App vay tiền Trung Quốc dạt sang Việt Nam: Đang thoát xác?
Các ứng dụng vay tiền ở Việt Nam đều có mức lãi suất từ 1.000 – 2.000%, khi bị tố cáo thì đồng loạt thay đổi tên miền.
Thời gian gần đây, nhiều người vay tiền thông qua các ứng dụng trên địa thoại, internet lâm vào tình trạng không thể trả vì số tiền vay bị đội lên quá nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.
Một phụ nữ 37 tuổi ở Tây Ninh thực hiện vay 2 triệu đồng thông qua ứng dụng One Click Money với thời hạn vay 14 ngày, mức lãi suất phải trả là 44%.
Tuy nhiên, đến thời hạn trả tiền, người phụ nữ này vẫn không xoay sở kịp nên đành phải tìm đến một ứng dụng vay tiền khác để vay trả.
Do phải vay app sau trả tiền app trước, chỉ sau 3 tháng, người phụ nữ này phải ôm số nợ lên tới 20 triệu đồng. Đến sau Tết Nguyên đán 2020, số tiền mà người phụ nữ này tiếp tục tăng lên thành 54 triệu đồng.
Nhiều ứng dụng vay tiền qua điện thoại đang khiến người dân khủng hoảng.
Chị T.T. (25 tuổi), nhân viên một công ty du lịch, cho biết vì cần tiền đóng học phí cho em trai nên đã tìm đến app Idong vay 4,2 triệu đồng, nhưng thực nhận chỉ 3,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Chưa kịp trả hết nợ thì dịch bệnh xảy ra, công ty du lịch phá sản, chị thất nghiệp 3 tháng nên không có tiền trả nợ vay. Đến lúc đó, chị T. mới “ngấm đòn” khi liên tục bị “khủng bố”. Từ ông bà, cha mẹ đến những người thân có tên trong danh bạ đều bị gọi điện đe dọa.
Hiện ở Việt Nam có gần 20 app thực hiện cho vay tiền thông qua thao tác trên điện thoại như One Click Money, Cash VN, Uvay, Vaydong, Zvay, F-458, M88, Myway, Tien nhanh…
Khi bị người vay tố cáo khoản vay với mức lãi suất cao, nhiều app đã thay đổi tên miền khiến người dùng không thể truy cập được.
Anh N.V.T (28 tuổi, ngụ Q. 2, TP. HCM) là một “con nợ” của app Vtien. Sáng 30.5 anh T vào trang web để kiểm tra khoản nợ của mình tăng lên trong ngày là bao nhiêu, thì bất ngờ nhận được thông báo tạm dừng hoạt động.
Các app khác như Doctor app, vdong, openvay, tiennhanh, vietdong, movay, vaymoney,… cũng đột ngột dừng hoạt động hoặc ngưng giải ngân khoản vay mới từ ngày 29/5.
Trong khi đó, nhiều app vay tiền khác thì thay đổi tên miền để hoạt động. Điển hình như: Webapp.Facevay.com đổi tên thành favy; Webapp.Skyvayer.com đổi tên NowCWebapp; Vinvay.com đổi tên Vnvy; Webapp.Andvay.com đổi tên AndWear; Webapp.Tubevay.com đổi tên Tubwe; Webapp.Weiyivay.com đổi tên WingLoan.
Những web cho vay này ngoài việc đổi tên mới, còn thuê tên miền mới với đuôi .vn.
Thông tin từ cơ quan công an cho biết nhiều app cho vay này do người Trung Quốc cầm đầu, dạt qua Việt Nam sau khi Trung Quốc siết chặt quản lý. Theo tìm hiểu, có khoảng 60-70 doanh nghiệp của Trung Quốc vào Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền online thông qua các app với lãi suất “cắt cổ”.
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho hoạt động cho vay ngang hàng, vay qua app, do vậy đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các ứng dụng này tung hoành trong suốt thời gian qua.
“Cần sớm ban hành hành lang pháp lý cho hoạt động này. Có thể chấp nhận trong giai đoạn đầu chưa bao quát hết nhưng có thể vừa làm vừa sửa, tránh để cho hoạt động này ở ngoài vòng pháp luật” – ông Đức kiến nghị.
Bộ Công Thương cảnh báo bẫy cho vay trực tuyến bùng phát trong mùa dịch Covid-19
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cục có tiếp nhận nhận một số phản ánh, khiếu nại của người dân đến liên quan đến hoạt động cho vay trực tuyến.
Qua quá trình xác minh thông tin, Cục Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý và khuyến cáo người dân không vay tiền trực tuyến của các tổ chức, cá nhân không giới thiệu rõ chức năng của đơn vị là công ty tài chính, ngân hàng hoặc là đơn vị có chức năng tư vấn, kết nối giữa người đi vay và người cho vay; không nêu rõ thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại hoặc có nhưng địa chỉ, thông tin liên hệ ở nước ngoài; không công bố biểu phí hoặc làm rõ các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch; không gửi trước mẫu hợp đồng vay tiền và các nội dung chi tiết để người vay tìm hiểu trước khi giao dịch.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 còn tiếp diễn, người dân gặp khó khăn về tài chính, không bảo đảm khả năng trả nợ nên chủ động tìm đến các đơn vị liên quan để được gia hạn nợ, tránh tình trạng trả nợ quá hạn dài ngày, phát sinh các khoản tiền phạt và các trách nhiệm pháp lý liên quan.
Báo Người Lao Động từng nhiều lần phản ánh tình trạng tín dụng đen đội lốt cho vay trực tuyến giăng bẫy khắp nơi. Ảnh: Hoàng Triều
Thực tế, Báo Người Lao Động từng nhiều lần phản ánh về tình trạng cho vay trực tuyến hay cho vay qua ứng dụng điện thoại (app) xuất hiện khá nhiều vài năm gần đây nhưng chưa được cấp phép hoặc quản lý. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, kinh doanh của người dân, các dịch vụ "chui" này có dấu hiệu bùng phát mạnh hơn. Người dân thường xuyên nhận được những lời chào mời, giới thiệu vay tiền hấp dẫn nhưng kèm theo đó là hàng loạt điều kiện ngặt nghèo, lãi suất cao chót vót mà ít ai nhận ra được.
Ông Nguyễn Vạn Thọ (quận Tận Bình, TP HCM ) - từng nhiều lần vay tiền qua mạng, cho biết bên cho vay thường liên lạc bằng điện thoại để xác nhận khoản vay, địa chỉ, danh tính của người vay; hướng dẫn khách đến các đại điểm do bên cho vay chỉ định để trả nợ... Thế nhưng, khi người vay gọi lại các số điện thoại đó thì không liên lạc được. Thậm chí có khi bên cho vay cung cấp cho người vay danh tính, địa chỉ đơn vị giải ngân nhưng trên thực tế không có thật hoặc nếu có thì đơn vị đó chỉ là một tiệm cầm đồ.
Mới đây, cơ quan công an vừa triệt phá một đường dây cho vay thông qua các ứng dụng các ứng dụng trên điện thoại như "Vaytocdo", "Moreloan" và "VD online", lãi suất lên đến 1.095%/năm. Đường dây cho vay nặng lãi này do một số đối tượng người Trung Quốc thiết lập với khoảng 40 nhân viên người Việt Nam có nhiệm vụ xét duyệt, thẩm định cho vay và đòi nợ hơn 60.000 người vay trải dài khắp 60 tỉnh, thành phố.
Các đối tượng này lợi dụng ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người mất việc làm nên có nhu cầu tài chính để chi tiêu hoặc thanh toán nợ nần nhưng không đủ điều kiện để vay tiền từ ngân hàng, công ty tài chính. Từ đó, họ tìm đến vay trực tuyến vì điều kiện được vay hết sức đơn giản, chấp nhận lãi suất cao ngất ngưỡng.
Thy Thơ
Cẩn trọng với "tín dụng đen" bùng phát trong mùa dịch Trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh, tín dụng đen đã bùng phát mạnh, để lại nhiều hệ lụy khó lường, người dân cần cẩn trọng. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy khác của xã hội như: sản xuất, kinh doanh, buôn bán ngưng trệ; Nhiều người bị thất nghiệp, mất việc, giảm...