Apple bị tố ‘ngó lơ’ cho chuỗi cung ứng Trung Quốc bóc lột lao động
Theo một kết quả điều tra mới đây, các nhân công thời vụ ít được bảo vệ hơn khi được các nhà cung ứng của Apple sử dụng để đáp ứng nhu cầu gia công.
Các nhân viên thời vụ của chuỗi cung ứng Apple ít được đảm bảo quyền lợi hơn
Theo một báo cáo mới của The Information , Apple đã “đồng lõa” với các nhà cung ứng của họ trong các hoạt động vi phạm luật lao động tại Trung Quốc. Cụ thể, các nhà cung ứng này đã định kỳ bổ sung nhân công cho nhà máy dưới hình thức lao động thời vụ hoặc “nhân công biệt phái”, qua đó vi phạm luật lao động của Trung Quốc trong việc yêu cầu không vượt quá 10% nhân công thời vụ.
Cũng giống như ở Mỹ, các nhân viên tạm thời ở Trung Quốc nhận được mức lương thấp hơn và ít lợi ích hơn, lượng nhân viên này ngày càng phổ biến khi sự quan tâm cho các nhà máy ngày càng bị thu hẹp, bất chấp luật hạn chế sử dụng lao động thời vụ có hiệu lực vào năm 2014. Nguồn tin của The Information cho hay, cũng trong năm 2014, Apple tiến hành một cuộc khảo sát các nhà cung cấp của mình ở Trung Quốc để xác định có bao nhiêu công ty đã tuân thủ quy định. Sau cuộc khảo sát, công ty phát hiện ra gần một nửa trong số 362 nhà máy đối tác của Apple đã vượt quá tỷ lệ sử dụng nhân công tạm thời.
Bất chấp thực tế đó, vào năm 2016, thời hạn chót để các công ty tuân thủ – thực trạng vẫn không có nhiều thay đổi. Ba cựu thành viên của “nhóm trách nhiệm nhà cung ứng” của Apple nói rằng công ty đã “không có hành động quyết liệt nào để yêu cầu các nhà cung cấp của mình cải thiện tình hình vì lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và ảnh hưởng tới lịch trình ra mắt sản phẩm”. Nếu các cáo buộc này là thật, thì nó đáng bị lên án vì Apple đang đóng vai trò một “nhà đạo đức giả”, Apple nên ngăn chặn các loại hình vi phạm này ở chuỗi cung ứng của họ với bất cứ giá nào.
Các dữ liệu mới mà Apple thu thập được trong 2018 cho thấy tình hình vẫn tiếp diễn, trong đó một nhà máy sản xuất Apple Watch của đối tác Quanta đã thuê 5.000 công nhân thời vụ để đưa tổng số nhân công của họ lên 18.000, tức là số nhân viên thời vụ chiếm tới 27% tổng nhân lực của công ty, vượt xa mức 10% mà luật pháp cho phép. Năm 2019, Apple thừa nhận số nhân công thời vụ tại Foxconn cũng đã vượt quá giới hạn 10%, mặc dù trước đó công ty này đã hứa hẹn sẽ không vi phạm nữa.
Một nhà cung cấp khác là Pegatron cũng có vi phạm tương tự khi thuê sinh viên làm lao động thời vụ và ngụy tạo hồ sơ lao động để qua mặt pháp luật. Dù Apple đã đưa công ty này vào diện “quản chế” cho đến khi vấn đề được giải quyết, nhưng vấn đề chưa được xử lý tận gốc và cách ứng xử với Pegatron chưa được áp dụng rộng rãi với các đối tác khác.
Video đang HOT
Không muốn trì hoãn ra mắt iPhone, Apple đã 'mắt nhắm mắt mở' cho phép các nhà cung cấp vi phạm luật lao động
Các cựu nhân viên nói rằng Apple đứng ngoài cuộc trong khi các nhà cung cấp vi phạm luật lao động ở Trung Quốc.
Mặc dù Apple là một trong những công ty đang tìm cách chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng các nhà cung cấp chính của hãng ở đó vẫn bị cáo buộc phớt lờ luật lao động của Trung Quốc nhằm bảo vệ tiến trình ra mắt các sản phẩm. Foxconn, Quanta và Pegatron đều được cho là đang làm điều này dù đối tác Apple hoàn toàn nắm rõ mọi vấn đề.
Theo The Information , Luật lao động năm 2014 của Trung Quốc đã quy định không quá 10% công nhân của một nhà máy có thể là nhân viên tạm thời. Bởi vì các nhân viên chính thức thường nhận được các lợi ích tốt hơn và cũng có các biện pháp bảo vệ về pháp lý.
Tuy nhiên, các nhà cung cấp lớn của Apple từ lâu đã hoạt động phụ thuộc vào việc thuê một lượng lớn công nhân tạm thời trong thời gian chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mới. Vào năm 2014, Apple đã khảo sát 362 nhà máy của các nhà cung cấp tại Trung Quốc và gần một nửa đang sử dụng hơn 10% nhân viên tạm thời.
Báo cáo cho biết chi tiết này đến từ một bài thuyết trình nội bộ của Apple, cộng với sự xác nhận của 4 nhân viên cũ của công ty quen thuộc với vấn đề này. Ba trong số bốn người đó làm việc trong nhóm phụ trách nhà cung cấp của Apple, nhằm đảm bảo họ tuân thủ pháp luật. Nguồn tin giấu tên thứ tư là một cựu quản lý của Apple.
Sự cần thiết của nhân viên tạm thời
Bài thuyết trình nội bộ đã báo cáo chi tiết về cách thức phát hành sản phẩm hàng năm của Apple và nó cần một lượng lớn nhân viên tạm thời mà các nhà máy của đối tác đang sử dụng khi họ tăng cường sản xuất. Những nhân viên này được gọi là "điều phối" vì họ được tuyển dụng bởi các cơ quan và sau đó được điều phối đến các nhà máy.
"Mô hình kinh doanh ngạc nhiên và thú vị của chúng ta đòi hỏi một lượng lao động khổng lồ chỉ trong một thời gian ngắn khi chúng tôi phát triển sản phẩm", bài thuyết trình nội bộ của Apple năm 2015 cho biết. "Chúng ta đang gây khó khăn cho các nhà cung cấp của mình trong việc tuân thủ luật lao động, vì việc điều động 10% nhân viên điều phối đơn giản là không đủ để đối phó với sự gia tăng đột biến về nhu cầu lao động mà chúng tôi yêu cầu trong quá trình tăng trưởng".
Bài thuyết trình này được cho là đã bao gồm việc Apple yêu cầu các nhà cung cấp đệ trình kế hoạch cắt giảm nhân sự tạm thời của họ. Tuy nhiên, một người sau đó khẳng định rằng họ đã đạt được rất ít kết quả.
Một bài thuyết trình nội bộ khác của Apple cho biết: "Nhiều bên không đạt được tiến bộ trong việc giảm lượng nhân viên điều phối mặc dù đã có kế hoạch cắt giảm được đệ trình vào năm 2015."
Được biết, số liệu năm 2015 cho thấy 81 trong số 184 nhà máy của các nhà cung cấp của Apple đã vượt quá giới hạn 10% công nhân tạm thời. Trong năm đó, Apple và các nhà cung cấp cần khoảng 1,5 triệu công nhân để sản xuất các thiết bị của mình. Điều này khiến công ty trở thành một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất ở Trung Quốc.
Theo The Information , đối tác Pegatron đã nói với Apple rằng họ không tin rằng luật lao động sẽ được thực thi đối với các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Apple được cho là đã quyết định bỏ qua vấn đề này
Dựa trên tình hình thực tế, nhiều người cho rằng Apple đã chọn cách ép các nhà cung cấp của mình chỉ giảm lao động tạm thời nếu chính quyền địa phương phản đối. Báo cáo của Infomation cho biết chi tiết này đến từ hai cựu nhân viên của Apple, những người có liên quan đến quyết định này và các bài thuyết trình nội bộ của Apple.
Được biết, nội dung bài thuyết trình đã khuyến nghị Apple áp dụng "một cách tiếp cận đa dạng dựa trên rủi ro và loại nhà cung cấp", vì điều này có nghĩa là "xác suất gián đoạn kinh doanh thấp hơn." Các nhà cung cấp đã nỗ lực tuân thủ, chẳng hạn như Pegatron đã cố gắng giảm lực lượng lao động tạm thời xuống dưới mức 10% tại nhà máy ở Thượng Hải trong nửa đầu năm 2016, mặc dù con số sau đó đã tăng trong phần còn lại của năm đó.
Số liệu năm 2017 cho biết 84% nhân viên mới được thuê tại nhà máy iPhone của Pegatron ở Côn Sơn là những công nhân điều phối này, hay 91% công nhân mới tại nhà máy Apple Watch của Quanta ở Thường Thục, Giang Tô. Tương tự, nhà máy Trịnh Châu của Foxconn có 330.000 công nhân, trong đó gần 150.000 công nhân tạm thời.
Không biết liệu các nhà chức trách Trung Quốc có thẩm vấn Apple hay các nhà cung cấp của hãng hay không. Tuy nhiên, Cơ quan Giám sát Lao động Trung Quốc của thành phố New York đã thường xuyên chỉ trích Apple về các điều kiện làm việc của công nhân. Bản tin Lao động Trung Quốc - một tổ chức phi chính phủ nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền của người lao động tại Trung Quốc - cũng đã đưa tin về tình hình này.
"Những ảnh hưởng đã thúc đẩy Apple tuân thủ các quy tắc, chứ không phải các vấn đề đạo đức", nhà nghiên cứu Aidan Chau của Bản tin Lao động Trung Quốc chia sẻ. "Miễn là công nhân không đình công hoặc tự tử, [Apple] sẽ không nghĩ đó là một vấn đề lớn."
Apple sau đó cũng đưa ra một tuyên bố đáp lại The Information , nói rằng hãng luôn tận tâm đối xử công bằng với tất cả những người làm việc cho mình.
"Quyền tại nơi làm việc là nhân quyền và quy tắc ứng xử của nhà cung cấp của chúng tôi là mạnh nhất trong ngành", Apple cho biết trong tuyên bố, "và nó áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người trong chuỗi cung ứng của chúng tôi."
"Đôi khi các nhà máy sử dụng lao động tạm thời và chúng tôi giám sát chặt chẽ việc này để đảm bảo tuân thủ quy tắc của chúng tôi", tuyên bố tiếp tục. "Khi chúng tôi tìm thấy các vấn đề, chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp về các kế hoạch hành động khắc phục."
Đối tác lớn nhất của Apple sắp mở thêm nhà máy ở Việt Nam? Đây được coi là động thái để Foxconn bớt phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc. Foxconn, đối tác lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple có kế hoạch đầu tư khoảng 270 triệu USD để mở rộng các nhà máy ở Việt Nam. Theo Nikkei , công ty này muốn tận dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế...