Apple của năm 2019 sẽ giống như Intel của năm 2012?
Sau khi Apple giảm dự báo tăng trưởng – trong đó họ báo cáo rằng doanh số trong quý đầu tiên của năm tài khóa 2019 sẽ giảm so với năm trước – giới phân tích đã chỉ ra một vài sự tương đồng thú vị giữa Apple của ngày nay và Intel của năm 2012.
Sau khi công bố một năm kỷ lục vào năm 2011, gã khổng lồ ngành chip, Intel, đã báo cáo có sự sụt giảm “khiêm tốn” trong doanh thu vào năm 2012 và sau đó là một sự sụt giảm khác vào năm 2013. Tuy nhiên, doanh số của công ty này đã tăng trở lại vào năm 2014 trước khi mọi thứ trở nên tốt hơn cho họ, với doanh số tăng trưởng nhẹ trong năm 2016 và năm 2017. Khi công ty này báo cáo kết quả cả năm 2018, các nhà phân tích dự đoán rằng họ sẽ tăng trưởng doanh thu 13,5% – tốc độ nhanh nhất mà công ty này có được trong nhiều năm.
Một thị trường cốt lõi đang suy giảm
Trong nhiều năm, hoạt động kinh doanh mang về nguồn thu chính của Intel là bán chip cho máy tính cá nhân (PC). Dĩ nhiên, họ còn những nguồn thu khác, nhưng vào năm 2012, 64% doanh thu của Intel là từ nhóm khách hàng PC. Con số đó tương đương một cách kì lạ với khoảng 62,8% hoạt động kinh doanh của Apple trong năm tài khóa 2018, từ doanh số bán iPhone.
Thị trường PC, như chúng ta biết, đã bước vào thời kỳ suy thoái kéo dài, khiến Intel phải lo lắng. Trong thông cáo báo chí ngày 11 tháng 12, công ty nghiên cứu thị trường IDC cũng tuyên bố rằng “các lô hàng điện thoại thông minh trên toàn thế giới dự kiến sẽ giảm 3% trong năm 2018 trước khi quay trở lại mức tăng trưởng một con số nhỏ vào năm 2019 và đến năm 2022″. (Chúng ta hãy chờ xem dự đoán của IDC về sự tăng trưởng tích cực giữa năm 2019 và 2022 liệu có thành hiện thực hay không).
Video đang HOT
Trong khi sự suy giảm thị trường PC nói chung là tin xấu cho Intel, thì tình hình có một chút khác biệt (và có thể tệ hơn) đối với Apple. Intel cung cấp sản phẩm trên tất cả các loại PC – họ bán chip dành cho các máy tính giá rẻ nhất, cũng như đắt nhất. (Chẳng hạn, Intel cung cấp chip cho cả dòng máy tính Mac cao cấp của Apple).
Trong khi đó, Apple chỉ tham gia vào thị trường điện thoại thông minh cao cấp. Thị trường đó thực sự sinh lợi hơn so với các thị trường cấp thấp hoặc tầm trung, nhưng như Evan Niu đã viết trên Fool.com gần đây: “Phần tăng trưởng ít ỏi còn lại trên thị trường điện thoại thông minh đang được thúc đẩy bởi các thiết bị cầm tay giá rẻ đến từ những nhà cung cấp Trung Quốc”.
Vì vậy, giống như khi Intel bắt đầu chứng kiến sự suy giảm thị trường cốt lõi của mình vào năm 2012, Apple đã bắt đầu thấy điều đó vào năm 2019.
Nỗ lực đa dạng hóa
Vào năm 2012, Intel đã có những doanh nghiệp khác mà họ đang “vun trồng” vào thời điểm đó. Trước đó từ lâu, công ty này đã cung cấp chip cho trung tâm dữ liệu và tham vọng của họ trong không gian này, thậm chí là suốt thời gian trước đó, thật đáng gờm. Họ cũng bán chip vào thị trường “nhúng” (embedded market) và thậm chí có sự hiện diện nhỏ trong thị trường ổ lưu trữ thể rắn.
Trong vài năm qua, các doanh nghiệp đó đã tạo nên một phần lớn hơn trong tổng doanh số của Intel. Cụ thể là, nhóm trung tâm dữ liệu của công ty (DCG) chiếm 20% doanh thu trong năm 2012, nhưng năm 2017, DCG tạo ra đến 30% doanh thu của công ty. Intel vẫn chưa báo cáo doanh thu cho toàn bộ năm 2018, nhưng trong ba quý đầu năm 2018, con số đó đã tăng lên 32,4% doanh số.
DCG là “trụ cột” trong các nỗ lực đa dạng hóa của Intel, nhưng nhiều doanh nghiệp khác của công ty này – như nhóm Internet of Things (trước đây gọi là phân khúc “nhúng” của Intel) và nhóm bộ nhớ điện tĩnh – ngày càng trở nên quan trọng hơn. Intel cũng đã mua lại Altera, công ty chuyên sản xuất mạch điện tử, vào năm 2015 và Mobileye, một công ty hàng đầu về chip dành cho xe tự lái vào năm 2017 để tiếp tục mở rộng thị trường của mình.
Chúng ta đang chứng kiến những nỗ lực đa dạng hóa tương tự từ Apple. Apple đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình, khi mảng này đã phát triển thành phân khúc lớn thứ hai của họ sau iPhone. Công ty này cũng đã phát hành một số sản phẩm đình đám như tai nghe không dây AirPod và đồng hồ thông minh Apple Watch. Apple cũng có các danh mục sản phẩm khác như iPad và Mac trong bộ sưu tập của mình. Tuy nhiên, những phân khúc đó không mang lại sự tăng trưởng ổn định khi Apple báo cáo rằng thấy doanh số của chúng lần lượt giảm 2% và 1% trong năm tài khóa 2018.
Mặc dù vậy, vấn đề là giống như Intel, Apple có thể phải dựa vào các sản phẩm khác ngoài iPhone để tăng trưởng. Hơn nữa, do các phân khúc khác của Apple hiện chỉ chiếm những phần tương đối nhỏ trong tổng số (giống như trường hợp của các sản phẩm “không phải là PC” ở Intel hồi năm 2012), có thể phải mất một thời gian trước khi các phân khúc này đủ lớn để tăng trưởng của chúng có thể ổn định hơn mà bù đắp cho sự sụt giảm nghiêm trọng ở iPhone.
Theo GenK
Kiện tụng, Qualcomm từ chối bán modem 4G LTE cho Apple
Apple cho biết họ muốn mua modem 4G LTE cho các thế hệ iPhone XS, XS Max và XR nhưng Qualcomm từ chối.
Trong buổi điều trần tại Ủy ban Thương mại Mỹ FTC, giám đốc điều hành (COO) Apple, Jeff Williams cho biết: "Cuối cùng, họ sẽ không hỗ trợ hay bán chíp cho chúng tôi". Thay vào đó, Apple phải sử dụng modem LTE của Intel. Apple cũng khẳng định rằng với những chiếc iPhone XS và XR mới, Apple dự tính sẽ dùng một số modem của Qualcomm và một số từ Intel. Chỉ sau khi bị Qualcomm từ chối bán hàng họ mới phải dùng 100% chip Intel.
Qualcomm hiện đang trong phiên xét xử, với cáo buộc tham gia vào các hoạt động độc quyền, bao gồm tính phí bản quyền cao bất thường, từ chối cấp bằng sáng chế cho các nhà sản xuất chip khác và đưa ra các thỏa thuận riêng với những khách hàng như Apple nếu họ sử dụng độc quyền chip của Qualcomm.
Phụ thuộc vào Intel cũng ảnh hưởng đến việc Apple nhanh chóng đưa iPhone 5G ra thị trường, khi chip 5G của Intel dự kiến đến năm 2020 mới ra mắt. Các modem LTE của Intel thường chậm hơn Qualcomm. Trước đó, khi công ty sử dụng cả modem của Qualcomm và Intel trên cùng các mẫu iPhone của họ, công ty đã phải giảm bớt tốc độ của modem Qualcomm để người dùng iPhone không nhận ra sự khác biệt.
Apple cũng tiết lộ rằng họ trả cho Qualcomm 7,5 USD cho mỗi thiết bị bán ra, cao hơn 5 lần so với mức 1,5 USD mà Apple sẵn sàng chi. Tuy vậy, Williams nói: "Chúng tôi cần nguồn cung cấp chip từ họ. Nếu chúng tôi kiện họ, chúng tôi sẽ không mua được chip. Chúng tôi không có nhiều lựa chọn".
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Các email tiết lộ nguyên nhân mới khiến Apple và Qualcomm quay lưng với nhau để đối đầu trước tòa án Bên cạnh phí cấp phép, các tranh cãi giữa Apple và Qualcomm còn liên quan đến việc truy cập phần mềm độc quyền của nhà sản xuất chip. Trong buổi điều trần trước Ủy ban Thương mại Liên Bang về vụ kiện chống độc quyền của Qualcomm, giám đốc điều hành (COO) Apple, ông Jeff Williams cho biết, chính nhà sản xuất chip...