Apple âm thầm thay đổi thiết kế MacBook Pro để sửa lỗi đèn nền màn hình: linh kiện giá 6 đô, sửa hết 700 đô
Vụ việc này được mọi người gọi là ‘ Flexgate’, ám chỉ việc dây nối màn hình bị bẻ gập gây ra hiện tượng hỏng đèn nền.
Khoảng 1 tháng trước, nhiều người dùng MacBook Pro đã phàn nàn về một lỗi mới của máy, khi đèn nền màn hình của máy bỗng chỗ sáng chỗ tối, có người lại gọi là ‘hiện tượng đèn sân khấu’ và sau khi mở quá 90 độ thì ngừng hoạt động hoàn toàn!
Sau khi mở một chiếc máy bị lỗi, trang chuyên sửa chữa thiết bị điện tử iFixit đã tìm ra nguyên nhân của sự việc: phiên bản MacBook Pro 2018 có sợi dây kết nối màn hình ngắn hơn 2mm so với các phiên bản trước đó, nên bị cọ vào phần bảng điều khiển dẫn tới bị đứt sau một thời gian sử dụng.
Sợi dây này được hàn chết vào màn hình (các laptop khác đều có dây có thể tháo rời), nên nếu người dùng muốn sửa máy thì phải thay cả cụm màn hình, tốn 700 USD thay vì chỉ thay 1 sợi dây ngắn giá 6 USD! Giống như những lần dính scandal khác, Apple đã không xác nhận lỗi mà đã âm thầm thay đổi thiết kế của máy để giải quyết vấn đề. Trong các bản MacBook Pro mới được ra bán ra, sợi dây kết nối màn hình đã được làm dài thêm 2mm để tránh cọ vào các thành phần khác.
Video đang HOT
Sợi dây kết nối mới (bên trái) đã được làm dài hơn 2mm
Điểm khó hiểu là hãng vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế dây hàn cứng, chứ không chuyển về dùng dây tháo rời, nên nếu người dùng tiếp tục gặp lỗi thì vẫn sẽ phải thay toàn bộ cụm màn hình. Những đợt hàng này mới chỉ đến tay người dùng, nên ta cũng khó có thể nói được phương pháp sửa lỗi của Apple có hiệu quả không. Hãng cũng không đưa ra thông báo chính thức về việc kéo dài bảo hành cho các dòng máy đã bị lỗi trước đó.
Theo Genk
Đã 2 năm trôi qua và Touch Bar trên MacBook Pro vẫn vô dụng
Năm 2016 mình từng viết bài Mình mua MacBook Pro mới không phải vì Touch Bar, nhưng lúc đó cũng còn hơi nghi nghi về việc Touch Bar chưa được nhiều app hỗ trợ. Và hiện nay, đã 2 năm trôi qua, nhiều app đã tương thích với Touch Bar, nhưng công dụng của linh kiện này vẫn chưa rõ ràng mặc dù những thứ khác của MacBook Pro vẫn rất tuyệt vời.
Mình hầu như không xài Touch Bar làm gì cả, trừ những thứ mà Apple bắt buộc mình phải chỉnh trên Touch Bar như độ sáng màn hình, nút play / pause nhạc, tăng giảm âm lượng hoặc mute nhanh loa ngoài. Từ năm 2015 về trước những nút này nằm ở hàng phím Fn vật lý, từ 2016 trở đi thì chúng chỉ hiện diện trên Touch Bar mà thôi.
Vấn đề của Touch Bar đó là nó không thể thay thế được cho các phím tắt trên bàn phím. Nếu bạn cần chỉnh sửa, format văn bản, những phím tắt kiểu như Command B để bold, Command I để in nghiêng, hoặc canh trái, canh phải đều có hàng để chơi. Khi bạn đang gõ bàn phím, việc phải với tay lên Touch Bar để chạm thậm chí còn làm chậm quá trình sử dụng máy so với khi sử dụng phím tắt.
Đó là chưa kể theo thói quen thì lúc nào các ngón tay của chúng ta cũng sẵn sàng đặt lên bàn phím chứ không phải đặt lên Touch Bar.
Một vấn đề lớn nữa của Touch Bar nằm ở chính sự linh hoạt của nó. Mỗi app sẽ có một cách hiển thị icon khác nhau, thậm chí trong cùng app mà tình huống khác nhau thì icon chức năng hiển thị lên Touch Bar cũng khác nhau. Điều này khiến bạn cực kì khó nhớ vị trí của từng nút, mà một khi đã khó nhớ rồi thì lần nào xài cũng phải cuối đầu nhìn xuống để không chạm nhầm.
Trong khi đó, nếu bạn xài phím tắt, gần như bạn không bao giờ phải cuối đầu xuống cả, mắt vẫn giữ thẳng vào màn hình. Kể cả việc mute / unmute âm thanh, chỉnh âm lượng, chỉnh bài nhạc... bằng phím cứng vẫn mang lại cho bạn sự tự tin cao hơn và dễ ghi nhớ vị trí nhấn hơn so với khi sử dụng Touch Bar.Năm 2016 mình từng viết bài Mình mua MacBook Pro mới không phải vì Touch Bar, nhưng lúc đó cũng còn hơi nghi nghi về việc Touch Bar chưa được nhiều app hỗ trợ. Và hiện nay, đã 2 năm trôi qua, nhiều app đã tương thích với Touch Bar, nhưng công dụng của linh kiện này vẫn chưa rõ ràng mặc dù những thứ khác của MacBook Pro vẫn rất tuyệt vời.
Mình hầu như không xài Touch Bar làm gì cả, trừ những thứ mà Apple bắt buộc mình phải chỉnh trên Touch Bar như độ sáng màn hình, nút play / pause nhạc, tăng giảm âm lượng hoặc mute nhanh loa ngoài. Từ năm 2015 về trước những nút này nằm ở hàng phím Fn vật lý, từ 2016 trở đi thì chúng chỉ hiện diện trên Touch Bar mà thôi.
Vấn đề của Touch Bar đó là nó không thể thay thế được cho các phím tắt trên bàn phím. Nếu bạn cần chỉnh sửa, format văn bản, những phím tắt kiểu như Command B để bold, Command I để in nghiêng, hoặc canh trái, canh phải đều có hàng để chơi. Khi bạn đang gõ bàn phím, việc phải với tay lên Touch Bar để chạm thậm chí còn làm chậm quá trình sử dụng máy so với khi sử dụng phím tắt.
Đó là chưa kể theo thói quen thì lúc nào các ngón tay của chúng ta cũng sẵn sàng đặt lên bàn phím chứ không phải đặt lên Touch Bar.
Một vấn đề lớn nữa của Touch Bar nằm ở chính sự linh hoạt của nó. Mỗi app sẽ có một cách hiển thị icon khác nhau, thậm chí trong cùng app mà tình huống khác nhau thì icon chức năng hiển thị lên Touch Bar cũng khác nhau. Điều này khiến bạn cực kì khó nhớ vị trí của từng nút, mà một khi đã khó nhớ rồi thì lần nào xài cũng phải cuối đầu nhìn xuống để không chạm nhầm.
Trong khi đó, nếu bạn xài phím tắt, gần như bạn không bao giờ phải cuối đầu xuống cả, mắt vẫn giữ thẳng vào màn hình. Kể cả việc mute / unmute âm thanh, chỉnh âm lượng, chỉnh bài nhạc... bằng phím cứng vẫn mang lại cho bạn sự tự tin cao hơn và dễ ghi nhớ vị trí nhấn hơn so với khi sử dụng Touch Bar.
Vẫn chưa rõ quyết định của Apple khi bỏ phím cứng để dùng Touch Bar là gì, ý đồ của hãng ra sao. Hồi xưa mình từng nghĩ rằng Touch Bar sẽ giúp cho những người mới tiếp cận với một phần mềm nào đó học shortcut nhanh hơn nhưng bản thân mình đã từng thử nghiệm thì thấy không phải thế. Thậm chí việc bạn click lên một cái nút trên màn hình đôi khi còn nhanh hơn cả việc mò nút trên Touch Bar nữa.
Cái trớ trêu của MacBook có Touch Bar đó là nó ngon không phải vì Touch Bar, mà vì cảm biến vân tay Touch ID. Cảm biến này khiến việc unlock máy trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, chỉ việc chạm nhẹ vào là xong. Độ nhạy của nó tương đương với cảm biến Touch ID trên iPhone 7, 7 Plus nên rất ổn. Gần như mình không còn phải nhập password cho việc unlock màn hình trừ khi mình gập máy để xuất hình ảnh ra màn hình ngoài.
Liệu có khả năng Apple quay trở lại dùng hàng phím Fn cho các đời MacBook sau hay không? Cũng có thể, nhưng mình nghĩ xác suất chuyện đó xảy ra không cao vì việc bỏ tính năng này chẳng khác nào thừa nhận sự thất bại của Touch Bar. Ít nhất là trong 1-2 năm nữa khi MacBook Pro chưa đổi thiết kế thì Touch Bar vẫn sẽ còn đó, và bạn vẫn sẽ phải trả tiền cho linh kiện này nếu muốn mua MacBook Pro cấu hình cao (chỉ có 1 dòng MacBook Pro 13" cấu hình cơ bản là không sở hữu Touch Bar mà thôi).
Theo Tinh Te
Apple đã lặng lẽ sửa lỗi 'flexgate' trên Macbook Pro 2018 Mới đây, iFixit cho rằng dường như Apple đã lặng lẽ sửa lỗi 'flexgate' gặp phải trên một số trên Macbook 2018. Flexgate là tên một sự cố ánh sáng trên màn hình xuất hiện ở số ít Macbook Pro 2018. Các máy bị ảnh hưởng có thể thấy ánh sáng hiển thị không đồng đều ở viền cạnh dưới trông giống như...