Apple đăng ký bằng sáng chế camera gập trên iPhone
Cơ chế gập mở mới này có thể mang lại cho iPhone khả năng thu phóng tốt hơn so với thiết kế cũ.
Kể từ thời điểm giới thiệu camera tele 2x đầu tiên trên iPhone 7 Plus vào năm 2016, cho tới nay, camera tele trên iPhone không có quá nhiều khác biệt về tiêu cự ống kính. Trong khi các đối thủ từ Android đã sở hữu những ống kính tele 10x như Huawei P40 Pro Plus.
Vào ngày 17/2, Apple đã nộp một bằng sáng chế cho Văn phòng Sáng chế & Thương hiệu Hoa Kỳ. Nội dung bằng sáng chế cho thấy một thiết kế hoàn toàn mới về hệ thống camera trên iPhone. Thiết kế camera mới này cho phép hệ thống ống kính có thể thu phóng “gọn gàng” hơn.
Về cơ bản, đây là một hệ thống thấu kính có thể gấp lại nhờ vào việc xếp chồng nhiều thấu kính, gương và lăng kính thành một nhóm nhỏ. Trong nhóm này, các thành phần sẽ tương tác lẫn nhau để thay đổi độ dài tiêu cự.
Có ít nhất ba nhóm thấu kính có thể di chuyển được trong hệ thống thấu kính, điều này cho thấy cả ba ống kính đều có thể thu phóng. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là kết quả trên bằng sáng chế chứng tỏ Apple đang nghiên cứu về công nghệ này. Chúng ta chưa thể chắc chắn liệu ống kính đó có được đưa vào iPhone hay không?
Video đang HOT
Cơ chế mà Apple đang nghiên cứu rất giống với ống kính gập trên Samsung Galaxy S22 Ultra. Chiếc Flagship Android này có thể thu phóng tới 10x qua ống kính và thu phóng kỹ thuật số lên tới 100x. Nếu như bằng sáng chế thành công, đây sẽ là bước tiến vượt trội so với ống kính tele 3x trên iPhone hiện nay.
Apple nghiên cứu iPhone hoàn toàn bằng kính
Apple có ý định chế tạo chiếc iPhone với vỏ kính bao phủ 6 cạnh, tức mọi phần của thiết bị đều có thể được sử dụng như màn hình hiển thị.
Trang Patently Apple đưa tin, "nhà táo" vừa được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) cấp bằng cho phát minh có tên "Thiết bị điện tử có vỏ bằng kính" vào ngày 18.11.
Thiết kế iPhone bằng kính
Theo MacRumors, Apple mô tả trong hồ sơ đăng ký bằng sáng chế rằng tấm kính sẽ được uốn cong, thuôn nhọn và chồng lên nhau để tạo ra lớp vỏ bọc kính cho iPhone mà vẫn chừa chỗ cho micro và loa. Bề mặt kính sẽ có kết cấu khác biệt để phân biệt các khu vực với nhau.
Apple cũng giải thích cách tháo lắp iPhone để sửa chữa bên trong. Theo đó, họ sẽ thiết kế một phần "nắp" ở đuôi hoặc đầu thiết bị. Khi kéo phần này, các thành phần bên trong iPhone sẽ trượt ra, tương tự Siri Remote của Apple TV.
Apple giải thích cách tháo lắp iPhone
Với thiết kế kính phủ 6 cạnh, giao diện phần mềm cũng sẽ thay đổi dựa trên cách người dùng tương tác với thiết bị.
Mặt sau, cạnh viền iPhone đều có thể trở thành màn hình
Hồ sơ của Apple cũng mô tả cách áp dụng thiết kế vỏ bằng kính vào các thiết bị khác như Apple Watch, Mac Pro bằng kính có hình trụ và hình hộp.
Thiết kế Apple Watch và 2 dạng Mac Pro bằng kính
Cựu nhà thiết kế Jony Ive của Apple cũng đã ưa chuộng thiết bị có vỏ bằng kính từ lâu. Hồ sơ bằng sáng chế không phản ánh kế hoạch tương lai của Apple nhưng nó cho thấy định hướng nghiên cứu và phát triển của công ty.
Trang Times of India nhận định ý tưởng iPhone bằng kính của Apple nghe rất hay ho nhưng có thể không khả thi về mặt thương mại. Thân kính sẽ rất trơn trượt ngay cả khi được dán kính cường lực. Một vết xước trên vỏ kính sẽ trở thành cơn ác mộng đối với người dùng iPhone. Muốn bảo vệ điện thoại, người dùng cần phải gắn ốp lưng nên sẽ không thể sử dụng hết tiềm năng của màn hình kính bao phủ 6 cạnh. Ngoài ra, thiết bị được làm bằng kính có thể nặng hơn bình thường.
iPhone thế hệ tương lai có thể sẽ 'full kính' Nếu thực sự như vậy thì đây sẽ là sự lột xác đáng chờ đợi dành cho iFan. Mới đây, Apple đã được cấp bằng sáng chế mới bởi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ. Theo đó, tấm bằng này giải thích cách kính được uốn cong, thuôn nhọn và chồng lên nhau để tạo ra vỏ bọc hoàn toàn bằng...