Apple: ‘Chính phủ yêu cầu chúng tôi phản bội khách hàng’
Apple tỏ ra cực giận dữ trước yêu cầu của thẩm phán toà án Mỹ, yêu cầu họ mở khoá một chiếc iPhone để phục vụ công tác điều tra.
Hôm thứ 3 (16/2), thẩm phán Mỹ yêu cầu Apple giúp FBI mở khoá một chiếc iPhone đã được khoá mã. Công ty có trụ sở tại Cupertino tỏ ra cực giận dữ trước yêu cầu này.
CEO Apple Tim Cook đã viết một bức thư dài, gửi đến toàn bộ người dùng Apple, gọi yêu cầu này là “ngớ ngẩn” và “ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do mà chính phủ đang cố bảo vệ”.
Nguồn cơn sự việc
Nguyên nhân của mọi việc đến từ vụ thảm sát tại San Bernardino. FBI đang cố gắng truy cập dữ liệu trên điện thoại của một trong 2 kẻ sát nhân – những kẻ đã giết 14 người, làm bị thương 22 người khác trong vụ xả súng tại California hồi tháng 12. FBI muốn tìm hiểu xem 2 kẻ sát nhân có liên hệ gì với tổ chức IS, theo The Guardian.
Nhân viên FBI tiến hành điều tra sau vụ xả súng tại San Bernardino hồi tháng 12. Ảnh: Getty Images.
Chủ nhân của chiếc điện thoại – Syed Farook – bị giết trong một vụ đọ súng khác. Đầu mối quan trọng của vụ án – chiếc iPhone 5C – được mã hoá sử dụng phần mềm mặc định của Apple, đồng nghĩa không ai có thể truy cập dữ liệu của nó nếu không có mật khẩu, kể cả Apple hay FBI.
Video đang HOT
FBI sau đó đưa Apple ra toà, yêu cầu để hãng mở khoá chiếc iPhone. Tuy nhiên, mục đích xa hơn của họ là yêu cầu Apple tạo ra phần mềm có thể vượt qua mật khẩu của máy, trước khi nó tự động xoá bỏ dữ liệu.
iPhone 5C – chiếc điện thoại FBI đang cố phân tích để lấy dữ liệu bên trong. Ảnh: Reuters.
Apple giận dữ vì “sự lừa dối của chính phủ Mỹ”
Trong vụ San Bernardino, có thể hiểu FBI không đơn thuần muốn mở một cửa hậu (back door) trên iPhone theo ý nghĩa truyền thống. Thứ họ muốn vẫn luôn là sự mở cửa của Apple, cho phép họ giải mã dữ liệu trên thiết bị Apple bất cứ khi nào.
Trong bức thư mở trên website chính thức của Apple, CEO Tim Cook cho biết, đây là một động thái vô cùng nguy hiểm. “FBI muốn chúng tôi tạo ra một phiên bản hệ điều hành iPhone mới, phá vỡ một số tính năng bảo mật quan trọng để có thể truy cập dữ liệu khi cần thiết. Nếu vào tay một người xấu, phần mềm này (thứ không tồn tại hiện nay) có thể mở khoá bất cứ chiếc iPhone nào trong tay ai đó”.
CEO Tim Cook tỏ ra giận dữ trước yêu cầu của toà án Mỹ. Ảnh: Reuters.
“Chính phủ cho biết công cụ này chỉ sử dụng một lần, trên một chiếc điện thoại. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Một khi được tạo ra, nó có thể được sử dụng nhiều lần, trên bất cứ thiết bị nào. Nó giống như chiếc chìa khoá vạn năng, có thể mở hàng trăm triệu ổ khoá. Chẳng có lý do nào để chấp nhận điều này”, Tim Cook phân tích.
“Chính phủ yêu cầu Apple hack chính người dùng của mình và phá bỏ những thành tựu về bảo mật trong hàng thập kỷ qua để bảo vệ khách hàng”.
Ông kết luận: “Chúng tôi tin rằng ý định của FBI là tốt. Tuy nhiên, sẽ là hoàn toàn sai khi chính phủ ép chúng tôi mở cửa hậu trên sản phẩm của mình. Chúng tôi sợ rằng, yêu cầu này sẽ xâm phạm đến sự tự do mà chính phủ của chúng ta đang cố bảo vệ”.
Chuyện gì sẽ xảy ra
James Comey – Giám đốc của FBI – ủng hộ việc Apple mở một cửa hậu trên thiết bị Apple để hỗ trợ công tác điều tra. Ảnh: Reuters.
Theo yêu cầu của thẩm phán Mỹ, Apple có 5 ngày (làm việc) để chấp nhận yêu cầu của toà án. Tuy nhiên, với những động thái cứng rắn vừa rồi của CEO Tim Cook, có vẻ như “táo khuyết” đã thẳng thừng từ chối. “Chúng tôi cảm thấy mình phải làm rõ sự lừa dối của chính phủ Mỹ”. Có thể, cuộc chiến pháp lý giữa Apple và FBI sẽ còn kéo dài.
Thành Duy
Theo Zing
Cuộc chiến cấm điện thoại mã hóa nóng lên tại Mỹ
Một dự luật mới được công bố hôm qua bởi hai vị dân biểu Ted Lieu và Blake Farenthold, nhằm đối chọi với các dự luật mã hóa cấp bang tại Mỹ, đang thu hút sự chú ý.
Dự luật ENCRYPT 2016 sẽ có quyền lực cao hơn các luật về mã hóa của các bang và địa phương.
Hai ông cho rằng họ "quan ngại sâu sắc" với hàng loạt dự luật liên quan đến mã hóa sẽ gây hại đến đất nước cũng như giảm sức cạnh tranh của các công ty Mỹ. Tranh luận cho rằng sẽ không dễ dàng, thậm chí là bất khả thi, trong việc phổ cập mã hóa điện thoại đến vài bang nhất định.
Khởi nguyên của dự luật này là những dự luật cấp bang tại California và New York, yêu cầu cấm việc mã hóa các smartphone bán ra tại hai bang này và phạt các nhà sản xuất vi phạm. Dù được trình lên bởi các Ủy viên lập pháp khác nhau - Jim Cooper ở California và Matthew Tition ở New York, cả hai đều được các văn phòng luật sự địa phương ủng hộ. Vẫn chưa có dự luật nào được trình lên cao hơn và cả hai vẫn còn một con đường dài để được công nhận chính thức.
Dự luật ENCRYPT không phải là văn bản luật liên quan đến mã hóa duy nhất trong năm nay. Dianne Feinstein và Thượng nghị sĩ Richard Burr cũng tuyên bố sẽ mang đến dự luật gới hạn các thiết bị đã được mã hóa trong Thượng viện vào năm nay.
Có vẻ cả hai nghị sĩ kia sẽ giới thiệu một dự luật khác cho phép thành lập một Hội đồng quốc gia để nghiên cứu vấn đề mã hóa. Dù sao đi nữa, cuộc chiến mã hóa vẫn còn kéo dài, và đây chỉ mới là bước khởi đầu.
Lê Phát
Theo Zing
Rò rỉ thông tin cấu hình và giá bán iPhone 6C iPhone 6C là mẫu smartphone đang được đồn thổi khá nhiều trong thời gian vừa qua, và theo thông tin mới nhất của trang MyDriver, cấu hình và giá bán của sản phẩm này đã được tiết lộ. iPhone 6C sẽ dùng màn hình 4 inch như iPhone 5C, nhưng sẽ không còn dùng vỏ nhựa - Ảnh: AFP Trang pocket-lint dẫn lại...