 60 ngàn tỷ đồng cho Ấn Độ - Việt Nam cạnh tranh ra sao?
Với việc mở rộng sản xuất iPhone, Ấn Độ đang "nhăm nhe" vị trí công xưởng số 1 thế giới của Trung Quốc.
Sản xuất iPhone tại Ấn Độ tiếp tục được mở rộng, các nhà máy ở đây dự kiến sẽ tăng gấp đôi giá trị xuất xưởng hàng năm lên 2,5 tỷ USD (tương ứng gần 60 ngàn tỷ đồng). Apple mong muốn mở rộng nỗ lực sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc, nhằm giảm thiểu rủi ro do gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc các vấn đề địa chính trị.
Ấn Độ mơ thành "công xưởng số một thế giới"
Hoạt động sản xuất của hãng tại Ấn Độ đang ngày càng nhiều hứa hẹn, kim ngạch xuất khẩu iPhone tại nước này đạt mốc mới. Theo các nguồn tin, những lô hàng từ Ấn Độ đã vượt mốc 1 tỷ USD kể từ tháng 4 và với tốc độ hiện tại, dự kiến giá trị lô hàng xuất đi sẽ đạt 2,5 tỷ USD vào tháng 3 năm 2023.
2,5 tỷ USD là giá trị so với con số 1,3 tỷ USD xuất khẩu iPhone trong khoảng thời gian 12 tháng, kể từ tháng 3/2022, cho thấy mức tăng trưởng đáng kể trong một thời gian ngắn. Sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho thấy Ấn Độ dần chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược của công ty Mỹ trên toàn cầu.
Ảnh: Bloomberg.
Chính phủ Ấn Độ cũng mang đến chương trình tài trợ ưu đãi 6,6 tỷ USD cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh năm 2020, nhằm cố gắng tăng cường sản xuất nội địa. Bên cạnh đó, các công ty gia công cho Apple đã tăng cường sự hiện diện tại quốc gia này trong một khoảng thời gian ngắn nha tận dụng chương trình này.
Dù Ấn Độ mới chiếm tỉ lệ nhỏ về sản lượng iPhone, xuất khẩu tăng là "điềm báo" tốt cho kế hoạch biến nước này thành công xưởng thế giới của Thủ tướng Narendra Modi. Apple đang tìm kiếm các phương án thay thế Trung Quốc giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang và phong tỏa trên toàn quốc do Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.
Navkendar Singh, nhà phân tích của hãng nghiên cứu IDC, nhận xét tăng trưởng lành mạnh về quy mô sản xuất và xuất khẩu cho thấy Ấn Độ dần chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược Trung Quốc 1 của Apple. Hiện nay, các nhà thầu chính Foxconn, Wistron và Pegatron đang sản xuất iPhone tại các nhà máy ở miền Nam Ấn Độ. Cả ba đều được hưởng ưu đãi theo kế hoạch của chính phủ.
Theo Bloomberg, Trung Quốc vẫn vượt xa Ấn Độ tại thời điểm hiện tại. Năm 2021, khoảng 3 triệu iPhone được lắp ráp ở Ấn Độ, so với 230 triệu tại Trung Quốc.
Ngoài smartphone, Ấn Độ còn lên kế hoạch thúc đẩy ưu đãi tài chính cho các nhà sản xuất máy tính bảng và laptop, hi vọng thu hút Apple lắp ráp MacBook và iPad tại đây cũng như những thương hiệu khác. Song, rời khỏi Trung Quốc - nơi "táo khuyết" đã xây dựng một chuỗi cung ứng phức tạp trong gần hai thập kỷ - không phải điều dễ dàng. Một phân tích của Bloomberg chỉ ra phải mất khoảng 8 năm để chuyển khoảng 10% hoạt động sản xuất của Apple ra khỏi Trung Quốc, nơi đang phụ trách 98% sản lượng iPhone.
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh gì?
Cạnh tranh trực tiếp trong việc sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử Apple với Ấn Độ chính là Việt Nam.
Các công xưởng tại Việt Nam sản xuất nhiều sản phẩm quan trọng trên thị trường di động toàn cầu, có thể kể đến loạt thiết bị từ Samsung, Xiaomi, tai nghe AirPods của Apple. Từ đầu năm nay, nhiều thông tin từ chuỗi cung ứng cho thấy một số dòng sản phẩm khác của Apple như Apple Watch, iPad, MacBook cũng được chuyển dần sang Việt Nam.
Ảnh: macrumors
Apple hiện có 25 đối tác đặt nhà máy tại Việt Nam, chiếm 13,9% trong tổng số 190 nhà cung ứng tính đến quý IV/2021. Hầu hết đều là những tên tuổi quen thuộc, như Foxconn, Luxshare hay các doanh nghiệp cung ứng linh kiện như Samsung, Intel, LG.
Vào cuối tháng 9, báo cáo từ JP Morgan nhận định Việt Nam sẽ trở thành khu vực sản xuất quan trọng của Apple, cung cấp 65% lượng AirPods, 5% MacBook, 20% iPad và Apple Watch, đến năm 2025.
Theo Nikkei Asia, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu công nghệ mà không quốc gia Đông Nam Á nào sánh kịp, với tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao đạt 42% trong năm 2020, tăng mạnh so với con số 13% trong năm 2010. Nhưng rất ít trong số những sản phẩm xuất khẩu này đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Việt Nam có rất nhiều lợi thế so với các quốc gia khác như lượng nhân công có kỷ luật cao, giá rẻ và chính sách phát triển kinh tế tốt. Song, nước ta cũng tồn tại nhiều trở ngại khác như lao động thiếu trình độ và thiếu trang thiết bị kỹ thuật.
Dù vậy, thế khó của Việt Nam là thiếu đi các công ty đóng vai trò là đối tác lớn trong chuỗi cung ứng. Thực tế, trong số các nhà cung cấp của Apple hiện có, không có một cơ sở nào là của người Việt. "Câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có thể phát huy tiềm năng của chính mình hay không, hay chỉ như một 'nền tảng lắp ráp' được coi trọng chủ yếu nhờ lao động giá rẻ", theo Financial Times.
Apple và câu chuyện chuỗi cung ứng sản xuất iPhone Từ mức chỉ đóng góp 3,6% tổng giá trị mỗi chiếc iPhone cách đây 10 năm, các nhà cung ứng Trung Quốc hiện đang chiếm hơn 25% giá trị mỗi chiếc điện thoại của Apple. Theo tờ New York Times (NYT), Apple đang cố gắng đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhưng sự phụ thuộc quá lớn của họ vào Trung Quốc không...