Áp lực như nghề giáo
Tôn sư trọng đạo, một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, những chuẩn mực, chuẩn chỉ trên cũng dần biến đổi và cùng với đó là áp lực đè nặng lên vai các thầy cô, các nhà quản lý giáo dục.
Ảnh minh họa
Mong một ngày được nghỉ ngơi đúng nghĩa
Đó không chỉ là mong mỏi của giáo viên mà còn của cấp quản lý ngành giáo dục. Nhất là trong bối cảnh toàn ngành bước vào đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới. Áp lực này không chỉ đối với giáo viên vùng khó mà giáo viên vùng thuận lợi cũng không tránh khỏi.
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới đưa ra kèm theo đó là chuẩn về sĩ số lớp học, chuẩn về trình độ giáo viên. Nhưng với các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì 1 giáo viên gành 50 – 60 học sinh thay vì 35 – 45 học sinh như quy định là điều quá đỗi bình thường. Với học sinh lớp 1, có lẽ những buổi đầu tiên, giáo viên chỉ làm được công việc đảm bảo trật tự lớp học là đã hết 1 tiết học.
Cùng với áp lực về sĩ số thì giáo viên các vùng thuận lợi còn gặp áp lực từ phía phụ huynh và xã hội. Một đứa trẻ đến lớp không chỉ có cha mẹ mà kéo theo đó là anh chị, ông bà, cô dì chú bác cùng quan tâm. Áp lực này đặt lên vai không chỉ giáo viên mà còn với cả mỗi đứa trẻ. Và chính áp lực từ phụ huynh mà dẫn đến khoảng cách ngày càng sâu và rộng giữa cô với trò.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, người thầy bị xã hội và cha mẹ học sinh đặt trên vai một nhiệm vụ nặng nề, đó là giáo dục học sinh, con em của họ thành những con người tài giỏi, trí đức. Sự kỳ vọng đó khiến trách nhiệm của người thầy nặng nề hơn bao giờ hết.
Không chỉ chịu áp lực về việc thay đổi phương pháp giảng dạy, nhà giáo hiện cũng đang phải chịu áp lực từ các quy định của Luật Giáo dục mới 2019, tiếp đến là các thông tư hướng dẫn.
Theo đó, nhiều quy định mới theo hướng mở và tôn trọng quyền trẻ em, quyền công dân đối với học sinh đã khiến nhiều giáo viên cảm thấy “bất lực”, rồi dần bất mãn với nghề của mình. Chẳng hạn như quy định giáo viên không được phê bình, quở trách, phạt, xử lí kỉ luật học sinh dù học sinh có phạm lỗi…
Thậm chí, nhiều học sinh cá biệt, quậy phá trong lớp nhưng giáo viên cũng không dám tự ý xử phạt hay nói nặng vì như thế sẽ sai quy định, vi phạm đạo đức nghề giáo; còn nếu áp dụng những cách giáo dục cũ, sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn giữa phụ huynh và giáo viên, nhà trường… Làm sao cho chu toàn trong việc truyền đạt văn hoá và xây dựng nền tảng đạo đức cho học sinh là những băn khoăn mà thầy cô đang phải đối mặt và không phải thầy cô nào cũng có thể tìm ra được giải pháp.
Không chỉ công việc giảng dạy kiến thức, giáo viên phải chịu áp lực trước dư luận. Thậm chí, học sinh đánh nhau ngoài trường cũng đổ lỗi cho giáo viên, cho giáo dục trong khi các em chỉ có khoảng 4-6 tiếng tại nhà trường, còn lại là về gia đình, xã hội.
Đánh giá một cách công tâm sẽ cho thấy nghề giáo viên thời nay chứa đựng quá nhiều nguy hiểm. Không có bất cứ nghề nào như nghề giáo khi mà giáo viên mỗi ngày đến lớp lại mang theo một tâm trạng lo sợ.
Giáo viên phải chịu mọi áp lực từ cơ chế quản lý nhà nước, trong dạy và học, trong các mối quan hệ… Phụ huynh có thể vào trường và bạo lực đối với giáo viên như ngoài xã hội. Mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn bởi cái nhìn méo mó về người thầy. “Trên đe dưới búa” có lẽ ở một lúc nào đó, một tình huống cụ thể với một số giáo viên là câu nói cửa miệng hoàn toàn đúng.
Chưa bao giờ ngành giáo dục bất an như hiện nay từ biên chế, tiêu cực, thiếu giáo viên. Nhiều giáo viên gắn bó với nghề bao nhiêu năm, đạt rất nhiều danh hiệu nhưng chỉ vì không có chỉ tiêu tuyển dụng, một ngày đẹp trời bị cắt hợp đồng trở lên trở thành thất nghiệp.
Nhưng tất cả những điều trên mới chỉ là áp lực bên ngoài tác động lên mỗi nhà giáo. Còn áp lực nội tại mới là quan trọng. Đó là giữ được tình yêu nghề nghiệp. Thứ hai là giữ được ý thức công việc của mỗi giáo viên. Những áp lực bên ngoài nếu tự thân mỗi giáo viên làm chủ được, có được tình yêu với trẻ thì cách hành xử của giáo viên sẽ khác. Nếu không từ những tác động ngoại cảnh đè lên, giáo viên sẽ không tìm ra được lối thoát, không tìm ra được cách giải quyết thì sẽ có những hành vi đi ngược lại với quan điểm giáo dục.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Nên tổ chức đơn giản nhưng ấm áp nghĩa tình
Ngày 20/11 đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Năm nay kỷ niệm tròn 38 năm dù tại nhiều nơi sẽ diễn ra đơn giản, tiết kiệm...
Song, nhiều nhà giáo cho rằng, dù tổ chức như thế nào vẫn nêu bật được truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta.
Video đang HOT
Hình ảnh cảm động của giáo viên Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) chia sẻ, động viên với phụ huynh và học sinh khiếm thị trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: Q.Anh
Tổ chức đơn giản, tiết kiệm tránh phô trương
Khác với mọi năm, dịp kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay không khí tại nhiều nơi có phần trầm lắng bởi năm học 2020 - 2021 dù mới diễn ra chỉ vỏn vẹn hơn 2 tháng song tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh đó liên tiếp là các cơn bão "đổ bộ" vào các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nặng nề đối với ngành Giáo dục nhiều tỉnh, thành. Do đó, tại nhiều nơi đã sớm có chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn tổ chức ngày kỷ niệm đơn giản, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập trường, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm học 2020 - 2021. Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, theo truyền thống hàng năm, các trường học tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, trong những ngày qua, cả nước đang cùng hướng về miền Trung, chia sẻ những đau thương, mất mát của nhân dân, giáo viên, học sinh các tỉnh chịu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề nghị các đơn vị, trường học chỉ tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập trường trong trường hợp năm tròn (10 năm, 20 năm, 30 năm...) và được cơ quan quản lý cấp trên cho phép. Các hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập trường được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. Nội dung tổ chức ngắn gọn, không tổ chức kéo dài thành nhiều buổi, tập trung vào các hoạt động giáo dục truyền thống, tri ân các nhà giáo.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo công tác phòng chống dịch tại đơn vị, trường học. Các hoạt động giao lưu, gặp mặt và hoạt động chào mừng khác (nếu có dự kiến) được tổ chức vào thời điểm thích hợp, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng. Thực hiện nghiêm các quy định về công tác tài chính, thu, chi, xã hội hóa. Tuyệt đối không để xảy ra việc lạm thu, vi phạm quy định về công tác tài chính trong quá trình tổ chức các hoạt động kỷ niệm, chào mừng.
Đơn giản vẫn giữ được nét đẹp truyền thống
Trước việc năm nay không phải năm chẵn, nên nhiều trường học sẽ tổ chức Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ở phạm vi nhỏ, là người nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, năm nay sẽ có nhiều nơi tổ chức đơn giản, ít các hoạt động...
Tuy nhiên, theo tôi thấy, những ngày này dù ở phạm vi tổ chức thế nào cũng đều ý nghĩa và nêu bật được truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta, mà người thầy được xã hội ghi nhận, tôn vinh. Thực tế, ngày kỷ niệm này cũng không cần phải tổ chức quy mô lớn làm gì, bởi đây thực sự là ngày hội của nhà giáo, các thế hệ cùng tề tựu, chung vui. Nhất là những cựu giáo chức, họ rất háo hức trở về thăm lại nhà trường vào dịp này.
Cũng từ trải nghiệm của bản thân, GS.TS Phạm Tất Dong cũng cho rằng, dù vào năm chẵn hay lẻ thì ngày Nhà giáo Việt Nam đều được các cấp, ban, ngành, đoàn thể quan tâm và tổ chức các hoạt động. Vui nhất là những giáo viên đã về hưu, họ không quan trọng chuyện quà cáp, mà được gặp lại đồng nghiệp cũ, ôn lại kỷ niệm và cũng để gặp những đồng nghiệp hiện nay đang còn đứng trên bục giảng.
Đây cũng là cơ hội để nhà trường tổ chức các buổi tọa đàm, chia sẻ, động viên của những nhà giáo kỳ cựu, truyền đạt lại kinh nghiệm "tiếp lửa" cho các giáo viên trẻ yêu nghề, tâm huyết với nghề.
"Thông thường ngày 20/11 diễn ra chủ yếu là trong ngày thường, học sinh vẫn đến trường học tập và giáo viên thực hiện công tác giảng dạy của mình. Dù đảm bảo công tác chuyên môn, song các trường cũng nên tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày 20/11, sắp xếp, bố trí thời gian để giáo viên tham dự đầy đủ, tổ chức ngắn gọn, thiết thực, sau đó giáo viên trở lại công việc dạy học bình thường.
Đối với phụ huynh, dịp này cũng nên hỏi thăm, động viên giáo viên chứ đừng nặng nề về quà cáp vật chất, mất dần đi ý nghĩa ngày truyền thống. Có thể hướng dẫn các con viết thư, tự làm quà tặng giáo viên để gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã vất vả dạy dỗ con", GS.TS Phạm Tất Dong đưa ra lời khuyên.
Chia sẻ cảm nhận về Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: "Vào dịp 20/11 hàng năm, tôi được những sinh viên, bạn bè chúc mừng, tôi rất lấy làm vui và tự hào về nghề giáo. Đây là ngày vui của hàng triệu người Giáo viên, cựu giáo viên trên phạm vi cả nước.
Nhưng đây cũng là dịp để nhắc nhở trách nhiệm của ngành Giáo dục, của nhà giáo đối với đất nước, với học sinh. Tôi thấy, vào ngày này đều có sự quan tâm của các cấp, các ngành, phụ huynh và học sinh. Theo tôi, những truyền thống tốt đẹp của cha ông đã được giữ lại và phát huy một cách đầy đủ không chỉ qua ngày kỷ niệm và luôn có ở trong lòng mỗi người dân Việt Nam".
Theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 về Ngày Nhà giáo Việt Nam nêu rõ: Việc tổ chức ngày 20/11 hàng năm do Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành Giáo dục và các đoàn thể nhân dân.
Cũng theo Quyết định, việc tổ chức Ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4 quy định rõ, trong ngày 20/11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Cậu học trò thông minh rơi xuống vực thẳm cuộc đời sau cú sốc đuổi học 1 năm Càng là học sinh cá biệt thì càng cần có phương pháp giáo dục đặc biệt, đặc thù để cảm hóa các em, hướng thiện cho các em. Thay vì đuổi học, cấm đến trường là thả các em ra xã hội quá sớm. Ảnh minh họa Đọc những ý kiến của bạn đọc về việc bỏ hình thức đuổi học 1 năm...