Apple đang lên kế hoạch chuẩn bị tiền bồi thường cho những vụ kiện “cố tình làm chậm iPhone”
Mặc dù vẫn luôn khăng khăng khẳng định mình làm vậy là để bảo vệ quyền lợi của người dùng, thế nhưng Táo khuyết cũng phải có kế hoạch dự phòng cho trường hợp xấu nhất có thể.
Năm ngoái, Apple đã vướng phải scandal cố tình làm chậm iPhone của người dùng. Táo khuyết cho biết, họ đã làm giảm tốc độ của CPU trên những chếc iPhone đời cũ để hạn chế tình trạng sập nguồn do pin đã xuống cấp sau nhiều năm sử dụng. Mặc dù gã khổng lồ công nghệ xứ Cupertino có dụng ý tốt, thế nhưng người dùng của họ đã phải bỏ rất nhiều tiền để sở hữu chiếc điện thoại đáng mơ ước này, vì vậy họ phải có quyền quyết định xem có nên giảm hiệu năng của máy đi hay không.
Cộng đồng mạng đã tỏ ra vô cùng tức giận khi Apple “lén lút” kích hoạt tính năng này. Hậu quả là họ đã phải công khai xin lỗi người dùng của mình cũng như ra mắt tính năng kiểm tra chất lượng pin trên iOS 11.3, đồng thời cho phép người dùng tự điều chỉnh tốc độ của vi xử lý. Ngoài ra, Quả táo cắn dở cũng giảm giá thành thay pin cho iPhone để xoa dịu dư luận. Tuy nhiên, mọi chuyện đã quá muộn màng bởi lúc ấy, công ty gần nghìn tỷ đô này đã bị dính vào hàng loạt vụ kiện tụng.
Video đang HOT
Theo tài liệu được giử lên Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ, Apple đã lập nên một kế hoạch đền bù đột xuất (contingency payment plan). Dĩ nhiên, họ vẫn khẳng định rằng mình không hề lừa dối khách hàng, rằng iPhone không hề có lỗi, và phương pháp họ lựa chọn thực hiện là để cải thiện trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, có vẻ như Apple đang chuẩn bị sẵn tâm thế bị thua kiện. Và nếu Táo khuyết bị tuyên án có tội thì cũng chưa rõ số tiền bồi thường mà họ sẽ phải trả là bao nhiêu. Hầu hết những khiếu nại đều được nộp lên Tòa án Tiểu bang California và được tổng hợp lại thành một vụ kiện tập thể.
Theo Gizchina
Apple bị cáo buộc chèn ép các nhà mạng Hàn Quốc
Sau Trung Quốc, đến lượt thị trường quê nhà của Samsung quay lưng với Apple.
Apple thực sự không thể tránh xa khỏi những rắc rối pháp lý, khi mà những vụ kiện tại Trung Quốc và Đức trôi qua chưa được bao lâu, họ lại phải đối mặt với con thịnh nộ đến từ quê nhà Hàn Quốc của Samsung.
Cụ thể, cơ quan giám sát chống độc quyền Hàn Quốc vừa cáo buộc Apple sử dụng vị thế một công ty dẫn đầu ngành di động để chèn ép các công ty viễn thông địa phương, buộc họ phải chịu nhiều khoản chi phí vô lý liên quan việc bán iPhone.
Trong một phiên điều trần gần đây, cơ quan FTC của Hàn Quốc nói rằng Apple đã buộc các nhà mạng phải chịu các chi phí quảng cáo, chi phí phục vụ các sự kiện ra mắt iPhone, và thậm chí là chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa.
"Các phân tích kinh tế đã cho thấy lợi thế của Apple trong đàm phán kinh doanh với các công ty viễn thông địa phương. Việc họ thu quỹ quảng cáo là một cách để bòn rút lợi nhuận từ các dịch vụ viễn thông của các nhà mạng" - các viên chức FTC nói.
Đại diện Apple, bao gồm các nhân chứng là các nhà kinh tế học và các học giả lĩnh vực kinh tế, nói rằng Apple không lạm dụng quyền lực, đồng thời giải thích cả Apple lẫn các nhà mạng địa phương đều được hưởng lợi từ các khoản đầu tư tại Hàn Quốc.
" Khi các quỹ quảng cáo được hình thành, chúng mang lại lợi ích cho cả Apple và các nhà mạng di động. Việc Apple tham gia vào hoạt động quảng cáo cũng là hợp lý bởi điều đó giúp họ duy trì được thương hiệu và uy tín" - Họ giải thích.
Những cáo buộc trước đây
Apple từng bị cáo buộc hồi cuối năm 2017 rằng họ ép các nhà mạng Hàn Quốc phải thay thế các hệ thống vốn dùng để bán iPhone từ Windows sang iOS. Hơn thế nữa, gã khổng lồ Cupertino còn đòi hỏi các công ty viễn thông phải trả các khoản phí phát sinh liên quan việc chuyển đổi - cụ thể là chi phí bỏ dùng máy tính Windows và sắm iPad, theo ước tính có thể lên đến hàng triệu USD.
" Các nhà mạng có lẽ không thể phản kháng yêu cầu của Apple bởi lượng khách hàng trung thành của iPhone là rất lớn và cuộc cạnh tranh giữa các nhà mạng này cũng đang ngày một nóng lên. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoại trừ chấp nhận yêu cầu" - một lãnh đạo công ty viễn thông Hàn Quốc nói vào năm 2017.
Những cáo buộc tương tự xuất hiện vào tháng 11/2018, khi Hiệp hội phân phối di động Hàn Quốc tiết lộ rằng Apple đã yêu cầu các nhà bán lẻ địa phương trả tiền cho các mẫu iPhone trưng bày, cũng như chi phí liên quan việc lắp đặt các kệ hàng trưng bày này.
Tham khảo: Softpedia
Giá trị thị trường Microsoft vượt qua Apple, trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới Thành quả này là nhờ định hướng đúng đắn của Microsoft khi chuyển dịch sang đám mây và các dịch vụ thuê bao bên vững hơn cho doanh nghiệp. Theo số liệu từ Google, giá trị thị trường hiện tại của Microsoft đã vượt qua Apple, sau gần một thập niên sống dưới cái bóng của gã khổng lồ xứ Cupertino. Tại thời...