App diệt virus dùng máy tính để đào coin
Norton hứa hẹn chia phần cho người dùng khi đào coin bằng phần mềm chống virus của họ. Tuy nhiên, thực tế không lạc quan như vậy.
Norton 360, phần mềm bảo mật của công ty Norton bị phản đối vì tính năng đào coin ẩn. Gần đây, nhiều trang web về bảo mật như Krebs on Security hay PC Mag đã lên tiếng cảnh báo người dùng về tình trạng bị lạm dụng phần cứng máy tính.
Theo những bài cảnh báo, tính năng Norton Crypto sẽ tự động bật lên khi người dùng cài ứng dụng Norton 360. Phần mềm sẽ sử dụng phần cứng máy tính để “đào” Ethereum, sau đó Norton sẽ lấy 15% từ số tiền mã hóa người dùng thu được.
Bảng quảng cáo tính năng đào coin trong phần mềm Norton 360.
Thực tế là Norton đã công bố tính năng này từ giữa năm 2021. Tuy nhiên, chức năng đào coin ban đầu chỉ giới hạn cho một số nhỏ người dùng, và gần đây mới mở rộng ra toàn bộ khách hàng của Norton 360.
Theo The Verge, chức năng đào coin được Norton để trong file thực thi có tên NCrypt.exe. Tuy nhiên, đúng như những gì Norton công bố, file này không tự động được kích hoạt ngay sau khi cài đặt phần mềm. Chỉ khi người dùng tự tìm vào phần cài đặt và mở, tính năng mới bật lên.
Tuy hãng không thông báo trong quá trình cài đặt, tính năng đào coin không chạy ngầm và làm chậm máy, vẫn cần sự cho phép của người dùng. Nếu muốn, người dùng cũng có thể tự tìm file NCrypt.exe và xóa đi sau khi tạm tắt tính năng bảo vệ thời gian thực của app Norton 360.
Dù vậy, những khẳng định của Norton không phải hoàn toàn đúng sự thật. Trong giao diện phần mềm, hãng này để một ô quảng cáo lớn có nội dung “chuyển thời gian chờ của máy tính thành tiền”. Khi bấm vào đó, người dùng được đưa tới trang thông tin về tính năng đào coin.
Thay vì đào riêng lẻ, người dùng đồng ý sẽ được tham gia vào nhóm đào chung (pool) do Norton kết nối và quản lý. App dùng GPU của máy tính để đào Ethereum, và mỗi khi thu nhập đạt một mức nhất định, người dùng có thể rút ra ví trên Coinbase. Norton cũng cho biết họ lấy 15% doanh thu tiền mã hóa của người dùng.
Video đang HOT
Lượng tiền mã hóa thu về từ app Norton không đáng kể, có khi chỉ ngang bằng tiền điện.
Tác giả Mitchell Clark của The Verge nhận định đây là mức cắt lợi nhuận rất cao. Những nhóm đào chung thường thu từ 1-2% doanh thu của những người tham gia, thấp hơn hẳn so với Norton. Đó là chưa kể người dùng đã mất số tiền ban đầu để mua gói Norton 360, chứ không tham gia dễ dàng như các pool.
Việc đào coin bằng app Norton cũng không đem lại lợi nhuận đáng kể. Theo thử nghiệm của The Verge, sau khi để máy đào đủ để nhận thưởng, số Ethereum họ nhận lại có giá 0,66 USD. Tuy nhiên, tiền điện mà chiếc máy tính dùng trong khoảng thời gian đó cũng là 0,66 USD, tức là người chủ máy tính chẳng được đồng nào, còn Norton vẫn thu được phí.
Việc rút tiền ra phí Coinbase cũng khá tốn kém. Mức phí gas cao của mạng Ethereum khiến người dùng phải tích một số tiền đủ lớn nếu không muốn phí gas còn cao hơn lượng tiền chuyển đi. Đó là lý do nhiều người dùng Norton Crypto than phiên trên diễn đàn của công ty này về việc khó rút tiền.
Làm sao để máy tính không bị biến thành cỗ máy 'đào coin'?
Khi xâm nhập thành công vào hệ điều hành Windows, những virus 'Bitcoin Miner' sẽ biến máy tính của bạn thành một cỗ máy đào tiền ảo.
Vậy Bitcoin Miner và hành vi cryptojacking là gì, đâu là những hệ lụy và cách phòng tránh, loại bỏ các loại virus nguy hiểm này?
Virus "Bitcoin Miner" sẽ biến máy tính người dùng thành một cỗ máy đào tiền ảo
Bitcoin Miner và các phi vụ cryptojacking
Để khai thác các đồng tiền mã hóa, "thợ đào coin" cần phải giải quyết các phép toán với độ phức tạp rất cao, đòi hỏi sử dụng những cỗ máy đào với cấu hình CPU và GPU khủng hoạt động với công suất cao nhất có thể.
Phí duy tu, thay thế dàn siêu máy tính và tiền điện để duy trì hoạt động khai thác là rất cao. Chính vì vậy, nhiều "thợ đào coin"đã nghĩ đến các giải pháp sử dụng máy tính của người dùng phổ thông. Bên cạnh các hình thức win-win như trả phí sử dụng máy tính (khai thác trực tiếp) hay cung cấp giải pháp khai thác tiền ảo để hưởng hoa hồng và thu phí như Norton Crypto, một số kẻ xấu sẽ thực hiện hành vi cryptojacking.
Hiểu nôm na, cryptojacking là hành vi tấn công mà những kẻ tấn công sẽ chạy một phần mềm đào tiền điện tử trên phần cứng mà không có sự cho phép của người dùng. Các loại malware (phần mềm độc hại) được dùng để thực hiện hành vi này được gọi chung là "Bitcoin Miner" - theo tên của đồng coin.
Theo báo cáo nửa đầu năm 2021 của Kaspersky Lab, các trường hợp cryptojacking gia tăng một cách đột biến trong quý đầu tiên. Theo đó, đã có đến 432.171 người dùng đã gặp phải "thợ đào" trái phép trên thiết bị của họ trong quý 1.
Bitcoin Miner thâm nhập máy tính như thế nào?
Theo tài liệu Microsoft đăng tải, Bitcoin Miner có thể thâm nhập thông qua:
Các tập tin có chứa mã độc được đính kèm vào email.Các trang web lợi dụng lỗ hổng trên trình duyệt web hoặc các phần mềm giao tiếp với internet khác.Các trang web tận dụng sức mạnh xử lý của máy tính bằng cách chạy các tập lệnh khi người dùng truy cập vào nó.
Ngoài ra, loại malware này còn có thể được tích hợp sẵn trong các ứng dụng rác, ứng dụng lậu vi phạm bản quyền (thường là nằm ở trong các tập tin "thuốc chữa" bản quyền).
Khi thâm nhập thành công, Bitcoin Miner sẽ âm thầm thực hiện cryptojacking trên chiếc máy tính đó.
Hoạt động tinh vi của các Bitcoin Miner
Đăng tải bởi CoinsCapture trên diễn đàn Pinterest, Bitcoin Miner thực hiện hành vi cryptojacking, máy tính sẽ xuất hiện các tình trạng như hiệu suất sụt giảm, máy tính sập nguồn không rõ nguyên nhân hoặc nhiệt độ tăng cao nhanh chóng.
Các vấn đề thường gặp khi máy tính bị "cryptojacking"
Thông thường, khi những triệu chứng trên xuất hiện thì phản xạ của người dùng là bật Task Manager (Trình Quản lý tác vụ) lên và kiểm tra. Ấy thế nhưng các loại Bitcoin Miner tinh vi ngày nay sẽ có cơ chế "ẩn mình" - sẽ tạm dừng hoạt động khi người dùng mở Task Manager. Chính vì vậy, rất khó để phát hiện các loại malware này theo những cách mà chúng ta đã dùng trong 2-3 năm trước.
Và những thiệt hại không chỉ dừng ở hiệu suất
Điều chắc chắn, dễ thấy nhất của hành vi cryptojacking là làm chúng ta cảm thấy khó chịu khi hiệu suất máy bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, các hệ lụy còn nguy hiểm hơn cả như vậy.
Đầu tiên, việc hoạt động ở công suất tối đa liên tục sẽ làm các linh kiện của thiết bị - đặc biệt là CPU, GPU, pin và quạt tản nhiệt bị hao mòn một cách nhanh chóng. Thông thường, các thiết bị victim (nạn nhân) được nhắm đến có mức cấu hình cao, do đó kinh phí sửa chữa là một con số không nhỏ.
Ngoài ra, việc máy tính hoạt động công suất cao sẽ phát sinh rất nhiều điện năng, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng một cách chóng mặt. Trong tình huống xấu nhất, máy tính có thể phát cháy và gây hỏa hoạn.
Một số khuyến cáo phòng tránh cryptojacking
Tổng hợp khuyến cáo từ Kaspersky, McAfee và một số chuyên trang bảo mật khác, dưới đây là một số khuyến cáo để tránh trở thành nạn nhân của các hành vi cryptojacking:
Không mở các email bị đánh dấu là spam, đặc biệt là các tập tin được đính kèm trong đó, trừ khi bạn chắc chắn rằng nguồn gửi an toàn.Luôn tải về phần mềm từ nguồn chính thống, rõ ràng; không tải các phần mềm re-upload hoặc phần mềm lậu, vi phạm bản quyền.Hạn chế click vào quảng cáo dạng nổi lên (pop-up) trên các trang web không uy tín.Sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền, đáng tin cậy và luôn bật chế độ phòng chống chủ động theo thời gian thực (real-time protection).Nếu không có điều kiện mua các phần mềm diệt virus hàng đầu, có thể sử dụng Microsoft Defender (trước đây là Windows Defender) - phần mềm diệt virus mặc định của Windows.
Windows Defender là một trong những phần mềm diệt virus tốt nhất năm 2021 Viện Nghiên cứu bảo mật CNTT có trụ sở tại Đức, AV-TEST, đã phát hành báo cáo đánh giá các chương trình chống virus máy tính tốt nhất vào tháng 10.2021 cho người dùng Windows 10 gia đình. Theo Neowin, AV-TEST đã xem xét 21 chương trình chống phần mềm độc hại khác nhau từ nhiều công ty, bao gồm cả Windows Defender...