Apple đang tạo ra ’sự cố Y2K’ mới khiến Facebook chao đảo: Có thể thổi bay 5 tỷ USD lợi nhuận quý 2/2021 của MXH tỷ dân?
Lợi nhuận của Facebook có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi chẳng nhà quảng cáo nào muốn trả tiền cho một chiến dịch không đem lại hiệu quả.
Những thay đổi về quyền riêng tư mới của Apple có thể làm chao đảo ngành công nghiệp quảng cáo kỹ thuật số và khiến Facebook cùng các nhà quảng cáo khác phải tìm cách thích nghi.
Những biện pháp kiểm soát dự kiến có hiệu lực trong tháng này của Apple sẽ bắt buộc các nhà phát triển ứng dụng cần sự cho phép của người dùng thì mới được theo dõi, đọc thông tin cá nhân và các quyền trên thiết bị thông qua số ID cho nhà quảng cáo (IDFA).
Đây là số ngẫu nhiên và bí mật được gán cho người dùng và thiết bị của họ. Khi người dùng mở một ứng dụng hay duyệt web, nhà quảng cáo sẽ biết được người đó đang xem nội dung gì để đăng quảng cáo liên quan.
Chính sách mới của Apple có thể khiến Facebook thiệt hại nặng nề.
Sự thay đổi mà Apple đưa ra được cho là sẽ làm giảm khả năng của các nhà quảng cáo trong việc nghiên cứu hành vi khách hàng để gợi ý quảng cáo phù hợp. Doug Rozen – CEO của công ty marketing Dentsu Media Americas nhận định: “Đây là tình huống tương đương với sự cố Y2K trong ngành công nghiệp của chúng tôi. Thay đổi của Apple sẽ khiến việc phân biệt giữa quảng cáo hiệu quả và không hiệu quả của chúng tôi gặp khó khăn”.
(Y2K là sự cố máy tính diễn ra vào thời khắc đầu tiên bước sang năm 2000. Nguyên nhân đến từ việc các máy tính thế hệ cũ không thể nhận biết sự khác biệt giữa năm 2000 và 1900 vì chúng được lập trình với 2 chữ số cuối cùng của năm để tiết kiệm dung lượng lưu trữ. Hàng hoạt chính phủ, công ty và tổ chức trên thế giới đã phải khẩn cấp vá lỗi cũng như thay đổi hệ thống trong năm 1999 để tránh sự sụp đổ khi sang năm 2000).
Một mối quan tâm lớn của các nhà quảng cáo là chính sách mới của Apple sẽ hạn chế hoạt động đo lường và phân bổ chiến dịch trên Facebook. Với Madan Bharadwaj – giám đốc công nghệ của một startup nghiên cứu hành vi khách hàng thì đây không khác gì “một cú đánh lớn đối với hoạt động đo lường”. Thay đổi của Apple sẽ ảnh hưởng đến cả một nền tảng sinh thái di động và cả những đơn vị dùng Facebook như phương thức quảng cáo chính.
Trong một bài đăng vào tuần trước, Facebook cho biết họ sẽ ngưng sử dụng các nghiên cứu về hiệu quả quảng cáo. Những nghiên cứu này tính ra mức lợi nhuận đồng thời đánh giá xu hướng mua sắm của mọi người sau khi xem quảng cáo trên nền tảng.
Một số người nói rằng họ mong đợi quảng cáo sẽ quay lại các phương pháp cũ hơn như nghiên cứu hành vi khách hàng theo vị trí địa lý. Một người giấu tên cho biết Facebook đang chạy thử nghiệm beta cho công cụ như vậy.
Video đang HOT
Bharadwaj nói: “Đó không phải là cách tiếp cận tiên tiến nhất nhưng chúng ta có thể tự động hóa và cải thiện nhiều hơn trong điều kiện hiện tại”.
Mark Zuckerberg và Tim Cook.
Với nhiều người khác, việc đo lường trở nên ít chi tiết hơn cũng không hẳn là xấu. Andrew Richardson – phó chủ tịch cấp cao về phân tích và khoa học tiếp thị tại Tinuiti, cho biết những thay đổi của IDFA sẽ khiến các nhà quảng cáo phải tiếp cận và sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau thay vì chỉ một nền tảng như Facebook.
Về phần mình, Facebook đã bắt đầu thông báo cho các nhà quảng cáo về tác động của chính sách mới của Apple và hướng dẫn họ chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới.
Đương nhiên, thay đổi của Apple sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Facebook. Theo nhà tư vấn di động Eric Seufert, việc không có IDFA có thể thổi bay 7% tổng lợi nhuận – tương đương 5 tỷ USD của công ty trong quý II/2021. Trước đó, Facebook đã ấp ủ một chiến dịch giúp các doanh nghiệp nhỏ lẻ cá nhân hóa quảng cáo của mình trên nền tảng.
Một số thương hiệu cho biết họ đang phản ứng bằng cách sáng tạo hơn trong việc thu thập dữ liệu từ bên thứ nhất. Tuần này, Google nói rằng họ sẽ không theo dõi người dùng khi duyệt web nữa. Đây là động thái loại bỏ cookie của bên thứ ba được dùng để quảng cáo.
Đến nay, số người dùng Apple từ chối bị theo dõi vẫn chưa được xác định. Hậu quả có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với những nhà quảng cáo lệ thuộc nhiều vào hệ sinh thái của Facebook. Ví dụ, ứng dụng hẹn hò Bumble cho rằng thay đổi của Apple có thể cản trở việc làm ăn của họ.
Bharadwaj chia sẻ: “Các thương hiệu quảng cáo dựa trên thuật toán của Facebook đang lo lắng. Họ không thể ném nửa triệu USD cho chiến dịch chỉ để thu về những dữ liệu thiếu chi tiết”.
Vì sao Apple trở thành 'ông kẹ' ám ảnh Facebook?
CEO Facebook dường như đang phản ứng thái quá trước những động thái hạn chế khai thác dữ liệu người dùng từ Apple.
Cây bút Jasen Aten từ Business Insider cho rằng từ trước tới nay, không có nhiều người từng từ chối Mark Zuckerberg. "Đó là chuyện thường xảy ra khi bạn là một trong những người giàu nhất thế giới, và điều khiển một trong những nền tảng ảnh hưởng tới cuộc sống của 3 tỷ người", Jasen Aten viết trong bài đăng trên Inc .
Kẻ duy nhất dám nói "không" với Mark Zuckerberg
Có 2 lý do dẫn đến chuyện này. Đầu tiên là những cá nhân ở vị thế như vậy thường sẽ để lại quanh mình người có chung niềm tin, quan điểm.
Thứ hai, khi bạn tin tưởng điều bạn đang làm là cao quý và đúng đắn, thì bạn sẽ thấy những lời phản đối rất vô lý. Qua một thời gian, những người có thể phản đối sẽ dần dần hiểu rằng họ không nên làm vậy, bởi câu trả lời duy nhất được chấp nhận là "có". Cuối cùng, chẳng còn ai nói với Zuckerberg và Facebook từ "không".
Ngoại trừ Apple.
Chính sách bảo vệ quyền riêng tư người dùng của Apple trực tiếp ảnh hưởng tới mô hình kinh doanh của Facebook.
Nhà sản xuất iPhone đã thể hiện rất rõ ràng rằng họ phản đối cách mà Facebook kiếm tiền từ thông tin của người dùng.
Đó là lý do Facebook đang dồn toàn lực để phản đối Apple, đặc biệt là khi tính năng mới của iOS 14 sắp có hiệu lực. Với tính năng này, nhà phát triển ứng dụng sẽ phải được người dùng cấp phép trước khi có thể theo dõi qua các ứng dụng, website.
Rõ ràng một nước đi như vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh doanh của Facebook. Tuy nhiên, điều thú vị là Apple không nói rằng nhà phát triển không được theo dõi người dùng. Họ chỉ yêu cầu nhà phát triển phải được sự đồng ý.
Facebook dường như không hiểu được vế thứ hai. Họ chỉ nghe tới vế thứ nhất, và nghĩ ngay tới một câu từ chối.
Ngay lập tức, Facebook đã mở một chiến dịch phản kích trên truyền thông. Trong vài tháng qua, họ đã mua quảng cáo trên báo, khẳng định với nhà đầu tư của mình Apple là "đối thủ cạnh tranh lớn nhất", và dường như còn chuẩn bị nhiều đơn kiện hướng tới App Store.
Trên iOS 14, các đơn vị thứ ba như Facebook sẽ phải xin phép người dùng trước khi muốn theo dõi dữ liệu của họ.
Năm 2018, khi CEO Apple Tim Cook khẳng định mình sẽ không ở hoàn cảnh khó xử vì dữ liệu người dùng, Mark Zuckerberg đã nổi giận. Theo tiết lộ trong một bài viết của Wall Street Journal , CEO Facebook đã hứa với những nhân viên rằng sẽ khiến cho Apple "phải chịu đau đớn".
Gần đây, lại có thông tin rằng Facebook đang muốn làm một chiếc đồng hồ để cạnh tranh với Apple Watch.
Vấn đề lớn nhất của Facebook
Tôi nghĩ rằng câu hỏi quan trọng nhất là tại sao Mark Zuckerberg, người giàu thứ tư thế giới với tài sản hơn 100 tỷ USD ở tuổi 37, lại dành nhiều thời gian như vậy để nghĩ về Apple?
Câu trả lời có lẽ là Apple đã trở thành tiếng nói lẻ loi dám phản đối kế hoạch của Mark Zuckerberg.
Bạn có thể nói Apple đang phục vụ lợi ích của chính họ. Tuy nhiên, tôi cho rằng khi một công ty có thể phục vụ lợi ích của người dùng và của họ cùng lúc thì đó là cách kinh doanh rất khôn ngoan. Apple rõ ràng được lợi khi sử dụng quyền riêng tư để làm sự khác biệt với những đối thủ. Đó là một trong những giá trị mà họ mang lại cho khách hàng của mình, những người sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm.
Điều này cũng giải thích vì sao Zuckerberg bị ám ảnh bởi Apple. Mọi người dùng Facebook đều là khách hàng của Apple hoặc Google, hay nói đúng hơn là iOS hoặc Android. Các nền tảng này gần như là một "người gác cổng" giữa người dùng và bất kỳ dịch vụ nào bên thứ ba.
Trên chiếc iPhone, Apple sở hữu cả phần cứng và phần mềm, và họ là người được phép ra luật chơi. Facebook thì phải phụ thuộc vào thiết bị của người dùng, và phải được sự cho phép của Apple, Google.
Mark Zuckerberg dường như bị ám ảnh với những bước đi bảo vệ người dùng của Apple.
Dường như Zuckerberg không thích luật chơi này, bởi nó hoàn toàn xung đột với cách Facebook kiếm tiền.
Nếu như mô hình kinh doanh của bạn bị đe dọa khi người dùng có thể chọn lựa cho phép theo dõi hay không, thì chính mô hình kinh doanh đó, chứ không phải Apple, là vấn đề.
Thay vì tập trung vào những đối thủ, Facebook nên tìm cách làm cho chính họ tốt hơn. Họ nên sửa đổi mô hình kinh doanh của mình, thay vì đổ lỗi cho Apple.
Tuy nhiên, thừa nhận bản thân mình là vấn đề không bao giờ là điều dễ dàng. Thay vào đó, mỗi lần gặp vấn đề, việc dễ nhất là la làng và than phiền đối thủ.
Cuộc chiến giữa Apple và Facebook tăng nhiệt Cuộc chiến giữa Apple và Facebook đang bước vào giai đoạn căng thẳng. Mạng xã hội phổ biến nhất thế giới có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi Apple cho phép người dùng kiểm soát việc thu thập dữ liệu trên các ứng dụng. Hai "ông lớn" công nghệ tiếp tục bất đồng xung quanh vấn đề thu thập dữ liệu Theo...