Áp lực nhiều chặng đua
Theo ghi nhận mới nhất, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay của các tỉnh đều giảm mạnh. Nhưng phương án xét tuyển mới nhiều điểm sàn do Bộ GD&ĐT quy định sẽ “tiếp sức” để các trường có thêm cơ hội tuyển sinh. Áp lực phải vào ĐH dù ra trường cơ bản thất nghiệp tiếp tục đè nặng gần 1 triệu thí sinh và cả xã hội.
Ảnh minh họa
Hồ sơ giảm – áp lực không giảm
Ngày 29-4 là ngày cuối cùng để thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Tin từ nhiều Sở GD&ĐT, số lượng hồ sơ ĐKDT vào ĐH, CĐ so với năm ngoái giảm mạnh.
Điển hình nhất là TP. HCM, tổng số hồ sơ ĐKDT năm nay của HS TP chỉ khoảng 120 ngàn hồ sơ, giảm khoảng 20 ngàn hồ sơ so với năm 2013. Thanh Hoá cũng là địa phương tiếp tục có số lượng hồ sơ ĐKDT giảm. Năm nay tỉnh nhận được 49 ngàn hồ sơ, trong khi năm ngoái 63 nghìn hồ sơ. Hà Nội so với năm trước cũng giảm 13 ngàn hồ sơ. Ngoài ra, những tỉnh có số hồ sơ giảm dưới 1 vạn so với năm 2013 phải kể tới Thái Bình giảm hơn 8 ngàn, Đồng Nai giảm hơn 6 ngàn, Bình Thuận giảm hơn 5 ngàn, Đồng Tháp, Bến Tre đều giảm khoảng 3.000 bộ, Vĩnh Long giảm hơn 1.500 hồ sơ.
Theo lãnh đạo nhiều Sở GD&ĐT, hồ sơ năm nay giảm là điều đáng mừng bởi vì thí sinh đã biết lượng sức mình, sẽ không bị nhiều hồ sơ ảo như các năm trước. Một phần khác dù nhỏ là thí sinh dự thi vào các trường tuyển sinh riêng sẽ đến nộp trực tiếp tại trường. Nhưng nguyên nhân chính là những năm gần đây, số lượng SV ra trường bị thất nghiệp ngày càng nhiều khiến HS và phụ huynh không quá “khát” phải vào ĐH, CĐ, nhất là những trường “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”. Tuy nhiên nhìn vào số lượng hồ sơ ĐKDT giảm là so với năm trước 2013, cũng như năm 2013 giảm so với 2012, nhưng đặt trong cơ cấu các bậc học thì rất cần lưu ý vấn đề tỷ lệ muốn vào ĐH luôn vượt trội. Trong kỳ tuyển sinh 2013, 79% thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT ĐH, trong khi chỉ 21% vào CĐ. Thế thì nói gì đến bậc trung học chuyên nghiệp, dạy nghề… Tỉnh táo trước mọi chặng đua Chặng đua vào lớp 10 năm nay cũng gian nan khi quy chế mới về tuyển sinh THPT năm 2014 của Bộ GD&ĐT, quy định có 4 đối tượng được tuyển thẳng vào bậc THPT, chưa kể nhiều đối tượng được cộng điểm ưu tiên như con liệt sĩ, con thương – bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên, con của Anh hùng Lực lượng vũ trang, con của Anh hùng Lao động, con của Bà mẹ VN anh hùng…
Đua vào lớp 10 THPT tại Hà Nội được đánh giá căng thẳng như kỳ thi ĐH không oan khi năm học 2014-2015 tới, theo Sở GD&ĐT Hà Nội, kỳ tuyển sinh đối với lớp 10 trường THPT công lập giảm chỉ tiêu, giảm sĩ số/lớp học – chỉ khoảng 40 em/lớp. Có cố gắng cũng chỉ đảm bảo cho 65% HS tốt nghiệp THCS Hà Nội được học lớp 10 THPT công lập. Số còn lại sẽ phải học các trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường nghề.
Video đang HOT
Dù thị trường lao động đang rất cần người có tay nghề nhưng xu hướng thị trường lao động ra sao cũng như khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp các ngành học, bậc học thế nào vẫn là những thông tin hoàn toàn… bí hiểm. Cơ cấu “đổ xô vào ĐH” báo động chặng đua vào bậc ĐH, CĐ dù vất vả, tốn kém cũng không thấm tháp gì so với chặng đua sau tốt nghiệp, cầm bằng cử nhân đi xin việc. Vì thế nhiều chuyên gia tiếp tục khuyên các thí sinh hãy tỉnh táo trước mọi mời chào, “khuyến mãi” của nhiều trường ĐH, CĐ “đói” thí sinh. Nếu nhẹ dạ, cả tin ham bằng cấp, chỉ tạo gánh nặng tài chính cho gia đình, xã hội. Hãy lượng sức mình và phân luồng tự giác để lập thân lập nghiệp, hơn là lãng phí 4 năm học ĐH vô ích để phải làm lại từ đầu – cất bằng cử nhân đi học trung cấp. Gần 2 tháng nữa kỳ thi ĐH, CĐ mới bắt đầu, dù đã nộp hồ sơ ĐKDT, mọi sự điều chỉnh đều chưa muộn.
Tăng cơ hội cho người khuyết tật
Người khuyết tật có quyền thụ hưởng một nền giáo dục chất lượng, thân thiện và bình đẳng. Quy chế mới về tuyển sinh THCS, THPT của Bộ GD&ĐT quy định rõ trách nhiệm của trường THCS và THPT là có trách nhiệm tuyển HS khuyết tật có nhu cầu vào học. Nhiều ĐH lớn trên cả nước cũng vừa công bố tuyển thẳng thí sinh khuyết tật trong kỳ tuyển sinh 2014.
Như ĐH Huế có quy định xét tuyển thẳng với thí sinh là người khiếm thị, vào học các ngành học thuộc khối C của trường ĐH Khoa học hoặc Khoa Luật thuộc ĐH Huế. Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM xét tuyển thẳng thí sinh là người khiếm thị học lực đạt từ loại khá trở lên trong 3 năm học THPT, trong đó 3 môn đăng ký dự thi đạt từ 7.0 trở lên.
Trường ĐH Bách khoa HN năm nay tuyển thẳng thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày, có điểm trung bình học tập trong 3 năm học THPT của tất cả các môn học theo khối thi phù hợp với nhóm ngành đăng ký từ 7.0 trở lên (các thí sinh này vẫn cần đăng ký sơ tuyển và nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH như bình thường). ĐH Thái Nguyên và ĐH Hồng Đức cũng tuyển thẳng thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày.
Việc nhiều trường phổ thông, ĐH tăng cơ hội GD&ĐT cho người khuyết tật có thể xem là mảng sáng đáng mừng trong những chặng đua cam go năm nay, hưởng ứng tích cực Chiến dịch toàn cầu vì giáo dục, tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người diễn ra từ hôm nay 6-5 tới ngày 13-5, có chủ đề “Giáo dục và Khuyết tật”.
Theo TNO
Hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng 2014 có xu hướng giảm
Một số tỉnh, thành khi được hỏi đã thông tin, lượng hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh năm nay ít hơn năm trước.
Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thường Sa, chuyên viên Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Bến Tre) cho biết, lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng (ĐKDT ĐH, CĐ) năm nay đạt 17.008 hồ sơ, giảm 3.400 hồ sơ với năm 2013. Trong đó, khối A vẫn được thí sinh lựa chọn nhiều nhất với 7.546 hồ sơ, đáng chú ý khối C đạt 902 hồ sơ, mặc dù chưa có thống kê cụ thể về lượng chênh lệch hồ sơ khối C, nhưng theo nhận định của bà Sa, khối C năm nay có khả quan hơn năm trước.
Nói về nguyên nhân lượng hồ sơ giảm, bà Sa nhận định, do lượng học sinh năm nay giảm và trong năm qua các thí sinh đã được tổ chức hướng nghiệp tốt hơn, các em biết được khả năng của mình, biết sức mình tới đâu để dự thi vào ngành và trường phù hợp. Các em đã xác định được định hướng nghề nghiệp của mình chính xác hơn.
Các thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học. Ảnh minh họa
Cũng theo dự kiến, ngày 9/5 tới đây các Sở GD&ĐT trong cả nước sẽ bàn giao hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ về các trường đại học.
Tại tỉnh Thanh Hóa theo ông Nguyễn Văn Long, trưởng phòng Giáo dục Chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Thanh Hóa) cho biết, so với năm 2013, số lượng hồ sơ đã giảm 14.000 (năm 2013 giảm gần 16.000 so với 2012), năm nay toàn tỉnh nhận được 49.000 hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó hồ sơ cao đẳng là gần 2.400 (chiếm 4, 8%) và đại học 46.600 (chiếm 95,2%).
Cũng theo ông Long, với khoảng 40.000 học sinh tốt nghiệp THPT năm 2014 nhưng chỉ có 49.000 hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng (như mọi năm mỗi học sinh có thể làm từ 2 hồ sơ trở lên), như vậy có thể thấy rõ việc phân luồng học sinh đã được thực hiện rất tốt.
Số em tốt nghiệp đi kiếm việc làm luôn khá nhiều, đa phần là do cả học sinh và gia đình không cố cùng kiếm tấm bằng đại học.
Trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng bày tỏ, lượng hồ sơ như vậy đó cũng có thể do một phần các em lượng sức mình, hiểu được nhu cầu việc làm thông qua việc công khai số lượng sinh viên ra trường đang thất nghiệp của Sở năm vừa qua với 25.000 người đã qua đào tạo chưa có việc làm.
Năm nay tại Thanh Hóa, top 10 trường được thí sinh lựa chọn nhiều nhất theo thứ tự: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Hồng Đức, Đại học Nông nghiệp, Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Học viện Tài chính, Đại học Y Thái Bình, Đại học Tài nguyên môi trường, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội.
Theo đó, chỉ 10 trường nêu trên đã chiếm 44,3% hồ sơ đăng ký dự thi trong tổng số 290 trường đại học.
Tại Hà Nội, ông Ngô Văn Sự, phó trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, năm nay thành phố có 152.000 hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng, giảm hơn 10.000 so với năm trước.
Tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi vào các ngành nghề tương đương năm ngoái. Các khối kinh tế, tài chính, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế. Trường có hồ sơ cao nhất là Đại học Công nghiệp Hà Nội với 8.100 bộ, tiếp đến là Đại học Kinh tế Quốc dân với hơn 6.000 hồ sơ, tiếp đến là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.
Theo ông Sự, dù đã được cảnh báo về số lượng dư thừa nguồn nhân lực các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, thí sinh vẫn đăng ký dự thi vào nhóm ngành này với số lượng khá cao.
Theo Giaoduc
Hà Nội: Dưới 10% học sinh đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội tính đến đầu tháng 5, có khoảng 76.000 học sinh lớp 12 các trường THPT trên địa bàn hoàn tất thủ tục thi tốt nghiệp. Môn Lịch sử có khoảng 7.000 học sinh đăng ký dự thi. Đến thời điểm này, các thí sinh đã hoàn tất thủ tục hồ sơ thi tốt nghiệp Ông...