Apple buộc phải tự “phá luật” của chính mình để đối phó với COVID-19
Để đối phó với dịch COVID-19 và không làm chậm trễ quá trình phát triển sản phẩm mới, Apple buộc phải tự “ phá luật” cho phép nhân viên mang sản phẩm chưa ra mắt về nhà.
Apple là một trong những hãng công nghệ nổi tiếng với các quy tắc bảo mật thông tin sản phẩm một cách nghiêm ngặt, cả các thiết bị phần cứng lẫn sản phẩm phần mềm. Nhiều nguồn tin cho biết những người tham gia vào dự án phát triển thiết bị phần cứng của Apple sẽ phải làm việc riêng rẽ từng bộ phận để không biết được thông tin về sản phẩm cuối cùng và chỉ những lãnh đạo cấp cao của Apple tham gia vào dự án mới biết được “hình hài” của sản phẩm hoàn thiện.
Tuy nhiên, sự bùng phát của COVID-19 đã khiến Apple phải thay đổi quy tắc bảo mật của mình và đã phải “tự phá luật” để không làm cho tốc độ phát triển các sản phẩm mới của hãng bị chậm trễ.
Apple đã phải phá vỡ các quy tắc về bảo mật thông tin sản phẩm của mình vì COVID-19
Video đang HOT
Hãng tin Bloomberg dẫn lời nguồn tin thân cận từ nội bộ Apple cho biết kể từ thời điểm Apple cho phép nhân viên làm việc tại nhà để đề phòng sự lây lan của virus COVID-19, Apple cũng đã cho phép các nhân viên mang những sản phẩm mới chưa được hoàn thiện của hãng về nhà để tiếp tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đây là một động thái chưa từng có tiền lệ và phá vỡ luật về bảo mật thông tin do chính Apple đề ra bởi lẽ điều này sẽ dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin các sản phẩm mới chưa ra mắt của Apple.
Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng được phép mang các sản phẩm chưa hoàn thiện của Apple về nhà mà chỉ những nhân viên được tin cậy và quan trọng mới có được đặc quyền này. Ngoài ra, danh sách những nhân viên được mang sản phẩm về nhà phải được duyệt bởi một Phó Chủ tịch cao cấp và luôn được xem xét kỹ bởi lãnh đạo cao cấp của công ty.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết hiện tại Apple đang phát triển các phiên bản mới của loa thông minh HomePod, Apple TV, laptop MacBook Pro, iPad phiên bản giá rẻ, đồng hồ thông minh Apple Watch thế hệ mới và phiên bản iMac mới. Đây là những sản phẩm sẽ cho phép các nhân viên mang về nhà để tiếp tục dự án phát triển nhằm đảm bảo hoàn thiện và ra mắt sản phẩm đúng thời gian đã định trước vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, chưa rõ loạt iPhone mới ra mắt trong năm nay có nằm trong danh sách những sản phẩm được phép mang về nhà hay không vì đây luôn là sản phẩm thu hút sự chú ý của giới công nghệ và những thông tin bị rò rỉ về iPhone mới luôn là thông tin “ nóng” và rất được nhiều người quan tâm. Theo Bloomberg, so với các sản phẩm khác thì việc bảo mật thông tin iPhone luôn được đề cao hơn.
Các bản cập nhật phần mềm sắp đến của Apple vẫn đang được tiếp tục phát triển và Apple cũng rất nghiêm ngặt trong việc theo dõi những nhân viên nào có quyền truy cập tại nhà vào iOS 14, phiên bản iOS tiếp theo dự kiến sẽ được ra mắt vào tháng 6 tới đây. Nguồn tin của Bloomberg cho biết quá trình phát triển các nền tảng iOS hay macOS mới vẫn đang đảm bảo đúng tiến độ.
Nguồn tin cũng cho biết Apple đã yêu cầu các nhân viên của mình phải giữ bí mật không gian làm việc tại nhà để tránh bị rò rỉ các thông tin liên quan đến sản phẩm mới. Apple sẽ hỗ trợ chi phí để nhân viên sắm sửa thiết bị khi làm việc tại nhà (bàn làm việc, máy tính, màn hình…). Thậm chí Apple còn yêu cầu phòng làm việc của các nhân viên tại nhà phải có khóa bảo vệ an toàn và cửa sổ gương đen để người ngoài không thể biết được họ đang làm gì ở trong phòng. Nhân viên cũng được yêu cầu không được chia sẻ những công việc mình đang làm với bất kỳ ai, kể cả người thân trong gia đình.
“Cho dù bạn làm việc tại nhà hay tại văn phòng, phải luôn giữ bí mật về công việc. Nếu làm việc từ xa, hãy sử dụng một cách cẩn thận và luôn giữ an toàn các vật phẩm, tài liệu bí mật khi không dùng đến”, một bản ghi nhớ về quy tắc an toàn thông tin được Apple gửi đến cho các nhân viên của mình.
Cũng như nhiều hãng công nghệ khác, nhân viên của Apple dự kiến sẽ làm việc tại nhà cho đến hết tháng 4 và ban quản lý công ty sẽ có thông báo mới về thời gian quay trở lại văn phòng tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh do COVID-19 gây ra.
T.Thủy
Vì sao Mark Zuckerberg từng cấm nhân viên dùng iPhone?
Marl Zuckerberg và Tim Cook có nhiều "xích mích" với nhau xung quanh vấn đề bảo mật người dùng.
CEO Apple Tim Cook từng công khai chỉ trích Facebook và CEO mạng xã hội này Mark Zuckerberg trong vụ việc liên quan đến bảo mật thông tin người dùng. Thời điểm đó, hãng triệu tài khoản mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã bị một công ty có tên Cambridge Analytica lạm dụng.
Marl Zuckerberg và Tim Cook có nhiều "xích mích" với nhau xung quanh vấn đề bảo mật người dùng.
Đáp lại chỉ trích, Mark Zuckerberg khẳng định những gì Tim Cook nói "khá hồ đồ", thế nhưng đằng sau đó, mọi chuyện có vẻ... nghiêm trọng hơn. Theo một báo cáo mới từ The New York Times, Mark Zuckerberg đã tức giận đến mức anh yêu cầu toàn bộ nhóm quản lý của mình sử dụng Android thay vì iPhone của Apple.
Còn nhớ, trong một bài phỏng vấn với Recode, Tim Cook cũng từng được hỏi những gì ông sẽ làm nếu vướng vào một sự vụ tương tự Facebook, người đứng đầu Apple đã tự tin trả lời: "Tôi sẽ làm gì à? Tôi sẽ không bao giờ rơi vào tình huống đó đâu." Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Tim Cook kêu gọi một quy định về bảo mật có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Facebook (chủ yếu kiếm doanh thu từ quảng cáo) nhiều hơn Apple (chủ yếu kiếm doanh thu từ bán phần cứng).
Những cuộc đấu khẩu giữa Facebook và Apple đã từng có nhiều tiền lệ. Năm 2014, Tim Cook nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Khi một dịch vụ online miễn phí, bạn không còn là khách hàng nữa. Bạn chính là một sản phẩm." Lúc đó, câu nói này được cho là nhắm vào Google, thế nhưng Mark Zuckerberg cũng bức xúc đến lỗi anh phải lên tiếng: "Tôi nghĩ đó là một quan điểm kì cục. Bạn tin rằng bạn trả tiền cho Apple và bạn bằng một cách nào đó song hành với họ? Nếu bạn song hành với họ thì Apple đã bán sản phẩm của mình rẻ hơn rất nhiều rồi!"
Theo Sao Star
Bảo mật thông tin của doanh nghiệp tài chính, ngân hàng vẫn mang tính đối phó Theo khảo sát của Cục an toàn thông tin, các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng vẫn chưa chú trọng đầu tư về bảo mật an toàn thông tin (BMATTT) và phần lớn mang tính chất đối phó. Khi có sự cố xảy ra, các đơn vị này mới phối hợp với Cục an toàn thông tin để giải quyết. Diễn đàn "An...