Apple bắt đầu thử nghiệm iPhone gập?
Một báo cáo mới đến từ tờ Economic Daily News cho biết quá trình thử nghiệm nguyên mẫu chiếc iPhone gập lại trong tương lai của Apple hiện đã bắt đầu.
Apple sẽ ra mắt iPhone gập lại đầu tiên của mình vào tháng 2.2023?
Theo PhoneArena, báo cáo cho biết Apple gần đây đã gửi các đơn vị nguyên mẫu iPhone gập lại cho đối tác lắp ráp Foxconn với mục đích phát hành phiên bản cuối cùng của thiết bị sớm nhất vào tháng 9.2022, có lẽ là cùng với dòng iPhone 14.
Các nguồn tin liên quan cho biết trọng tâm của quá trình thử nghiệm chính là màn hình gập lại. Apple đang đánh giá việc sử dụng công nghệ OLED hoặc microLED, cũng như đánh giá khả năng gập lại của chúng. Được biết, trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt, máy tính xách tay như MacBook Pro cần được đánh giá mở và đóng từ 20.000 đến 30.000 lần. Với iPhone gập lại, Apple đã yêu cầu Foxconn đánh giá mọi thứ trong hơn 100.000 bài kiểm tra đóng mở.
Apple đã chọn Samsung làm đối tác sản xuất chính cho tấm nền OLED trên iPhone gần đây và có vẻ như công ty Hàn Quốc vẫn được chọn để cung cấp tấm nền màn hình cho iPhone gập lại. Hiện vẫn chưa rõ liệu Apple có xem xét sử dụng thêm nguồn cung màn hình gập lại từ các nhà cung cấp khác hay không.
Video đang HOT
Thiết kế tổng thể của iPhone gập lại không được mô tả trong báo cáo nhưng nguồn rò rỉ Jon Prosser trước đây đã tiết lộ rằng các nguyên mẫu ban đầu cung cấp một phong cách thiết kế giống Surface Duo từ Microsoft với màn hình riêng biệt và phần tráng mỏng cho Face ID.
Động lực nào giúp Apple trở thành công ty 2 nghìn tỉ USD? Xin lỗi, không phải iPhone
iPhone có thể giúp Apple thành công ty 1 nghìn tỉ song một điều khác đã khiến Apple thành công ty 2 nghìn tỉ.
Apple vừa thành công ty đại chúng đầu tiên của Mỹ đạt được cột mốc giá trị vốn hoá 2 nghìn tỉ USD. Điều đáng nói là nhà sản xuất iPhone mới chỉ đạt được cột mốc 1 nghìn tỉ USD vốn hoá 2 năm trước đó.
Thành quả này của Apple là minh chứng cho thấy chiến lược nỗ lực trở thành một công ty không chỉ có iPhone mà còn có mảng dịch vụ giải trí số và dịch vụ tài chính đang mang về trái ngọt cho Apple - ngay cả khi nhiều công ty trên thế giới điêu đứng vì những ảnh hưởng của COVID-19.
Apple thời kì hậu Steve Jobs vẫn thăng hoa rực rỡ dù mức độ sáng tạo hay đột phá dường như chậm lại.
Mảng dịch vụ và thiết bị đeo của Apple đang phát triển nhanh một lần nữa cũng khẳng định yếu tố cốt lõi khiến Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới: lòng trung thành của người dùng.
Ví dụ, một nghiên cứu từ AlphaWise vào năm 2017 từng khẳng định rằng 92% người dùng iPhone được hỏi cho biết họ "có khả năng hoặc rất có thể" nâng cấp điện thoại trong 12 tháng tiếp theo sẽ vẫn sử dụng iPhone.
"Khi một người dùng mới bắt đầu dùng smartphone của Apple, họ có xu hướng sẽ gắn bó với Apple," Jeriel Ong, một nhà phân tích nghiên cứu tại Deutsche Bank, nói trong một bài phỏng vấn với Business Insider. "Apple là thương hiệu mang đến tính gắn bó cao hơn và nó vì thế có giá trị hơn."
Apple không phải ngựa một sừng
Sự gắn bó của người dùng Apple đang ngày càng quan trọng hơn trong vài năm rở lại đây khi Apple tìm kiếm tăng trưởng ở mảng thiết bị đeo và dịch vụ để bù lại cho doanh số iPhone chững lại.
Mảng dịch vụ của Apple (bao gồm một số dịch vụ như Apple TV , Apple News , Apple Arcade, Apple Care hay doanh thu từ App Store) là sản phẩm lớn thứ hai của Apple chỉ sau iPhone trong quý II năm nay. Mảng dịch vụ của Apple tăng trưởng 15% so với cùng kì năm ngoái và đạt đỉnh vào quý II vừa qua.
Kể từ khi ra mắt Apple Watch vào năm 2015 và AirPods vào năm 2016, Apple cũng trở thành công ty dẫn đầu mảng thiết bị đeo. IDC nói rằng Apple bán được nhiều thiết bị đeo hơn tất cả các đối thủ như Xiaomi, Samsung, Huawei hay Fitbit vào quý I/2020.
Hồi tháng 4 năm ngoái, Apple tự tin khẳng định chỉ riêng mảng thiết bị đeo của hãng này cũng đã lớn tương đương một công ty Fortune 200. Trong quý kinh doanh gần nhất, phân khúc thiết bị đeo, thiết bị nhà ở và phụ kiện mang về 6,4 tỉ USD doanh thu, tăng lên từ 5,5 tỉ USD của cùng kì năm ngoái.
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mảng kinh doanh thiết bị đeo không tồn tại trong danh mục của Apple 5 năm trước. Rõ ràng, Apple đang tạo niềm tin trong giới đầu tư rằng họ không quá phụ thuộc vào iPhone.
Bên cạnh đó, việc có thêm các thiết bị đeo mới cũng khiến Apple buộc chặt người dùng hơn vào hệ sinh thái của chính mình - khiến người dùng khó chuyển từ iPhone sang điện thoại Android hơn, Business Insider nhận định.
Một "siêu chu kì" nâng cấp 5G đang đến
Apple được kì vọng sẽ ra mắt chiếc iPhone 5G đầu tiên rong năm 2020. Đây chính là yếu tố khiến nhiều người dự đoán doanh số iPhone sẽ bật tăng trở lại sau vài quá đi xuống.
Daniel Ives, một nhà phân tích của Wedbush Securities, gọi iPhone 5G là cơ hội "10 năm có 1" dành cho Apple. Đó là bởi vì việc có thêm 5G cùng với những nâng cấp khác sẽ khiến nhiều người dùng iPhone hiện tại muốn nâng cấp lên một dòng máy mới. Nhà phân tích của Wedbush Securities thậm chí còn dự đoán rằng 350 triệu chiếc iPhone trên thế giới đang nằm trong chu kì nâng cấp. "Những lực đẩy này sẽ tạo ra một chu kì siêu nâng cấp", Ives nói với Business Insider.
Apple có thể sẽ sản xuất iPhone 12 tại Ấn Độ Apple cũng sẽ sản xuất iPhone SE 2020 tại Ấn Độ. Đối tác chuỗi cung ứng của Apple là Wistron, được báo cáo là đang có một đợt tuyển dụng lớn tại Ấn Độ để chuẩn bị cho việc sản xuất iPhone 12. Wistron có thể sẽ tuyển dụng 10.000 công nhân làm việc tại nhà máy Narasapura ở Bengaluru. Quá trình sản...