APICTA 2019 là cơ hội tốt để Việt Nam giới thiệu năng lực CNTT
Ông Lữ Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng APICTA 2019 đánh giá đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam giới thiệu năng lực và thành tựu về CNTT tới bạn bè quốc tế.
Năm 2019, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Giải thưởng APICTA tại Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm chính về công tác tổ chức sự kiện này.
Vừa qua, đoàn Lãnh đạo cấp cao APICTA đã đến Việt Nam kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị của nước chủ nhà. Đoàn gồm 23 đại biểu từ 14 quốc gia và nền kinh tế thành viên APICTA. Về phía Việt Nam, ông Lữ Thành Long – Phó chủ tịch VINASA, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng APICTA 2019 đã tham dự buổi làm việc.
Giải thưởng APICTA là giải thưởng quốc tế do Liên minh các tổ chức CNTT khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APICTA) tổ chức, nhằm ghi nhận những sản phẩm, giải pháp phần mềm, CNTT, dự án khởi nghiệp… xuất sắc của các quốc gia/nền kinh tế thành viên, hỗ trợ phát triển kinh doanh trong khu vực và quốc tế. Giải thưởng được coi là Giải OSCAR về CNTT khu vực Châu Á Thái Bình dương và được tổ chức hàng năm và luân phiên tại các quốc gia thành viên của APICTA. Năm 2018, ViettelPay của Viettel – sản phẩm đạt danh hiệu Sao Khuê 2018 đã xuất sắc vượt qua các sản phẩm, giải pháp của các nước tiên tiến khác giành Cúp chiến thắng (Winner) tại hạng mục Business – Finance and Marketing, tự hào đưa Việt Nam ghi dấu ấn trên bản đồ Công nghệ châu lục.
Giải thưởng APICTA 2019 sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long (Tỉnh Quảng Ninh) từ ngày 18 – 22/11. Chương trình dự kiến sẽ có sự tham gia của 1.000 đại biểu từ các doanh nghiệp, tổ chức có đề cử tham gia Giải thưởng từ 16 quốc gia/nền kinh tế thành viên của APICTA. Đây là cơ hội để Việt Nam giới thiệu về đất nước, con người và sự phát triển của ngành CNTT nước nhà, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức trong nước gặp gỡ, kết nối với các đối tác quốc tế, mở thêm cơ hội cho các sản phẩm, giải pháp phần mềm trong nước có cơ hội tranh tài và ghi danh trong đấu trường khu vực.
Giải thưởng APICTA sẽ được trao cho các đề cử xuất sắc thuộc 5 lĩnh vực chính (Consumer; Inclusions and Community Services; Industrial; Business Services và Public Sector and Government), 2 lĩnh vực bổ sung (R&D và Startups) và 3 lĩnh vực công nghệ (Big data analytics, IoT và AI). Giải thưởng gồm 3 hoạt động: lựa chọn đề cử xuất sắc từ các quốc gia thành viên, nộp hồ sơ trực tuyến và tham gia thuyết trình trực tiếp trước hội đồng đánh giá quốc tế.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, VINASA đã chính thức thông báo và mời các doanh nghiệp của Việt Nam có sản phẩm, giải pháp, ứng dụng xuất sắc đăng ký tham gia Giải thưởng. Thời hạn nộp hồ sơ đề cử cho vòng lựa chọn đề cử của Việt Nam là ngày 7/9, ngày 15/9 sẽ công bố các đề cử của Việt Nam được lựa chọn tham gia Giải thưởng APICTA 2019. Hồ sơ chính thức tham gia Giải thưởng APICTA sẽ được hoàn thiện và nộp trực tuyến muộn nhất là ngày 30/9. Vòng thuyết trình, bảo vệ trực tiếp trước Hội đồng Giám khảo quốc tế sẽ được tổ chức trong hai ngày 20-21/11/2019. Hội đồng Giám khảo là những chuyên gia được lựa chọn và đề cử từ các quốc gia thành viên APICTA. Tối đa sẽ có 96 giám khảo, mỗi nền kinh tế được đề cử 06 giám khảo. Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Giải thưởng APICTA 2019 là ông Lữ Thành Long, Chủ tịch Công ty Cổ phần MISA. Lễ trao giải thưởng được long trọng tổ chức vào ngày 22/11/2019 tại tp. Hạ Long.
Trong khuôn khổ Giải thưởng APICTA 2019, UBND tỉnh Quảng Ninh và VINASA sẽ tổ chức 02 hội nghị quan trọng: Hội nghị Quốc tế về Chuyển đổi số và Thành phố thông minh tổ chức ngày 20/11/2019, dự kiến thu hút 400-500 đại biểu, nhằm giới thiệu hoạt động chuyển đổi số, chính quyền điện tử, kế hoạch phát triển Smart City và nhu cầu ứng dụng CNTT của tỉnh Quảng Ninh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế để tìm kiếm các giải pháp, dịch vụ hiệu quả cho Tỉnh; Bên lề Giải thưởng còn có rất nhiều hoạt động hấp dẫn như: Triển lãm, giao thương giữa các doanh nghiệp CNTT trong nước và quốc tế, Đêm văn hóa Việt Nam, và các chương trình du lịch Quảng Ninh.
Ông Jit Singh Santok Singh, Nhà sáng lập, Chủ tịch APICTA cho biết: Ông và đoàn lãnh đạo APICTA đã khảo sát và lắng nghe kế hoạch tổ chức. Ông đánh giá rất cao sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của Ban Tổ chức cho Giải thưởng danh giá này. Việc UBND tỉnh Quảng Ninh hết sức ủng hộ và đăng cai tổ chức chương trình, cộng thêm với những điều kiện hết sức tuyệt vời về vị trí, điều kiện tự nhiên và con người Việt Nam, chúng tổi tin chắn APICTA lần thứ 19 sẽ là sự kiện tầm cỡ Châu lục, một dấu ấn của APICTA”.
Ông Lữ Thành Long – Phó chủ tịch VINASA, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng APICTA 2019 chia sẻ: “Với vai trò là nước chủ nhà, Giải thưởng APICTA 2019 là cơ hội rất tốt để Việt Nam giới thiệu năng lực và thành tựu về CNTT tới bạn bè quốc tế, các sản phẩm, giải pháp, ứng dụng CNTT xuất sắc của Việt Nam có dịp cọ sát, thi đấu cùng các giải pháp xuất sắc của các doanh nghiệp trong khu vực. Tôi hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam của chúng ta sẽ tận dụng tốt cơ hội này để khẳng định mình trên trường quốc tế”.
Giải thưởng APICTA 2019 – sự kiện giải thưởng lớn và quan trọng nhất của lĩnh vực CNTT khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 năm nay.
Theo VTV
Sếp Huawei: Bất cứ quốc gia nào chào đón Huawei, chúng tôi sẽ tích cực đầu tư vào nước đó
Một vị sếp Huawei mới đây đã chia sẻ rằng, công ty sẽ đầu tư mạnh tại bất kỳ quốc gia nào nếu họ sẵn sàng chào đón Huawei như một người bạn đích thực.
Khoảng thời gian này là một liều thuốc thử cực kỳ quan trọng đối với năng lực điều hành của Huawei. Bên cạnh việc chuẩn bị từ sớm cho những kịch bản bị chính phủ Mỹ o ép, ví dụ như tự xây dựng hệ điều hành, chip xử lý, tích trữ nguồn cung linh kiện, Huawei đã chọn cách xử lý khủng hoảng với các chiến lược đầu tư khôn ngoan.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tại Mexico City, phó chủ tịch tiếp thị toàn cầu của Huawei, ông Andrew Wilamson cho biết: "Huawei sẽ đầu tư mạnh vào những quốc gia mà chúng tôi được chào đón".
Theo hãng tin Bloomberg , ông khẳng định lộ trình thương mại hóa mạng 5G trên toàn cầu sẽ gặp đôi chút khó khăn nếu Mỹ vẫn tiếp tục giữ lệnh trừng phạt hiện tại. Wilamson chia sẻ: "Việc hạn chế cạnh tranh trong xây dựng hạ tầng mạng 5G sẽ làm đội chi phí lên rất nhiều. Chính phủ và các công ty trên khắp thế giới sẽ phải giải quyết những chi phí đó trước khi nghĩ đến những rủi ro an ninh quốc gia".
Wilamson cho rằng, vẫn còn quá sớm để nói liệu những sự cố gần đây liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến các khách hàng tại Mexico hay không. Nhưng ông khẳng định, báo cáo kinh doanh Q2/2019 sẽ làm sáng tỏ mọi chuyện.
Tại châu Âu, vị thế mà Huawei gây dựng bấy lâu nay đang bị lung lay dữ dội khi nhiều nhà mạng, cửa hàng tại Anh và một số nước châu Âu đã ngừng bán smartphone Huawei. Nguyên nhân bởi tâm lý người tiêu dùng dao động mạnh sau khi Google dừng hợp tác và phát hành Android trên các mẫu smartphone mới của Huawei trong thời gian tới.
Kết thúc buổi phỏng vấn, Williamson cho rằng các nước cần có một tiêu chuẩn an ninh mạng chung để từ đó tạo ra sự đồng thuận, bình đẳng cho tất cả công ty công nghệ. Williamson nhấn mạnh, Huawei sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với chính phủ các nước để giải quyết các mối quan ngại liên quan đến an ninh quốc gia.
Tại Mexico, Huawei đang cung cấp công nghệ mạng không dây cho mạng di động Red Compartida. Công ty cũng đang hợp tác với một số nhà mạng như AT&T hay America Movil SAB.
Hồi tháng trước, chính quyền Trump đã ban hành lệnh cấm hạn chế các công ty Mỹ hợp tác với Huawei sau khi đưa công ty này vào danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ.
Ngay sau đó, lần lượt các hãng phần mềm và phần cứng quan trọng như Google, Intel, Qualcomm, Microsoft,...đều đã đồng loạt "nghỉ chơi" với Huawei. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến lộ trình triển khai mạng 5G trên toàn thế giới vì nhiều linh kiện, chip xử lý trên thiết bị mạng 5G đều nhập từ Mỹ.
Theo VN Review
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam Trang mạng của Trường Nghiên cứu Quốc tế RSIS (Singapore) mới đây đăng bài viết, trong đó đánh giá về những cơ hội và thách thức đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam. Ảnh: TTXVN Theo nội dung bài viết, Việt Nam đang phát triển một chiến...